Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12





MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH GHIỆP 6
1.1.Tổng quan về vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 6
1.1.1.Khái niệm chung về vốn 6
1.1.1.1.Khái niệm chung 6
1.1.1.2.Đặc trưng của vốn kinh doanh 6
1.1.2.Phân loại vốn 7
1.1.2.1.Theo cách luân chuyển 8
1.1.2.2.Theo nguồn huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp 10
1.1.3.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 15
1.2.Một số vấn đề về hiệu quả huy động vốn sản xuất kinh doanh 18
1.2.1.Khái niệm về huy động vốn và huy động vốn có hiệu quả 18
1.2.2.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn 20
1.2.2.1.Chi phí của nợ vay 20
1.2.2.2.Chi phí vốn chủ sở hữu 21
1.3.Một số vấn đề về sử dụng vốn sản xuất kinh doanh 22
1.3.1.Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn 22
1.3.2.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 24
1.3.1.1.Các tỷ số về năng lực hoạt động 24
1.3.1.2.Các tỷ số về khả năng thanh toán 25
1.3.1.3.Các tỷ số về khả năng sinh lãi 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CTCP SÔNG ĐÀ 12 GIAI ĐOẠN 2005 – 2008 28
2.1.Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Sông Đà 12 28
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 28
2.1.2.Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính 30
2.1.3.Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành 32
2.1.4.Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2005 - 2008 36
2.1.5.Đặc điểm của quá trình SXKD 38
2.2.Thực trạng vốn kinh doanh của CTCP Sông Đà 12 39
2.2.1.Cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản của Công ty 39
2.2.1.1.Cơ cấu nguồn vốn của Công ty 39
2.2.1.2.Cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2005 – 2008 44
2.2.2.Nguồn hình thành vốn SXKD của Công ty 50
2.2.3Phương pháp quản lý vốn kinh doanh của Công ty 54
2.3.Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn SXKD của CTCP Sông Đà 12 55
2.3.1.Hiệu quả huy động vốn 55
2.3.2.Hiệu quả sử dụng vốn 56
2.3.2.1.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 56
2.3.2.2.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 58
2.3.2.3.Tình hình sử dụng vốn về mặt tổng thể 60
2.3.2.4.Khả năng thanh toán 62
2.4.Đánh giá thực trạng và hiệu quả huy động, sử dụng vốn SXKD 64
2.4.1.Ưu điểm 64
2.4.2.Hạn chế 66
2.4.3.Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến tình hình huy động, sử dụng vốn của Công ty . . .68
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CTCP SÔNG ĐÀ 12 TRONG THỜI GIAN TỚI 69
3.1.Nhu cầu vốn của CTCP Sông Đà 12 đến năm 2015 69
3.1.1.Định hướng, chiến lược phát triển của Công ty đến năm 2015 69
3.1.2.Nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh đến năm 2015 71
3.2.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của CTCP Sông Đà 12 72
3.2.1.Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn 72
3.2.1.1.Chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn 72
3.2.1.2.Hoàn thiện phương án sản xuất kinh doanh 73
3.2.1.3.Đa dạng kênh huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ tối ưu 74
3.2.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 78
3.2.2.1.Chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng vốn 78
3.2.2.2.Thực hiện chặt chẽ việc thẩm định, lựa chọn dự án đầu tư. 79
3.2.2.3.Tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao 79
3.2.2.4.Tiết kiệm tối đa chi phí SXKD 83
3.2.2.5.Tăng cường công tác quản trị tài chính doanh nghiệp 85
3.2.2.6.Đẩy mạnh công tác thanh toán và thu hồi công nợ 86
3.2.3.Một số kiến nghị 88
3.2.3.1.Kiến nghị đối với Tổng Công ty Sông Đà 88
3.2.3.2.Kiến nghị đối với Nhà nước 89
LỜI KẾT 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hưa cao, do đó, khả năng rủi ro về tài chính khi giá cả và lãi suất biến động là rất lớn. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần có chiến lược huy động vốn rõ ràng, từ đó xác định cơ cấu vốn tối ưu, phù hợp với tình hình biến động trên thị trường cũng như điều kiện thực tế của Doanh nghiệp.
Trong cơ cấu nguồn vốn nợ phải trả thì nợ ngắn hạn luôn có tỷ trọng cao, là bộ phận chiếm ưu thế so với nợ dài hạn và nợ phải trả khác. Tuy nhiên, nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần, đồng nghĩa các khoản nợ dài hạn có xu hướng tăng lên. Nếu như, thời điểm cuối năm 2005, 2006, các khoản nợ ngắn hạn luôn ở mức trên 90% trong nợ phải trả, thì trong 2 năm gần đây, tỷ trọng nợ ngắn hạn đã giảm còn 81,16% (2007) và 76,53% (năm 2008) với tốc độ giảm tương ứng là 11,85% và 5,7%. Đây là xu hướng hợp lý, phù hợp với doanh nghiệp xây dựng, có chu kỳ sản xuất dài cần nhiều hơn các nguồn vốn dài hạn, như Công ty.
Như vậy, cơ cấu nguồn vốn của Công ty nghiêng về phía nợ phải trả với tỷ trọng 80% trong tổng nguồn vốn. Nếu như các chủ nợ thông thường thích tỷ số nợ trên tổng tài sản là vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích tỷ số này càng cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Xét cho cùng thì đây vẫn là một tỷ lệ cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2005 – 2008
Bên cạnh việc tìm và lựa chọn cho đơn vị những hình thức huy động vốn hiệu quả nhất thì làm thế nào để quản lý và sử dụng vốn tiết kiệm, đúng mục đích và đem lại hiệu quả cao là một trong những nội dung quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Để tìm hiểu thực trạng sử dụng vốn cũng như hiệu quả sử dụng như thế nào, ta đi nghiên cứu bảng cơ cấu tài sản của Công ty trong 4 năm qua.
Bảng 2: Cơ cấu tài sản của Công ty qua giai đoạn 2005 - 2008
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
(ngàn đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị
(ngàn đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị
(ngàn đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị
(ngàn đồng)
Tỷ trọng (%)
Tài sản ngắn hạn
213.289.295
69,04%
207.722.214
75,21%
239.681.717
72,45%
253.714.307
72,86%
Tiền
4.283.305
2,01%
7.916.111
3,81%
7.974.013
3,33%
16.229.900
6,4%
Đầu tư ngắn hạn
123.800
0,05%
21.630.100
10,41%
12.016.300
5,01%
11.372.299
4,48%
Các khoản phải thu ngắn hạn
143.504.926
67,28%
111.247.433
53,56%
132.172.174
55,14%
95.360.662
37,59%
Hàng tồn kho
59.307.143
27,81%
65.119.373
31,35%
73.741.363
30,77%
115.705.078
45,6%
Tài sản ngắn hạn khác
6.070.121
2,85%
1.809.197
0,87%
13.777.867
5,75%
15.046.368
5,93%
Tài sản dài hạn
95.663.200
30,96%
68.458.401
24,79%
91.146.889
27,55%
94.500.073
27,14%
Tài sản cố định
TSCĐ hữu hình
TSCĐ thuê tài chính
TSCĐ vô hình
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
73.647.877
53.235.099
-
2.683.391
17.729.387
76,99%
72,28%
-
3,65%
24,07%
65.987.839
44.667.817
136.044
2.676.557
18.507.420
96,39%
67,69%
0,21%
4,06%
28,04%
48.582.412
37.537.689
-
944.550
10.100.172
53,3%
77,27%
-
1,94%
20,79%
42.498.870
31.384.542
-
905.929
10.208.399
44,97%
73,85%
-
2,13%
24,02%
Đầu tư tài chính dài hạn
20.193.700
21,11%
-
-
40.527.300
44,46%
50.614.000
53,56%
Tài sản dài hạn khác
1.821.623
1,9%
2.470.562
3,61%
2.037.177
2,24%
1.383.603
1,46%
Tổng tài sản
308.952.495
100%
276.180.615
100%
330.828.606
100%
348.214.380
100%
(Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo SXKD hàng năm của CTCP Sông Đà 12)
Tài sản của doanh nghiệp gồm hai thành phần chính là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Nhìn một cách tổng thể ta thấy về mặt giá trị, cả TSNH và TSDH đều tăng qua các năm, nhưng về tỷ trọng lại có sự thay đổi giữa hai loại tài sản này.
Về tài sản ngắn hạn:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, trong giai đoạn 2005 – 2008 giá trị TSNH có xu hướng tăng. Năm 2005, tổng giá trị TSNH là 213,289 tỷ đồng, chiếm 69,04%. Năm 2006, giá trị của tài sản này đã giảm 2,6%, xuống còn 207,722 tỷ đồng, tuy nhiên, tỷ trọng của tài sản này lại tăng lên 75,21% trong tổng tài sản. Điều này chứng tỏ qui mô tổng tài sản cũng thu hẹp lại và TSDH còn giảm nhanh hơn TSNH, do vậy, tuy xét về giá trị tuyệt đối thì giá trị của tài sản này giảm đi nhưng về giá trị tương đối lại tăng lên 6,17%. Bước sang năm 2007 và 2008, giá trị của TSNH đã tăng trở lại, tương ứng là 239,681 tỷ đồng (tăng 15,39%) và 253,714 tỷ đồng (tăng 5,85%). Song tỷ trọng của TSNH trong tổng tài sản ở hai năm này lại giảm, còn 72,45% (năm 2007) và 72,86% (năm 2008). Tỷ trọng này tương đối ổn định, dao động rất nhỏ, chứng tỏ trong hai năm qua hoạt động SXKD của Công ty không có biến động lớn, lượng VLĐ phát sinh không nhiều.
Cơ cấu TSNH chủ yếu bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, đầu tư tài chính ngắn hạn và TSNH khác. Trong đó, khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm đa số trong TSNH và là những bộ phận có biến động nhiều nhất.
Tiền và các khoản tương đương tiền: bao gồm tiền mặt trong két, tiền mặt đang chuyển và những khoản tương đương tiền. Tiền phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp và lượng tiền dự trữ trong két còn phản ánh công tác huy động các nguồn vốn vào sản xuất cũng như hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty. Lượng tiền mặt phụ thuộc vào hoạt động SXKD và tình hình tài chính của Công ty. Qua bảng số liệu ta thấy, lượng tiền mặt cả về giá trị và tỷ trọng đều tăng dần qua các năm. Năm 2005, lượng tiền mặt của Công ty mới là 4,283 tỷ đồng chiếm 2,01% trong TSNH. Đến năm 2006 lượng tiền mặt đã tăng lên gần gấp đôi, đạt 7,916 tỷ đồng, chiếm 3,81% trong tài sản ngắn hạn. Sang năm 2007, lượng tiền mặt đã giảm nhẹ về tỷ trọng còn 3,33 trong TSNH nhưng về giá trị tuyệt đối thì vẫn tăng so với năm 2006 là 57,902 triệu đồng. Tuy nhiên, hết năm 2008, giá trị của lượng tiền mặt đã tăng lên gấp 2,04 lần năm 2007, đạt 16,230 tỷ đồng, tương ứng chiếm 6,4% trong TSNH. Tuy vậy, trong xu thế phát triển như hiện nay, đặc biệt là sự tăng giá hàng hóa dịch vụ một cách nhanh chóng cùng với một tỷ lệ lạm phát cao trong năm 2008 thì việc cất giữ tiền trong két không còn là tối ưu nữa. Tiền lúc này nên được dùng để đầu tư vào các loại giấy tờ có giá, tiến hành liên doanh, liên kết để làm tăng mức sinh lời của đồng vốn. Song việc dự trữ tiền mặt trong Doanh nghiệp vẫn là vô cùng quan trọng vì nó đảm bảo khả năng thanh toán của Doanh nghiệp trước những khoản nợ đến hạn cũng như việc sử dụng vốn vào hoạt động kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp cần xác định một cơ cấu tài sản hợp lý, trong đó duy trì một tỷ lệ tiền mặt tối ưu là cực kỳ quan trọng.
Các khoản phải thu ngắn hạn: là một trong những tài sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong TSNH cũng như trong tổng tài sản của Công ty. Khoản phải thu bao gồm phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, các khoản phải thu khác, trong đó phải thu của khách hàng là lớn nhất. Giá trị của các khoản phải thu cho biết tình hình vốn SXKD của Công ty bị chiếm...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top