ninzasoi

New Member

Download miễn phí Báo cáo thực tập Khu di tích chùa hương





Hinh Bồng được phát hiện năm 1932, được nhân dân lập hội thiện mở chùa. Năm 1962, hội thiện này cùng nhân dân đã cúng về nhà chùa để sát nhập vào danh mục khu thắng cảnh quốc gia.
Năm 1992 động Hinh Bồng được xây thêm Quan Âm Đài, điện Thánh, miếu Sơn Thần Ngôi chùa động trở nên khang trang, tú lệ hơn.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa văn học
---------------
Báo cáo thực tập
Khu di tích chùa hương
Sinh viên thực hiện : Lý Thị Nụ
Lớp : K50-Văn học
Hà Nội -2008
Bài thơ
“Bầu trời, cảnh bụt
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay!
Kìa non non, nước nước, mây mây
“Đệ nhất động” hỏi là đây có phải?
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh
Thoảng bên tai một tiếng chày kình
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng
Này Suối Giải Oan, này Chùa Cửa Võng
Này Am Phật tích, này động Tuyết Kình
Nhác trông lên, ai khéo vẽ hình
Đã ngũ sắc long lanh như gấm dệt
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây
Chừng giang sơn còn đợi ai đây
Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt
Lần tràng hạt, niệm: Nam - vô Phật
Cửa từ bi công đức biết là bao
Càng trông phong cảnh càng yêu”.
(Chu Mạnh Trinh)
Lễ hội Chùa Hương được tổ chức bắt đầu từ ngày mồng 6 tháng Giêng tới cuối tháng Ba Âm lịch hàng năm.
Sự hình thành chùa Hương gắn liền với truyền thuyết công chúa Diệu Thiên - tục gọi là bà Chúa Ba. Theo truyền thuyết này, vào đầu thế kỷ đầu tiên đã có công chúa Diệu Thiện, ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã đến đây tu hành và đắc đạo. Phật sử kể lại rằng: Ngài giáng sinh vào ngày 19 tháng Hai âm lịch. Phật tử Việt Nam đã lấy ngày đó là ngày Khánh đản.
Người phát hiện ra khu Phật tích này đầu tiên là ba vị Hòa thượng thời vua Lê Thánh Tông thế kỉ XVI, nhưng phải đến niên hiệu Chính Hòa năm thứ 7 (1687) khi Hòa thượng Trần Đạo Viên Quang về đây tái thiết thiên Trù mới bắt đầu có lễ Khánh đản Phật bà Quan Âm vào ngày 19 tháng hai âm lịch hàng năm. Đến năm Bính Thân niên hiệu Thành thái năm thứ 8 (1896) mới chính thức mở hội lớn vào cả tháng Hai Âm lịch.
Ngày nay, trong mỗi dịp mở hội đã có gần triệu khách thập phương về đây trẩy hội. Dự kiến con số này sẽ còn tăng thêm trong những năm tới.
“Chùa Hương” - sức hấp dẫn nằm ngay trong cái tên của nó. Khách thập phương, người chưa đi thì mong mỏi được đi và người đi rồi lại càng muốn đi nữa. Sức “hấp dẫn” của Chùa Hương phải chăng được gói gọn trong câu này:
“Hương trời sắc núi, cảnh bụt bầu tiên”?
Trước khi bước chân lên Chùa Hương, du khách đã bị “hút hồn” ngay bởi vẻ hiền hòa, thơ mộng của dòng suối Yến:
“mây luồn đáy nước qua cầu
Thuyền đi tưởng núi quay đầu trông theo
Tuyệt vời bức họa ai treo
Đưa hồn du tử bay theo gió ngàn”.(Hằng Phương)
Hai bên là núi trùng điệp, thanh thoát,ở giữa là mặt suối phẳng lặng, êm đềm. Thắng cảnh dễ khiến du khách nhanh chóng hòa tâm hồn vào mây trời, sông nước xinh tươi, yên bình. Và khi lên đến chốn “cảnh bụt bầu tiên” thì như đã hoàn toàn “tan loãng” vào thế giới thiên nhiên, phương phức hương trầm.
I. Khu Chùa Hương Tích
1. Suối Yến.
Từ bến Yến, du khách đi thuyền đò theo dòng suối Yến dài 4,6 km để vào khu Tùng Lâm Hương tích. Dọc theo suối Yến, du khách tha hồ ngắm cảnh “Sơn thủy hữu tình’ của nơi đây. Hai bên suối là những quả núi nhấp nhô, nối đuôi nhau chạy dài. Làn nước trong vắt đến nỗi có thể nhìn thấy cả những lùm rêu xanh biếc ngọn.
Đi từ đầu tới cuối suối Yến, du khách được nhìn ngắm những ngọn núi với đủ hình thù kỳ diệu: hình con gà, hình mâm xôi, hình Long, Ly, quy, Phượng, núi Trâu, núi Dẹo… có tất cả 99 ngọn núi cùng hướng về Chùa Hương, chỉ có một núi con Voi quay ra.
Thuyền chở khách vào Chùa Hương đông vui, tấp nập như đường bộ. Nhất là trong tháng Giêng, lượng du khách đông đúc chưa từng thấy. Vừa hòa tan vào cảnh mây trời, vừa cảnh truyện trò réo rắt khắp đó đây, du khách dễ dàng bỏ lại bao lo toan bộn bề của ngày thường.
2. Chùa Thiên Trù.
Chùa Thiên Trù khá rộng, bao gồm chính điện Thiên Trù, tòa gác chuông và mái theo kiểu chùa ngăm và hai bên tả hữu thờ bà Chúa Ba và Chúa Thượng Ngàn.
Có truyền thuyết rất hay về “Thượng Ngàn chúa tể”: Thánh Tản Viên có hai con. Con trai là Mai, con gái là La Bình. Từ nhỏ La Bình đã ham mê phong cảnh núi rừng và làm bạn với muông thú, cỏ cây. Sau này được Thượng đế sắc phong cho Bà là nữ Chúa rừng xanh, “Thượng ngàn chúa tể” không chỉ bảo vệ núi rừng, muông thú, bà còn giúp các triều đại Lý, Trần đánh giặc. Đặc biệt, Bà giúp Lê Lợi đánh thắng giặc Minh giành lại Tổ quốc. Do đó, nhân dân nhớ ơn bà đã lập đền thờ ở nhiều nơi.
Đặt chân lên Thiên Trù, du khách không chỉ ngạc nhiên về thanh sắc hương Phật mà còn “ngất ngây” về hoa kiểng tao nhã, có đủ các loại cây cảnh, hoa đào, mơ, cúc… cả những loài hoa rừng Pà du khách chưa từng biết đến bao giờ.
Theo một số tài liệu mới tìm thấy thì vua Lê Thánh Tông khi đi tuần thú phương Nam lần thứ hai có qua nơi đây và đặt tên cho địa điểm này là Thiên Trù Tinh và thung lũng Phụ Mã. Sau năm đó, có ba vị Hòa Thượng (Tỵ Tổ Bồ Tát) tới đây dựng thảo am để tọa Thuyền nhập định và đặt tên là “Thiên Trù Tự”. Tiếp đến năm 1686, thời Lê Trung Hưng thứ 7 niên hiệu Chính Hòa, Hòa Thượng Trần Đạo Viên Quang Chân đã trùng hưng lại ngôi Tam Bảo, Xiển lập tông môn Thiên Trù. Hai mươi năm sau đời Đại sư Thông Lâm (1707) dựng lập thảo am Thiên Trù thành 5 gian nhà lá và 6 gian tả - hữu, vu trúc để thờ Phật và tọa thuyền.
Chính điện Thiên Trù được xây dựng từ năm Mậu Thân niên hiệu Duy Tân thứ 2, tới 10 năm sau mới hoàn thành. Lúc đó Thiên Trù đã là một tòa lâu đài tráng lệ, được gọi là “Biệt chiếm nhất Nam thiên” về kiến trúc xây dựng.
Tuy nhiên, năm 1947, thực dân Pháp đã phá trụi Thiên Trù. Công trình hiện giờ chỉ là mô phỏng lại kiến trúc xưa.
3. Động chùa Tiên Sơn.
Đi từ Chùa Thiên Trù rẽ phải lên khoảng hơn 200m đường đá quanh co rẽ tới chùa động Tiên Sơn. Điểm đón chân du khách vào trong là cổng Tam quan uy nghi, cổ kính dừng chân tại đây, phóng tầm mắt ra khắp thung lũng mới thấy được hết vẻ thanh bình, cao trong của núi rừng. Phía xa xa, núi trập trùng, mây lượn lờ, ôm ấp. Tất cả tạo nên một vẻ hoang sơ thanh tịnh. Sau giây phút phóng thoáng mới chợt nhận ra tại sao du khách thập phương đến đây trẩy hội ngày càng đông.
Đi vào trong là sân động, ban Tổ đường, bảo điện và hai tòa tả hữu khang trang độc đáo. Đặc biệt thú vị khi đi vào trong động, sẽ thấy bên cạnh Ban tổ là các khối đá với những hình dạng : trái tim (chùa gọi là tim Phật), mặt trống, hũ gạo, giếng nước, sư tử trầu, Tiên ông giáng thế.
Các du khách thường dờ tay vào khối đá nhẵn mịn hình trái tim , sau đó xoa lên tim mình mong đức Phật cứu vớt, che chở.
Dời khỏi Tiên Sơn, Du khách vẫn chưa hết ấn tượng bởi cảnh tiên:
“Tám khúc bên non cảnh hữu tình.
Rừng mơ hoa kết quả đầy cành
Giấc tiên mơ tưởng mình tiên thật
Gặp giữa Đào Nguyên ánh mắt xanh”
(Cao Bá Quát)
Động Tiên Sơn có từ trước thời Lê - Trịnh, nhưng bị đất đá, cây rừng che lấp. Đến năm 1903 mới được xuất hiện và tu sửa, xây dựng thêm.
4. Động Đại Binh.
Từ Thiên Trù rẽ phải vẫn theo đường đá gập ghềnh khoảng 700m, du khách rẽ tới động Đại Binh.
Động Đại Binh gắn liền...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top