mike_son_4u

New Member
Download miễn phí Bài tập Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền

Câu 3:
1. Muốn đánh giá tính thích đáng của kích cỡ mẫu, loại thư xác nhận sử dụng thì cần thêm các thông tin sau :
+ Tổng số lượng các khoản phải thu khách hàng của toàn bộ công ty AE. Biết được thông tin này ta có thể đánh giá xem số lượng thư xác nhận gửi đi (85 thư được gửi cho 85 khách hàng) so với tổng số khách hàng phải thu của doanh nghiệp là đã hợp lý chưa?
+ Cần biết được tính trọng yếu của các khoản phải thu (85 người mua này chiếm 35% tổng giá trị phải thu khách hàng của công ty) KTV cần biết thêm tỉ trọng của các khoản phải thu có số dư lớn so với số dư của các tài sản khác, để xác định xem kích cỡ mẫu là bao nhiêu ? Nếu tỉ trọng các khoản phải thu càng lớn thì kích cỡ mẫu chọn cũng phải lớn và ngược lại .
+ Xác nhận dạng khẳng định cũng thường được sử dụng đối với những tài khoản trọng yếu ( quy mô và khả năng sai phạm nhiều )
+ Mức đồng đều về quy mô của các khoản phải thu. Nếu tất cả các tài khoản phải thu khách hàng (rõ hơn cho từng khách hàng ) đều có quy mô xấp xỉ nhau thì số lượng thư xác nhận cần gửi sẽ ít hơn và ngược lại .
+ Những kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ : Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp được đánh giá là hữu hiệu thì có thể sử dụng xác nhận dạng phủ định để tiết kiệm chi phí.
+ Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ bị đánh giá là không hữu hiệu thì KTV có thể sử dụng xác nhận dạng khẳng định để thu thập bằng chứng đáng tin cậy và khách quan hơn.
BÀI TẬP KIỂM TOÁN
CHƯƠNG 8: KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN
---------o0o---------
I, Chọn câu trả lời đúng, hay sai cho các tình huống và giải thích:
1, Đúng
GT: Chức năng bán hàng và ghi sổ nên độc lập với chức năng thu tiền, vận tải hàng, chuyển giao và lập hóa đơn đây là công việc trọng yếu trong kiểm soát nội bộ nhằm ngăn ngừa những sai sót và gian lận trong lĩnh vực bán hàng – thu tiền. Nếu sổ bán hàng với sổ thu tiền được 2 kế toán theo dõi độc lập nhau và sổ thu tiền có người kiểm soát độc lập, đối chiếu định kỳ với Số cái, với Sổ quỹ sẽ tạo ra sự kiểm soát chéo, tăng độ tin cậy của thông tin.
2, Đúng
GT: Các đơn đặt hàng, các hóa đơn bán hàng cần được một nhân viên lưu giữ theo số thứ tự liên tục có tác dụng vừa đề phòng bỏ sót, dấu diếm vừa tránh trùng lặp các khoản phải thu, các khoản ghi sổ bán hàng. Đồng thời cũng cần một người khác định kỳ soát lại tất cả các số thứ tự và tìm nguyên nhân của bất kỳ sự bỏ sót nào.
3, Sai
GT: Tất cả các khoản thu tiền bán hàng thực ra không cần gửi vào ngân hàng hàng ngày, tiền có thể để tại két của doanh nghiệp. Việc cần thiết khi thu được tiền hàng là kế toán phải vào Nhật ký thu tiền các khoản này để đảm báo tính kịp thời tránh bỏ sót.
4, Đúng
GT: Việc phân công phân nhiệm giữa chức năng thu tiền với chức năng lập hóa đơn và ghi sổ nghiệp vụ bán hàng có tác dụng ngăn ngừa những sai sót và gian lận trong cả 2 chức năng trên thu tiền và lập hóa đơn, ghi sổ. Chức năng thu tiền trở thành công cụ kiểm soát chức năng lập hóa đơn và ghi sổ nghiệp vụ bán hàng và ngược lại do người thu tiền và người lập hóa đơn và ghi sổ độc lập với nhau, sẽ hình thành sự kiểm tra chéo giữa 2 người này.
5, Sai
GT: KTV kiểm tra tính kịp thời của nghiệp vụ bán hàng nhằm xác minh mục tiêu tính kịp thời. Những chênh lệch lớn về thời gian ghi sổ có thể chứa đựng khả năng gian lận trong sử dụng tiền bán hàng hay kê khai hàng hóa hay doanh số bán hàng.
6, Sai
GT: KTV kiểm tra sự phê chuẩn nghiệp vụ bán hàng là nhằm xác định mục tiêu được phép. Thực chất của việc kiểm tra này là sự kiểm tra các quyết định về bán chịu, về vận chuyển và về giá cả của doanh nghiệp có dựa trên chính sách chung, và người đưa ra các quyết định có đủ quyền hạn để đưa ra các quyết định đó không.
7, Đúng
GT: Để kiểm tra tính có thực của một nghiệp vụ phát sinh, KTV chỉ cần đối chiếu Sổ chi tiết với các hóa đơn, chứng từ. Ngược lại, kể kiểm tra tính đầy đủ của thông tin KTV đối chiếu các hóa đơn, chứng từ với Sổ chi tiết. Các chứng được đánh dấu thứ tự rất thuận tiện cho KTV phát hiện thấy sự bỏ sót.
8, Đúng
GT: Các khoản hàng bán bị trả lại và khoản phải thu phải xóa sổ do không thu hồi được là các khoản tổn thật tài chính do rất nhiều nguyên nhân khác nhau kể cả khả năng xảy ra thiếu sót trong thủ tục bán hàng đến khả năng gian lận để biển thủ khoản tiền thực tế đã thu. Hơn nữa, số lượng các nghiệp vụ này không nhiều do vậy KTV nên kiểm tra toàn diện các khoản này.
9, Sai
GT: Chỉ có các khoản bán hàng mà doanh nghiệp đã giao hàng cho người mua và người mua đã chấp nhận thanh toán thì mới được ghi nhận vào Nhật ký bán hàng. Còn các khoản đặt mua chưa thực hiện chỉ nên ghi vào sổ đơn đặt hàng.
10, Đúng
GT: Việc đối chiếu hóa đơn bán hàng với Nhật ký bán hàng thường hướng đến tất cả các mục tiêu kiểm toán.
+Đối chiếu Nhật ký bán hàng với hóa đơn, nó cho phép xác minh tính có thật của các nghiệp vụ bán hàng.
+ Đối chiếu hóa đơn với Nhật ký bán hàng cho phép KTV xác minh xem có nghiệp vụ nào chưa được phản ánh vào Nhật ký bán hàng hay không.
+ Trên hóa đơn có cho biết phương pháp thanh toán, đối chiếu với Nhật ký bán hàng, KTV có thể biết được kế toán đã phân loại đúng các khoản phải thu hay chưa.
+ KTV cũng xác minh được mục tiêu tính giá.
+ Việc đối chiếu này giúp KTV biết được các nghiệp vụ bán hàng có được ghi nhận kịp thời hay không.
11, Đúng
GT: Tương tự câu trên.
II, Chọn câu trả lời phù hợp nhất:
Câu 1: A
GT: Chính sách phê duyệt tin dụng của khách hàng chính là những cơ sở những điều kiện mà doanh nghiệp đặt ra để đưa ra quyết định bán chịu cho khách hàng hay không. Doanh nghiệp cần đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, uy tín của khách hàng. Doanh nghiệp cũng cần tính toán cụ thể lợi ích của hai bên theo hướng khuyến khích người mua trả tiền nhanh qua tỷ lệ giảm giá khác nhau theo thời hạn thanh toán.
Câu 2: A
GT: Một thủ tục kiểm soát quan trọng trong chu trình bán hàng và thu tiền là sự phân tách trách nhiệm giữa thu chi tiền và ghi sổ kế toán. Mục đích của thủ tục này nhằm thẩm định rằng các khoản thu tiền ghi trong nhật ký thu tiền là hợp lý. Người thu tiền và người ghi sổ kế toán độc lập với nhau do đó nếu số tiền mà người thu tiền báo cáo không khớp với số tiền ghi trong sổ kế toán thì có thể dễ dàng phát hiện ra gian lận.
Câu 3: B
GT: Tỷ suất lãi thô giảm sút có thể suy ra là Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp giảm sút, do vậy nó liên quan đến khả năng nghiệp vụ bán hàng bị bỏ sót.
Câu 4: C
GT: Để ngăn ngừa sai phạm về đơn giá trên các hóa đơn bán hàng khác nhau đối với cùng một sản phẩm, tất cả các hóa đơn bán hàng cần được so sánh với đơn đặt hàng của khách. Mỗi đơn đặt hàng khác nhau có thể có đơn giá khác nhau và đã được ghi rõ trong đơn đặt hàng, hóa đơn phải được lập theo đúng đơn giá đã thỏa thuận trong đơn đặt hàng. Do vậy để kiểm tra tính chính xác của đơn giá trong hóa đơn cần đối chiếu với đơn đặt hàng.
Câu 5: D
GT: Việc KTV đối chiếu một mẫu các bút toán nợ trên tài khoản phải thu khách hàng với hóa đơn bán hàng tương ứng nhằm mục đích xác minh mục tiêu hiện hữu phát sinh, các khoản phải thu được ghi nhận trong sổ thực sự tồn tại và có hóa đơn bán hàng chứng minh cho sự tồn tại của các khoản phải thu đó.
Câu 6: B
GT: Để thực hiện xác minh mục tiêu đầy đủ, KTV phải đi theo trình tự từ chứng từ đến sổ sách. Bằng cách chọn mẫu thay mặt từ các hóa đơn bán hàng rồi đối chiếu với sổ sách sẽ phát hiện được những nghiệp vụ nào đã phát sinh mà không được ghi sổ.
Câu 7: D
GT: Trong thư xác nhận KTV có thể yêu cầu người mua xác nhận tính có thật của khoản phải thu này, và số tiền còn phải thu này là bao nhiêu để so sánh với số liệu mà doanh nghiệp cung cấp cho KTV. Từ đó, KTV có thể xác minh được tính có thật của khoản phải thu, khoản phải thu này có thuộc quyền được thu của doanh nghiệp hay không, và khoản phải thu này có được tính giá và ghi sổ đúng đắn không.
Câu 8: A
GT: Hóa đơn được lập dựa trên các đơn đặt hàng, KTV kiểm tra hồ sơ lưu giữ các đơn đặt hàng của người mua với hóa đơn bán hàng sẽ phát hiện được các đơn đặt hàng chưa được lập hóa đơn.
Câu 9: C
GT: Để thu thập bằng chứng kiểm toán về các khoản phải thu không thể thu hồi là có thể thu hồi được kiểm toán viên chọn một mẫu các khoản từ tài khoản các khoản phải thu ở người mua rồi sau đó thực hiện gửi thư xác nhận tới những người mua trên.
III, Bài tập thảo luận:
Bài 1: Công ty Tinh Vân
+ Gian lận là hành vi cố ý lừa dối giấu diếm xuyên tạc sự thật với mục đích tư lợi.
+ Sai sót là lỗi không cố ý thường được hiểu là sự nhầm lẫn bỏ sót hay do yếu kém về năng lực nên gây ra sai phạm.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Xem thêm:
Bài tập Kiểm toán chu trình tiển lương và nhân viên
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top