Đây là một trong những câu hỏi mà Webtretho thường nhận được từ các mẹ đang có con đang tuổi phát triển. Tuy nhiên, không như lo ngại của nhiều bố mẹ, các bạn sĩ cho biết đây là tình trạng đau tăng trưởng. Đau tăng trưởng, thường gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ từ 3 - 5 tuổi và lớn hơn từ 8 -12 tuổi. Và chỉ khoảng 25% - 40% trẻ gặp phải hiện tượng này.

Vì sao bé lại bị đau tăng trưởng?
Đau tăng trưởng không phải là một loại bệnh, thường được chẩn đoán sau khi đã loại trừ các loại bệnh lý. các bạn sĩ thường xác định được thông qua bệnh sử và thăm khám. Trong một số ít trường hợp, xét nghiệm máu và X quang có thể được làm trước khi đưa ra chuẩn đoán sau cùng là đau tăng trưởng.

Thông thường, sự phát triển của xương sẽ không gây đau. Khi trẻ quá hiếu động, chạy nhảy, leo trèo suốt ngày sẽ dẫn đến nhức mỏi và khó chịu. Và khi đó cơn đau có thể xảy đến sau khi trẻ có một ngày vận động quá tích cực.

Dấu hiệu và triệu chứng
Cơn đau tăng trưởng luôn xảy ra ở các cơ. Trẻ thường than đau mặt trước của đùi, trong bắp chân, hay sau gối, khớp trẻ bình thường. Trong khi đó, nếu khớp trẻ bị sưng, nóng, đó hay đau, cần nghĩ đến tình trạng bệnh lý thực sự ảnh hưởng lên khớp. Mức độ cơn đau khác nhau giữa các trẻ và hầu hết trẻ không đau mỗi ngày.

Ngoài ra, một triệu chứng khác giúp các bạn sĩ chẩn đoán đau tăng trưởng là cách trẻ đáp ứng với việc chạm vào trẻ khi đau. Ở trẻ đau do bệnh lý thực sự sẽ không thích bị chạm vào vì cử động làm tăng cơn đau. Nhưng với những trẻ đau tăng trưởng, chúng cảm giác dễ chịu hơn khi được dỗ dành, vuốt ve và xoa bóp.
Thỉnh thoảng trẻ kêu đau chân, vì sao?
Bác sĩ chẩn đoán đau tăng trưởng thông qua phản ứng của trẻ chạm vào khi đang đau. Ảnh: Getty images

Có cần điều trị?
Những cơn đau do tăng trưởng hầu như tự biến mất sau một khoảng thời gian ngắn. Bạn có thể giúp trẻ xoa bóp vị trí đau, giúp trẻ căng cơ, chườm ấm vị trí đau, giúp trẻ giảm đau bằng Ibuprofen hay Acetaminophen (không dùng Aspirin cho trẻ dưới 12 tuổi)...

Nếu con bạn đau thường xuyên, liên tục, đau vào buổi sáng, sưng đỏ ở một vị trí hay một khớp nào đó, đau kèm theo tổn thương, sốt, khập khiễng, phát ban bất thường, ăn uông kém, yếu hay mệt mỏi, hoạt động bất thường... bạn cần đưa trẻ đi khám. Vì những dấu hiệu này không phải do đau tăng trưởng gây ra, vì vậy nên được kiểm tra bởi bác sĩ.

Đau tăng trưởng thường không gây ra bệnh lý nghiêm trọng nhưng chúng vẫn có thể làm trẻ hay ba mẹ khó chịu. Vì trẻ hoàn toàn hết đau vào buổi sáng hôm sau nên ba mẹ thỉnh thoảng nghi ngờ trẻ đau giả vờ. Bạn hãy luôn bên cạnh trẻ và giúp trẻ yên tâm vì đau tăng trưởng này sẽ hết khi trẻ lớn, điều này sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top