daigai

Well-Known Member
Link tải miễn phí tài liệu
Bài thuyết trình “ Các lý thuyết thương mại quốc tê”
Lớp H33

PHẦN I: CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG
I. Hoàn cảnh ra đời của trường phái trọng thương.
Trường phái trọng thương là hệ thống tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, ra đời trong thời kỳ tan rã của cách sản xuất phong kiến, phát sinh cách sản xuất tư bản chủ nghĩa,chuyển từ kinh tế hàng hóa giản đơn sang kinh tế thị trường. Nó ra đời vào khoảng những năm 1450, phát triển tới những năm 1650 và sau đó bị suy đồi. Về mặt lịch sử, đây là thời kỳ tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản.
Trong thời kỳ đầu của cách sản xuất tư bản chủ nghĩa, vì sản xuất chưa phát triển, để có tiền tích lũy phải thông qua hoạt động thương mại, mua bán, trao đổi. Đặc biệt, với sự khám phá ra châu Mỹ, một làn sóng du thương phát triển mạnh mẽ để chuyển vàng từ châu Mỹ về châu Âu. Điều này chứng tỏ vai trò của tư bản thương nghiệp. Nó đòi hỏi phải có lí thuyết kinh tế chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thương nghiệp. Học thuyết kinh tế trọng thương xuất hiện.
II. Bản chất của chủ nghĩa trọng thương.
Trong thời kỳ chủ nghĩa trọng thương phát triển, vàng và bạc được sử dụng như những phương tiện chủ yếu trong trao đổi thương mại và chính nó đã tạo nên kho của cải của các quốc gia. Một quốc gia càng tích luỹ được nhiều vàng bạc thì càng trở nên giàu có và hùng mạnh hơn. Do vậy, mục tiêu chủ yếu trong các chính sách kinh tế của mỗi nước là phải gia tăng được khối lượng tiền tệ, cụ thể là vàng, bạc. Học thuyết này cho rằng hàng hoá không phải là của cải mà nó chỉ là phương tiện để làm tăng thêm khối lượng tiền tệ. Các học giả trọng thương đã đứng trên quan điểm coi tiền (vàng) là đại biểu duy nhất của của cải, là tiêu chuẩn để đánh giá mọi hình thức nghề nghiệp. Những hoạt động nào không dẫn đến tích luỹ tiền tệ là những hoạt động tiêu cực, không có lợi. Ví dụ như nông nghiệp không làm tăng thêm và cũng không làm tiêu hao của cải; hoạt động công nghiệp cũng không là nguồn gốc của cải (trừ công nghiệp khai thác vàng và bạc). Theo đó, chỉ có hoạt động ngoại thương mới là nguồn gốc thật sự của của cải. Montchretien đã viết “Nội thương là một hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm, muốn tăng của cải phải có ngoại thương dẫn của cải qua nội thương”. Với những biểu hiện đó, chủ nghĩa trọng thương còn được biết đến với cái tên “coi trọng thương mại”.
Các học giả trọng thương cho rằng: Lợi nhuận thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, là sự lừa gạt giống như chiến tranh vậy. Họ cho rằng trong trao đổi luôn phải có một bên thua để bên kia được. Hay nói cách khác, kinh tế thương mại là một trò chơi có kẻ thắng người thua (zero-sum game). Trong thương mại quốc tế thì dân tộc này làm giàu bằng cách hy sinh lợi ích của dân tộc khác. Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia vì nó kích thích sản xuất trong nước và làm gia tăng lượng của cải cho quốc gia. Ngược lại thì nhập khẩu là gánh nặng vì nó làm giảm nhu cầu đối với hàng sản xuất trong nước và hơn nữa nó dẫn đến sự thất thoát tài sản của quốc gia.
Chủ nghĩa trọng thương đề cao vai trò của chính phủ. Chính phủ đóng vai trò tích cực trong nền kinh tế để đảm bảo gia tăng không ngừng sự tích luỹ vàng bạc, đặc biệt thông qua thặng dư cán cân thương mại, thúc đẩy xuất khẩu, sử dụng công cụ thương mại hạn chế nhập khẩu. Vì vậy, khi xem xét những giải pháp hay khuyến nghị của các học giả trọng thương họ thường cho rằng nên xuất khẩu nhiều và ưu tiên những mặt hàng có giá trị cao, bên cạnh đó, chỉ nên nhập khẩu nguyên liệu, trong vận chuyển hàng hoá trong thương mại quốc tế thì nên chở hàng bằng tàu của nước mình…Đối với chính phủ, cần khuyến khích sản xuất và xuất khẩu thông qua trợ cấp, hạn chế nhập khẩu bằng các công cụ bảo hộ mậu dịch, đặc biệt là đối với các ngành trọng yếu.
Chúng ta có thể nhìn thấy những biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa trọng thương trong thời kỳ phát triển của nó ở các nước thực dân. Các cường quốc thực dân cố tìm cách đạt được thặng dư mậu dịch từ các thuộc địa của họ. Họ coi đây như là một phương tiện để đem lại của cải cho quốc gia mình. Họ thực hiện điều này không chỉ bằng cách giữ độc quyền các quan hệ thương mại thực dân mà còn ngăn cản các nước thuộc địa sản xuất. Do đó, các nước thuộc địa phải xuất khẩu nguyên liệu thô, kém giá trị hơn và nhập khẩu những sản phẩm có giá trị cao hơn. Có thể nói, lý thuyết trọng thương mang lại lợi ích to lớn cho các cường quốc thực dân.
Ảnh hưởng của lý thuyết trọng thương đã bị mờ nhạt đi sau năm 1800. Các cường quốc thực dân đã giảm bớt hạn chế sự phát triển khả năng công nghiệp ở các nước thuộc địa của họ, nhưng bằng các thủ đoạn hợp pháp vẫn buộc chặt quan hệ thương mại của các nước thuộc địa.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



1. ÔN TẬP LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
2. Các lý thuyết thương mại quốc tế
3. HỌC THUYẾT LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI CỦA ADAM SMITH
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top