kelly_200524

New Member

Download miễn phí Giáo trình Sinh lý học vật nuôi - Sinh lý hô hấp





Sự trao đổi khí ở phổi còn gọi là hô hấp ngoài. Đó là quá tình trao đổi khí ở các
phế nang và máu trong hệ thống mao mạch phân bố dầy đặc trên màng c ủa các phế
nang đó. Sự trao đổi này được thực hiện theo nguyên tắc khuếch tán. Chiều khuếch tán
phụ thuộc vào áp suất riêng phần của từng loại khí, chúng đi từ nơi có áp suất cao đến
nơi có áp suất thấp hơn. áp suất riêng phần của từng loại khí được tín h theo tỷ lệ phần
trăm. Bảng dưới đây là tỷ lệ phần trăm của các loại khí ở từng vị trí khác nhau



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

phồng lên như một bóng cao
su. Nếu mở khí quản, phổi sẽ xẹp xuống. Bình thường phổi luôn ở trạng thái căng sát
thành lồng ngực cả khi thở ra và hít vào. Nguyên nhân này là do áp lực không khí tạo
thành
Có thể quan sát cử động thụ động của phổi theo sự giãn nở của lồng ngực qua mô hình
Funke -Donkers: sử dụng một bình thuỷ tinh thủng đáy, ở miệng bình có nút cao su kín và
cho xuyên qua nút hai ống thuỷ tinh, một ống chắc đôi nối với hai bóng cao su (hay hai
phổi ếch) thông với không khí, một ống có khóa đóng mở.
Ở thành bình, một phía có lỗ thông được bịt bằng màng cao su có núm để có thể đẩy
lên kẻo xuống. Màng cao su bịt đáy này tượng trưng cho cơ hoành. Làm thí nghiệm
và quan sát (hình 5.1 ) .
Đẩy núm ở màng bịt đáy lên cao (tương tự khi thở ra, cơ hoành được nâng lên) đồng
thời đóng khóa ở ống thuỷ tinh xuyên qua nút. Thể tích trong bình giảm đi, hai bóng cao
su (hay hai lá phổi ếch) xẹp lại. Màng cao su ở thành bình phồng ra phía ngoài đồng
thời áp lực tăng, làm cột nước (hay thuỷ ngân) của áp kế ở nhánh phía trong hạ thấp
hơn nhánh ngoài.
Kẻo núm ở màng bịt đáy xuống (tương tự khi hít vào, cơ hoành hạ xuống), khóa ở
ống thuỷ tinh đóng kín. Thể tích trong bình tăng lên, 2 bóng cao su (hay hai phổi) sẽ
căng phồng lên. Màng cao su ở thành bên cũng lõm vào trong và cột nước (hay thuỷ
ngân) ở nhánh trong sẽ cao hơn nhánh ngoài.
- Trường hợp mở khóa ở ống thuỷ tinh trên nút để không khí trong bình và bên
ngoài thông nhau thì dù đẩy hay hạ màng cao su bịt đáy sẽ không có hiện tượng gì xảy
ra.
Điều này chứng tỏ phổi hoạt động một cách thụ động theo sự tăng giảm của thể tích
lồng ngực. Muốn cho phổi hoạt động được theo sự tăng giảm đó, khoang màng phổi phải
luôn luôn là một khoang kín. Trường hợp bị thương thủng khoang nàng phổi hay trong
khoang có nước (bệnh khí ung), phổi không hoạt động được, đưa đến tình trạng ngạt thở,
có thể gây tử vong.
1.2.2. Áp lực âm xoang màng ngực
Xoang màng phổi gồm hai lá: lá tạng và lá thành tạo thành một túi kín. Ở giai
đoạn bào thai, hai lá dính sát nhau, toàn bộ phổi là một khối đặc không có không khí.
Khi cất tiếng chào đời, cũng là lúc phổi bắt đầu hoạt động. Lồng ngực được giãn nở
rộng, đồng thời phổi cũng nở to dần. Tốc độ giãn nở của lồng ngực nhanh hơn của
phổi, mặt khác, do được cấu tạo từ mô xốp có tính đàn hồi cao, khi giãn căng phổi lại
có xu hướng co lại Chính vì vậy xoang màng phổi giữa lá thành và lá tạng cũng được
tách rộng ra. áp lực không khí trong xoang màng phổi vì vậy luôn thấp hơn áp lực của
khí quyển và được gọi là áp lực âm của xoang màng ngực. áp lực này có các trị số là:
- Lúc bình thường khoảng 2 - 4 mmHg.
- Lúc hít vào khoảng 8 mmHg
115
Khi xoang màng ngực bị thủng, không khí tràn vào làm mất áp lực âm, do đó
phổi xẹp đi, mất cử động hô hấp.
Áp lực trong các phế nang cũng thay đổi theo cử động hô hấp hít vào và thở ra. Khi
hít vào phổi nở căng, áp lực trong phế nang giảm thấp hơn áp lực khí quyển.
- Hít vào bình thường khoảng - 3 mmHg
Khi thở ra, phổi xẹp lại, áp lực trong phế nang cao hơn áp lực trong khí quyển.
- Thở ra bình thường khoảng + 3 mmHg
1.3. Nhịp thở, phƣơng thức thở
1.3.1. Nhịp thở
Là số lần thở trong 1 phút. Nhịp thở là chỉ tiêu quan trọng thể hiện cường độ trao đổi
chất của cơ thể. Gia súc non trao đổi chất cao hơn gia súc trưởng thành nên nhịp thở cao
hơn.
Bảng 5.1: Nhịp thở của các loài gia súc, gia cầm (lần/phút)
Loài Nhịp thở Loài Nhịp thở
Ngựa 8- 16 Chó 10-20
Bò 10-30 Mèo 20-30
Trâu 18-21 Thỏ 20-25
Dê 10-18 Gà 20-25
Cừu 10-20 Bồ câu 50-70
Bảng 5.2: Nhịp thở của các loài gia súc (lần/phút)
(Theo kết quả nghiên cứu ở Việt Nam - Tham khảo)
Loài Nhịp thở Cơ quan nghiên cứu
Lợn 20-30 Bộ môn sinh lý gia súc
Nghé 30-40 Đại học nóng nghiệp 1
Động tác hít vào và thở ra nhịp nhàng tạo thành chu kỳ và được gọi là nhịp thở.
Nhịp thở của người Việt Nam: nam 16 + 3, nữ 17 + 3 nhịp/phút. Ở các loài khác nhau nhịp
thở không giống nhau. Chẳng hạn gà 22-25, vịt 15-18, ngỗng 9-10, mèo, chó, bò 10-30, dê
1 0 1 8 , trâu 1 8-2 1 , nghé 30-40, lợn 20-30 nhịp/phút. Nhịp thở còn thay đổi theo trạng
thái hoạt động: hoạt động mạnh nhịp thở nhanh; thay đổi theo trạng thái sinh lý: xúc cảm,
nhiệt độ tăng.... làm tăng nhịp thở.
1.3.2. cách thở
Trong khi thở, tuỳ theo sự hoạt động của các cơ tham gia mà có cách thở
khác nhau
1 3.2.1. Thở ngực
Chủ yếu là hoạt động của các cơ vùng ngực, lồng ngực thay đổi thể tích là chính.
Đây là kiểu thở chủ đạo của động vật khi có chửa.
1 3.2.2. Thở bụng
116
Chủ yếu là do hoạt động của các cơ vùng bụng, xoang bụng thay đổi thể tích là
chính. Đây là kiểu thở chủ đạo của gia súc còn non khi các cơ thở còn yếu hay là ở con
vật bị thương ở ngực.
1.3.2.3. Thở ngực bụng
Là kiểu thở có sự tham gia của cả các cơ thở vùng ngực và bụng. Đây là kiểu thở chủ
đạo của gia súc trưởng thành.
2. SỰ TRAO ĐỔI KHÍ TRONG HÔ HẤP
2.1. Sự trao đổi khí ở phổi
Sự trao đổi khí ở phổi còn gọi là hô hấp ngoài. Đó là quá tình trao đổi khí ở các
phế nang và máu trong hệ thống mao mạch phân bố dầy đặc trên màng của các phế
nang đó. Sự trao đổi này được thực hiện theo nguyên tắc khuếch tán. Chiều khuếch tán
phụ thuộc vào áp suất riêng phần của từng loại khí, chúng đi từ nơi có áp suất cao đến
nơi có áp suất thấp hơn. áp suất riêng phần của từng loại khí được tính theo tỷ lệ phần
trăm. Bảng dưới đây là tỷ lệ phần trăm của các loại khí ở từng vị trí khác nhau.
Bảng 5.3: Tỷ lệ % và áp suất riêng phần (mmHg) của các loại khí
Thành Khí quyển Khi trong phế nang Khí thở
phần Tỷ lệ (%) Áp suất Tỷ lệ (%) Áp suất Tỉ lệ (%) Áp suất
N2 78,62 597,0 74,9 569,0 74,5 566,0
O2 20,84 159,0 13,6 104,0 15,7 120,0
CO2 0,04 0,3 5,3 40,0 3,6 27,0
H2O 0,5 3,7 6,2 47,0 6,2 47,0
∑ 100,00 760,0 100,00 760.0 100.00 760,0
Nhìn vào bảng trên ta thấy trong phế nang, áp suất riêng phần của oxygen (pO2)
là 104,0 mmHg và người ta tính được pO2 trong máu đến phổi là 40 mmHg. Sự chênh
lệch áp suất riêng phần này là 104 - 40 = 64 mmHg, do đó, khí oxy khuếch tán từ phế
nang vào máu ở mao mạch phổi. Máu đi ra khỏi phổi, áp suất riêng phần của O2 đạt
mức xấp xỉ 104 mmHg. Trong trường hợp lao động nặng, lượng máu đi qua mao mạch
phế nang nhanh hơn, lưu lượng máu tăng hơn và đồng thời có thêm một số mao mạch
mới được mở ra, cho nên máu vẫn nhận đủ được lượng O2 để cung cấp cho cơ thể (trừ
một vài trường hợp lao động kéo dài mà không được tập luyện, ví dụ vận động viên
chạy đường dài). Đối với khí carbonic (CO2), áp suất riêng phần của nó (pCO2) trong
máu đến phổi là 46 mmHg, trong khi pCO2 của khí phế nang là 40 mmHg, chênh lệch
46 mmHg - 40 mmHg = 6 mmHg, do đó khí CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
2.2. Sự trao đổi khí ở mô
Sau khi máu được trao đổi khí O2 và CO2 ở phổi và trở về tim sẽ được tim co bóp
để đi đến các mô trong cơ thể. Tại các mô, sự trao đổi khí c...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top