trami56

New Member

Download miễn phí Bài giảng Tổng quan về kế toán quản trị





So với kếtoán tài chính, kếtoán quản trịlà một lĩnh vực khá mới mẻ. Vì vậy, các khái
niệm và công cụcủa kếtoán quản trị đang được hoàn thiện dần nhằm cung cấp thông tin trợ
giúp cho các quyết định của quản lý. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh đang thay đổi
nhanh chóng. Đểkếtoán quản trịtrởthành một công cụhữu hiệu trong tương lai, hệthống kế
toán quản trịphải được thay đổi, cải tiến đểthích ứng với những thay đổi đó. Dưới đây là một
sốsựthay đổi trong môi trường kinh doanh gắn có ảnh hưởng đến sựthay đổi và phát triển
của kếtoán quản trị.
ƒ Sựxuất hiện ngày càng nhiều các ngành dịch vụ
ƒ Sựxuất hiện những ngành công nghiệp mới
ƒ Sựtoàn cầu hóa
ƒ Sựra đời của hệthống tồn kho kịp thời
ƒ Yêu cầu vềchất lượng sản phẩm và năng suất lao động
ƒ Chu kỳsống của sản phẩm ngày càng bịrút ngắn
ƒ Sựthay đổi của các hệthống sản xuất (CAM, CIM)



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Bài 1-Tổng quan về kế toán quản trị
BÀI GIẢNG 1
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Giảng viên: Th.S. Hồ Phan Minh Đức
Khoa Kế toán – Tài chính
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
Số tiết học: 3 tiết
Mục tiêu học tập
Sau khi học xong chương này, sinh viên có khả năng:
♦ Nắm được các mục tiêu của của một tổ chức và giải thích được các chức năng của
nhà quản lý.
♦ Liệt kê và giải thích được các mục tiêu của kế toán quản trị.
♦ Giải thích những điểm khác biệt giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính.
♦ Nắm được các nội dung của kế toán quản trị.
♦ Nắm được các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của kế toán quản trị.
♦ Nắm được các đạo đức hành nghề kế toán quản trị.
1. Khái niệm về kế toán quản trị
Có rất nhiều các loại hình tổ chức khác nhau có ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của
chúng ta: Các nhà sản xuất, công ty dịch vụ, các nhà bán lẻ, các tổ chức phi lợi nhuận và các
tổ chức, cơ quan của chính phủ. Tất cả các tổ chức này đều có 2 đặc điểm chung: Thứ nhất,
mọi tổ chức đều có các mục tiêu hoạt động. Chẳng hạn, mục tiêu của một hãng hàng không có
thể là lợi nhuận và thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Mục tiêu của cơ quan công an là
đảm bảo an ninh cho cộng đồng với chi phí hoạt động tối thiểu. Thứ hai, các nhà quản lý của
mọi tổ chức đều cần thông tin để điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức. Nói chung, tổ
chức có qui mô càng lớn thì nhu cầu thông tin cho quản lý càng nhiều.
Kế toán quản trị là một bộ phận trong hệ thống thông tin của một tổ chức. Các nhà quản
lý dựa vào thông tin kế toán quản trị để hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ chức
(Hilton, 1991).
Theo luật kế toán Việt Nam, kế toán quản trị được định nghĩa là “việc thu thập, xử lý,
phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế,
tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật kế toán, khoản 3, điều 4).
Nói tóm lại, kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán được thiết kế để thoả mãn nhu cầu
thông tin của các nhà quản lý và các cá nhân khác làm việc trong một tổ chức (Edmonds et al,
2003)
1
Bài 1-Tổng quan về kế toán quản trị
Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu vai trò của kế toán quản trị đối với quá trình quản lý
chung của một tổ chức. Trong các bài giảng tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ càng các khái
niệm và công cụ được sử dụng trong kế toán quản trị.
2. Các mục tiêu của tổ chức và công việc của nhà quản lý
2.1. Mục tiêu của tổ chức
Một tổ chức có thể được xác định như là một nhóm người liên kết với nhau để thực hiện
một mục tiêu chung nào đó. Một ngân hàng thực hiện các dịch vụ tài chính là một tổ chức,
một trường đại học thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tào cũng là một tổ chức,v.v...Một tổ chức
phải được hiểu là những con người trong tổ chức chứ không phải là của cải vật chất (tài sản)
của tổ chức.
Một tổ chức có những mục tiêu gì? Câu trả lời thật không đơn giản. Thế mà, đó lại là cơ
sở để ra quyết định về chiến lược và sách lược của tổ chức.
Mục tiêu hoạt động của các tổ rất đa dạng và khác nhau. Trong mỗi một giai đoạn phát
triển khác nhau, một tổ chức có thể xác định một hay một số mục tiêu nhất định. Dưới đây là
một số mục tiêu thường gặp của các tổ chức:
- Tối đa hóa lợi nhuận hay đạt được mức lợi nhuận mong muốn
- Cực tiểu chi phí
- Tối đa hóa thị phần hay đạt được một mức thị phần nào đó
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, dẫn đầu chất lượng sản phẩm
- Duy trì được sự tồn tại của doanh nghiệp
- Tăng trưởng
- Cực đại giá trị tài sản
- Đạt được sự ổn định trong nội bộ
- Trách nhiệm đối với môi trường
- Cung cấp các dịch vụ công cộng với chi phí tối thiểu
2.2. Qúa trình quản lý và công việc của các nhà quản lý
Những người chủ sở hữu và các nhà quản lý của tổ chức chịu trách nhiệm trong việc
xác định mục tiêu hoạt động của tổ chức. Ví dụ: Mục tiêu của Công ty máy tính IBM do ban
giám đốc (được các cổ đông của công ty bầu ra) của công ty thiết lập.
Cho dù mục tiêu hoạt động của một tổ chức là gì đi nữa, công việc của các nhà quản lý
là phải đảm bảo các mục tiêu được thực hiện. Trong quá trình theo đuổi mục tiêu của tổ chức,
các nhà quản lý thực hiện bốn hoạt động (chức năng) cơ bản:
♦ Lập kế hoạch
♦ Tổ chức và điều hành hoạt động,
♦ Kiểm soát hoạt động
♦ Ra quyết định.
2
Bài 1-Tổng quan về kế toán quản trị
Lập kế hoạch
Trong việc lập kế hoạch, nhà quản lý vạch ra những bước phải làm để đưa hoạt động
của doanh nghiệp hướng về các mục tiêu đã xác định. Những kế hoạch này có thể dài hạn hay
ngắn hạn. Khi các kế hoạch được thi hành, chúng sẽ giúp cho việc liên kết tất cả các lực lượng
của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp hướng về các mục tiêu đã định.
Tổ chức và điều hành
Trong việc tổ chức, nhà quản lý sẽ quyết định cách liên kết tốt nhất giữa tổ chức, con
người với các nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch được thực hiện có hiệu quả nhất.
Trong việc điều hành, các nhà quản lý giám sát hoạt động hàng ngày và giữ cho cả tổ chức
hoạt động trôi chảy.
Kiểm soát
Sau khi đã lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, nhà quản lý phải kiểm tra và đánh giá việc
thực hiện kế hoạch. Để thực hiện chức năng kiểm tra, các nhà quản lý sử dụng các bước công
việc cần thiết để đảm bảo cho từng bộ phận và cả tổ chức đi theo đúng kế hoạch đã vạch ra.
Trong quá trình kiểm soát, nhà quản lý sẽ so sánh hoạt động thực tiễn với kế hoạch đã thiết
lập. So sánh này sẽ chỉ ra ở khâu nào công việc thực hiện chưa đạt yêu cầu, và cần sự hiệu
chỉnh để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đã thiết lập.
Ra quyết định
Ra quyết định là việc thực hiện những lựa chọn hợp lý trong số các phương án khác
nhau. Ra quyết định không phải là một chức năng riêng biệt, nó là một chức năng quan trọng,
xuyên suốt các khâu trong qúa trình quản lý một tổ chức, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực
hiện cho đến kiểm tra đánh giá. Chức năng ra quyết định được vận dụng liên tục trong suốt
quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Tất cả các quyết định đều có nền tảng từ thông tin. Do vậy, một yêu cầu đặt ra cho công
tác kế toán, đặc biệt là kế toán quản trị là phải đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, chính xác
cho nhà quản lý nhằm hoàn thành tốt việc ra quyết định.
Quá trình quản lý hoạt động của tổ tổ chức có thể được mô tả qua sơ đồ 1.1 dưới đây.
Sơ đồ 1.1: Qúa trình quản lý
Lập kế hoạch
Ra quyết định
Kiểm tra và đánh
giá
Tổ chức và điều
hành
Hành động hiệu
chỉnh
3
Bài 1-Tổng quan về kế toán quản trị
3. Mục tiêu của kế toán quản trị
Để thực hiện các công việc trong quá trình quản lý hoạt động của tổ chức, các nh
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top