nhoxsa001

New Member

Download miễn phí Đề tài Nguồn vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước





MỤC LỤC
Lời mở đầu
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm đầu tư
1.1.2.1. Đầu tư tài chính
1.1.2.2. Đầu tư thương mại
1.1.2.3. Đầu tư phát triển
1.1.3.Vai trò của đầu tư phát triển đối với doanh nghiệp
1.1.3.1.Tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.
1.1.3.2. Đầu tư phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
 
1.1.3.3.Tác động của đầu tư phát triển đến khoa học và công nghệ
 
II. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.2.1.Khái niệm nguồn vốn đầu tư
1.2.2.Bản chất của nguồn vốn đầu tư
1.2.3.Vai trò của nguồn vốn đầu tư trong các doanh nghiệp
1.2.3.1. Điều kiện tiên quyết để thành lập doanh nghiệp.
1.2.3.2. Cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.3.3.Cơ sở cho việc mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.
1.2.4.Cơ sở huy động nguồn vốn đầu tư phát triển trong các DNNN
1.2.5. Nội dung nguồn vốn đầu tư phát triển trong các doanh nghiệp
 
1.2.5.1.Nguồn vốn bên trong (hay các nguồn ngân quỹ do doanh nghiệp tự tài trợ )
1.2.5.2.Nguồn vốn bên ngoài ( các nguồn tài trợ từ ngoài doanh nghiệp )
1.2.6. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân
1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc huy động và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước
1.2.7.1. Các nhân tố vĩ mô
1.2.7.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp nhà nước
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
I.THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
2.1.1. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước
2.1.2.Quĩ khấu hao
2.1.3. Lợi nhận giữ lại.
2.1.4. Nguồn vốn từ ngân hàng thương mại
2.1.5.Tín dụng thuê mua
2.1.6.Phát hành cổ phiếu trái phiếu
2.1.7.Bất động sản
II.THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
2.2.1. Thực trạng sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh
2.2.2. Nghiên cứu và đổi mới khoa học công nghệ
2.2.3. Đầu tư phát triển nguồn vốn nhân lực
2.2.4.Tài sản vô hình
2.2.5. Đầu tư xây dựng cơ bản và mua tài sản cố định
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO VIỆC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUÂ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.
 
I. Giải pháp cho việc huy động vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
 
3.1.1. Đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá , đa dạng hoá sở hữư doanh nghiệp nhà nước
3.1.2. Thực hiện sát nhập các doanh nghiệp: tích tụ và tập trung vốn.
3.1.2. Thực hiện sát nhập các doanh nghiệp: tích tụ và tập trung vốn.
3.1.4. Đổi mới, phát triển,nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN
II. Giải pháp cho việc sử dụng vốn đầu tư phát triển DNNN
3.2.1. Tăng cường giám sát , quản lý phần vốn được dầu tư
3.2.2. Khai thác triệt để nguồn vốn bên trong doanh nghiệp.
3.2.3. Tìm nguồn huy động vốn bên ngoài hợp lý, hiệu quả
3.2. 4. Xây dựng chiến lược đầu tư đúng hướng, sử dụng vốn tiết kiệm có hiệu quả.
3.2.5. Xây dựng một cơ cấu nguồn vốn hợp lý, tối đa hóa giá trị DN
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

05 về kết quả hoạt động năm 2004 thì hầu hết các tổng công ty, tập đoàn kinh tế của Nhà nước có tỷ suất lợi nhuận chỉ là 0,5%. Các ý kiến cho rằng hiện còn nhiều DNNN chưa kiểm toán có lãi, nhưng lợi nhuận vẫn thấp hơn lãi suất ngân hàng, nhiều doanh nghiệp sống dựa vào việc cho thuê mặt bằng, còn kinh doanh thực tế không hiệu quả.
Dẫu được hưởng hầu hết mọi ưu ái, nhưng trong năm 2005, nộp ngân sách của các DNNN chỉ tăng có 49%, trong khi đó, con số này của các DN ngoài quốc doanh là 137%.
2.1.4. Nguồn vốn từ ngân hàng thương mại
Hiện nay, trong điều kiện vốn ngân sách Nhà nước còn nhiều khó khăn phải giải quyết nhu cầu chi tiêu lớn cho an ninh quốc phòng và các nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội khác nên việc trợ giúp cho các DN cũng rất hạn hẹp,vì vậy nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại là một trong những nguồn có vai trò quan trọng trong việc giải quyết tình rạng thiếu vốn của doanh nghiệp.Vốn đầu tư cho các DNNN do các ngân hàng thương mại nhà nước cho vay chiếm xấp xỉ đến trên dưới 50%.
Chỉ cách đây một vài năm, doanh nghiệp Nhà nước vẫn là đối tượng khách hàng cạnh tranh của các ngân hàng. Lúc đó dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm đến 70%-80% tổng dư nợ cho vay của các chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước nhưng từ năm 2004 đến nay tình hình đã khác.
Hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả tình trạng nợ đọng triền miên, tuy nhiên nhà nước ta lại có những chính sách loại bảo hộ bất hợp lý như khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ cấp vốn tín dụng ưu đãi tràn lan đối với các hoạt động kinh doanh của DNNN, gây không ít khó khăn cho các ngân hàng. Hơn nữa, bản thân các ngân hàng thương mại cũng là DN nên nguồn vốn cho vay cũng là nguồn vốn huy động. Nếu DN không trả được nợ thì ngân hàng cũng sẽ không có vốn để quay vòng và ngược lại.
Trong báo cáo đánh giá hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2006, hầu hết các ngân hàng thương mại đều nêu đối tượng khách hàng được quan tâm hiện nay của họ là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa và nhu cầu vay của người dân để mua nhà ở, ô tô, xe máy...
Không có ngân hàng nào đặt ưu tiên tín dụng vào doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian này. Phần nhiều các đơn vị xây dựng hiện nay là doanh nghiệp nhà nước và chịu sự quản lý trực tiếp của các tổng công ty. Khi vay vốn tại các ngân hàng, các tổng công ty thường đứng ra uỷ quyền và bảo lãnh cho đơn vị thành viên. Tuy nhiên, khi xảy ra việc mất khả năng thanh toán tại các đơn vị thành viên ngân hàng yêu cầu các tổng công ty thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nhưng việc hợp tác của các đơn vị không mấy hiệu quả. Hơn nữa các doanh nghiệp nhà nước thường gặp một số khó khăn như thường có nguồn vốn tự có thấp nên khả năng tự chủ về tài chính không cao. Để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động các đơn vị này thường phải vay vốn ngân hàng có những phương án tỷ lệ vay vốn có thể lên đến 100% nhu cầu thanh toán. Phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước không có tài sản bảo đảm nên việc cho vay thường thực hiện theo hình thức tín chấp.Việc cho vay tín chấp mang nhiều rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng.
Hội nghị phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp của Trung tâm Thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC) đã công bố một số liệu khá ảm đạm của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay.Kết quả xếp loại 5.199 doanh nghiệp có báo cáo tài chính năm 2004 theo loại hình doanh nghiệp thì số doanh nghiệp nhà nước được xếp loại khá trở lên (từ AAA đến BBB) lần lượt chiếm 17,1%; 18% qua 2 năm 2003, 2004 (số liệu tương ứng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 44,1%; 45,4%. Của công ty TNHH và công ty cổ phần là 31,2%;27,6%).Số lượng doanh nghiệp Nhà nước xếp loại trung bình trở xuống (từ BB đến C) chiếm 55,9% vào năm 2003 và 54,6% năm 2004. Ngành xây dựng có số lượng doanh nghiệp xếp loại khá (từ AAA đến BBB) trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các ngành, lần lượt chiếm 9,1%; 8% qua 2 năm 2003, 2004. Số lượng doanh nghiệp xếp loại trung bình trở xuống chiếm 90,9% vào năm 2003 và 92% năm 2004
Tình hình các ngân hàng e ngại cho vay doanh nghiệp Nhà nước đang đặt ra những vấn đề đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa việc sắp xếp, tổ chức lại, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước. Nếu không làm được như vậy, các doanh nghiệp Nhà nước khó lòng tìm kiếm được tài trợ về vốn từ các nhà đầu tư và định chế tài chính trung gian để đạt được mục tiêu giữ vị trí then chốt và nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta.
Tuy nhiên với sự đổi mới của các doanh nghiệp nhà nước bằng quá trình cổ phần hoá mối quan hệ giưa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại cũng được cải thiện rõ rệt. Theo báo cáo của 5 NHTM Nhà nước, tăng trưởng cho vay đối với doanh nghiệp cổ phần (bao gồm doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và doanh nghiệp cổ phần khác) trong những năm gần đây ở mức cao, đặc biệt là từ năm 2003 do quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp cổ phần liên tục tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế (12/2004 dư nợ 25.212 tỷ đồng, chiếm 5,47% tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế, 12/2005, con số này là 44.086 tỷ đồng và 7.93%). Tính đến 31/5/2006 dự nợ cho vay đối với doanh nghiệp cổ phần khoảng 51.603, chiếm 8,8% tổng dư nợ của toàn hệ thống đối với nền kinh tế. Về cơ cấu loại hình doanh nghiệp, dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá luôn chiếm trên 70% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp cổ phần (năm 2004 là 75,89%, năm 2005 là 73,3%, tháng 5 năm 2006 khoảng 73,98%).Dư nợ cho vay 5 tháng đầu năm 2006 đối với các doanh nghiệp cổ phần tăng 17,05% so với dư nợ cuối tháng 12/2005, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế (4,94%); trong đó tốc độ tăng trưởng cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá khoảng 18,13% và doanh nghiệp cổ phần khác khoảng 14,1%.
Bên cạnh đó thì nhiều DNNN trong lĩnh vực độc quyền, hay có nhiều lợi thế về mặt bằng, về nền tảng từ trước như: cảng biển, điện lực, nước sạch, bưu chính viễn  thông, dịch vụ, đóng tàu, khai thác và chế biến than, xi măng, sắt thép, bia và nước giải khát, đầu tư xây dựng nhà ở, dầu khí, dịch vụ vận tải đường sắt và hàng không,… làm ăn có hiệu quả, vẫn là đối tượng cạnh tranh đầu tư vốn, cung cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này không có nợ quá hạn các ngân hàng thương mại và đang có số nợ tốt, hay nợ lành mạnh tại các ngân hàng thương mại. Tổng số nợ vốn vay ngân hàng của các DNNN trong các lĩnh vực đó lên tới 80.000–95.000 tỷ đồng.
2.1.5.Tín dụng thuê mua
Thuê mua tài chính là một hình thức huy động vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp thông qua việc đi thuê mua tài chính đối với tài sản. Thay vì trực tiếp mua thiết bị, doanh nghiệp yêu cầu một tổ chức tài chính mua thiết bị mình cần và thuê thiết b
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Phát Triển Từ Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước Trên Địa Bàn Tỉnh Bắ Luận văn Kinh tế 0
K Nâng cao hiệu quả của các Dự án đầu tư công từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
C Tăng cường đảm bảo nguồn vốn của Công ty Cổ phần đầu tư và tư vấn Tài chính Dầu khí Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Chiến lược huy động và phát triển nguồn vốn tại sở giao dịch I ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam Công nghệ thông tin 0
T Một số giải pháp đảm bảo nguồn vốn đầu tư nhằm đạt được mục tiêu phổ cập trung học cơ sở vào năm 201 Luận văn Kinh tế 0
J Một số vấn đề đặt ra nhằm đảm bảo nguồn vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006 - 2010 Luận văn Kinh tế 0
P Những chính sách của Nhà nước đối với đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư phát triển Giáo dục và Đào tạo – Luận văn Kinh tế 0
R Một số giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong quá trình sự ng Luận văn Kinh tế 0
J Thực trạng và một số giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top