nhukong

New Member

Download miễn phí Giáo trình Sinh lý sinh sản gia súc





a. Định nghĩa
Sức kháng của tinh trùng là khảnăng chống chịu của tinh trùng đối với dung dịch
nước muối 1%. Nếu tinh trùng càng chịu được mức độpha loãng càng lớn chứng tỏ
sức đềkháng của tinh trùng càng cao và nhưvậy tinh trùng càng tốt và ngược lại.
b. Phương pháp tiến hành
Hiện nay chúng ta thường sửdụng phương pháp của Milovanov (1952)
- Phương pháp kiểm tra sức kháng của tinh trùng lợn ngoại
Dùng ba ống nghiệm (hay ba lọ) có dung tích 10 ml và đánh sốthứtự1, 2, 3. Dùng
pipet hút dung dịch NaCl 1% (đã được thanh trùng từtrước) cho vào ống 1: 5 ml, ống
2: 1 ml, ống 3: 0,5 ml. Dùng micropipet hút0,01 ml tinh nguyên cho vào ống 1, lắc
nhẹcho đều. Nhưvậy ở ống 1 tinh dịch được pha loãng 500 lần (500.0,01). Hút 1 ml
hỗn dịch ở ống 1 sang ống 2, lắc nhẹ đểhỗn dịch đều. Nhưvậy hỗn dịch ở ống 2
được pha loãng là 1000 lần (500, 2). Dùng ống hút khác hút 0,5 ml hỗn dịch ở ống 2
sang ống 3. Nhưvậy ở ống 3 được pha loãng là 2000 lần (1000, 2).



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

khỏe, sinh lý của mỗi cá thể khác nhau).
- Kỹ thuật lấy tinh
Khi lấy tinh nếu điều kiện cần và đủ cho gia súc xuất tinh đảm bảo, gia súc xuất tinh
thoải mái thì tinh dịch sẽ thu được nhiều và ngược lại.
Khi theo dõi về khoảng cách lấy tinh lợn, kết quả thu được như sau:
+ 4-5 ngày lấy tinh một lần: V = 150-200ml
+ 2-3 ngày lấy tinh một lần: V = 60-100ml
+ Hằng ngày lấy tinh: V = 50-60ml
+ 1 ngày lấy tinh 2 lần: V = 20-50ml
Trong khi thụ tinh, nếu có những tác nhân kích thích khác thường, đều làm giảm hay
không có lượng xuất tinh. Ví du: khi lấy tinh lợn bằng âm đạo giả mà nước quá nóng
(ôn độ trong lòng âm đạo giả trên 450C) hay quá nguội (dưới 350C), áp lực trong
lòng âm đạo giả quá cao hay quá thấp... hay khi lấy tinh bằng tay nếu cầm nắm
chắc dương vật quá chặt hay quá lỏng lẻo... cũng ảnh hưởng đến qúa trình xuất tinh
của lợn.
- Thời tiết, mùa vụ
84
Điều kiện thời tiết khí hậu và mùa vụ cũng ảnh hưởng đến thể tích tinh dịch. Trong
điều kiện Việt nam, chúng ta thấy vào vụ đông xuân thì lượng tinh dịch thường cao
hơn vụ hè thu.
- Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng
Đây là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến lượng tinh dịch. Vì vậy trong
quá trình chăm sóc nuôi dưỡng ta cần chú ý đến các chế độ ăn uống, vận động, tắm
chải...
1.2. Màu sắc tinh dịch
Màu sắc tinh dịch quyết định bởi nồng độ của tinh trùng và các hạt lipoit có trong tinh
dịch. Xác định được màu của tinh dịch ta có thể sơ bộ biết được phẩm chất của tinh
dịch, màu sắc càng đậm thì nồng độ tinh trùng càng cao.
1.2.1. Màu bình thường
Màu sắc của tinh dịch tùy thuộc vào từng loại gia súc.
Bảng 11. Màu tinh dịch của các loài gia súc
Loài gia súc Màu của tinh dịch
Ngựa Trắng xám
Bò Kem sữa
Cừu Kem
Lợn Trắng xám
Chó Trắng xám
1.2.2. Màu khác thường
+ Màu đỏ có thể là do lẫn máu (khi ta lấy tinh làm dương vật bị xây xát). Vì vậy khi
khai thác tinh dịch đặc biệt là trong trường hợp lấy tinh bằng tay không để dương vật
gia súc cọ xát vào giá lây tinh làm xây xát dương vật.
+ Màu xanh lam thường do lẫn mủ, nó thường xảy ra trong các trường hợp gia súc bị
viêm nhiễm đường sinh dục.
+ Màu vàng thường do lẫn nước tiểu. Để khắc phục trong trường hợp này cần chú ý
khi lấy tinh tránh hứng cả nước tiểu vào trong tinh dịch.
85
+ Màu đen thường do lẫn phân hay các chất bẩn.
Chúng ta chỉ được phép sử dụng những mẫu tinh có màu bình thường, còn tất cả các
mẫu tinh có màu khác thường thì không được sử dụng.
1.3. Độ vẩn của tinh dịch
Ta có thể dùng chỉ tiêu này đánh giá sơ bộ mức độ hoạt động, mật độ, nồng độ của
tinh trùng có trong tinh dịch và đây là chỉ tiêu quan sát bằng mắt thường và kiểm tra
thường xuyên. Người ta cầm lọ tinh dịch và quan sát từ thành bình bên này quan
thành bên kia. Người ta đánh giá độ vẩn theo 3 mức:
+ Khi tinh dịch có độ vẩn ở mức kém nhất, nồng độ, hoạt lực kém nhất (Ta ghi nhận
độ đậm đặc của mẫu tinh đó là +): người ta thấy từ thành bình này sang thành bình
bên kia, không nhìn thấy sự chuyển động trong đó. Độ đậm đặc này thường gặp ở
lợn nội và chó.
+ Khi tinh dịch có độ đậm đặc trung bình thì quan sát không thấy thành bình bên kia,
không nhìn thấy sự chuyển động trong đó, ta ghi nhận độ đậm đặc của mẫu tinh là
++. Độ đậm đặc này thường gặp ở lợn ngoại.
+ Khi tinh dịch đậm đặc (nồng độ, mức độ, hoạt lực tốt nhất) thì khi quan sát không
thấy thành bình bên kia và trong đó có những cuộn sóng chuyển động. Độ đậm đặc
này thường gặp ở tinh dịch trâu, bò, dê, cừu và một số trường hợp của lợn ngoại.
1.4. Mùi của tinh dịch
- Mùi bình thường: Bình thường tinh dịch có mùi nồng, hắc, tanh. Mùi của tinh dịch
chủ yếu là do chất tiết của các tuyến sinh dục phụ quyết định.
- Mùi khác thường
+ Mùi khai do có lẫn nước tiểu.
+ Mùi thối do lẫn phân.
+ Mùi thối khẳn là do có lẫn dịch của tuyến nacosi.
* Chú ý: Chúng ta chỉ được sử dụng những mẫu tinh có mùi bình thường.
1.5. Độ pH của tinh dịch
86
pH của một chất lỏng được xác định bằng nồng độ ion H+ có trong đó. Số lượng ion
H+ càng tăng thì chất lỏng đó càng toan và ngược lại thì kiềm tính. Tinh dịch bình
thường phải có pH bình thường, nếu pH quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến
chất lượng của tinh dịch.
Bảng 11. pH của các loài gia súc [9]
Loài g. súc Bò Cừu Lợn Ngựa Chó Thỏ
pH 6.4 - 6.9 5.9 - 6.3 6.8 - 7.9 6.2 - 7.8 6.1 - 7.0 6.6 - 7.5
Để xác định pH của tinh dịch ta có nhiều phương pháp khác nhau.
* Phương pháp xác định pH bằng pH meter.
Đưa cực của máy đo pH vào dung dịch chuẩn và điều chỉnh kim đồng hồ để pH chỉ
đúng pH của dung dịch chuẩn. Lấy cực của máy ra khỏi dung dịch chuẩn, rửa sạch
bằng nước cất. Sau đó nhúng cực của máy vào cốc tinh dịch, máy sẽ báo pH của tinh
dịch trên đồng hồ.
* Phương pháp dùng giấy chỉ thị màu hay hệ thống ống màu.
Chuẩn bị giấy chỉ thị sau đó dùng đũa thủy tinh nhỏ một giọt tinh nguyên lên giấy chỉ
thị màu, màu của giấy chỉ thị sẽ thay đổi, ta so sánh với màu chuẩn trên cuộn giấy chỉ
thị ta sẽ có kết quả (chú ý kết quả chỉ đọc trong vòng 2-3 giây nếu để lâu, kết quả sẽ
không chính xác).
* Dùng pH kế.
Nhúng đầu pH kế vào nước và đọc kết quả.
1.6. Sức hoạt động của tinh trùng (A, active)
a. Khái niệm
Sức hoạt động của tinh trùng là tỷ lệ % tinh trùng có hoạt động tiến thẳng so với tổng
số tinh trùng có trong vi trường quan sát được. Việc đánh giá sức hoạt động của tinh
trùng cso ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá phẩm chất tinh dịch vì nó là chỉ
tiêu cấu thành nên chỉ tiêu tổng hợp VAC mà chỉ tiêu này cho biết tổng số tinh trùng
có khả năng thụ thai trong một lần xuất tinh gia súc.
b. Phương pháp đánh giá
Ngày nay có nhiều phương pháp đánh giá sức hoạt động của tinh trùng. Các nước có
điều kiện người ta sử dụng hệ thống máy tính để kiểm tra, phương pháp này rõ ràng
và chính xác. Trong điều kiện Việt nam chúng ta thì đánh giá sức hoạt động của tinh
trùng bằng cách quan sát qua kính hiển vi có độ phóng đại từ 200-600 lần. Việc đánh
giá được cho điểm theo thang 10 điểm của Milavanov V. K như sau:
Bảng 12. Thang điểm đánh giá sức hoạt động của tinh trùng
87
Điểm 1.0 0.9 0.8 0.7 0.6 0.5 0.4 0.3 0.2 0.1
Số % t.t
t. thẳng
95-
100
85-
95
75-
85
65-
75
55-
65
45-
55
35-
45
25-
15
15-
25
5-15
Phương pháp tiến hành như sau:
Dùng đũa thủy tinh sạch, lấy một giọt tinh nhỏ lên một phiến kính sạch, dùng la men
khô sạch đậy lên giọt tinh sao cho giọt tinh dàn mỏng, đều. Đặt tiêu bản lên kính hiển
vi và xem ở độ phóng đại 160-600 lần. Trong khi kiểm tra, tiêu bản được sưởi ấm ở
nhiệt độ 40-410C (ta có thể dùng máy ổn nhiệt để nâng nhiệt độ). Khi đưa tiêu bản lên
kính ta quan sát tại ba điểm trên một vi trường, mỗi điểm ta quan sát và đếm 10 tinh
trùng xem có bao nhiêu tinh trùng tiến thẳng và tính theo tỉ lệ %. Kết quả tại ba điểm
cộng lại và chia trung bình thì đó l...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top