HL_CO

New Member

Download miễn phí Bài giảng Nguyên lý kế toán - Tổng hợp và cân đối kế toán





• Khái niệm
Bảng cân đối kếtoán là bảng tổng hợp – cân đối tổng thể, phản ánh tổng quát tình
hình tài sản của đơn vịtheo hai mặt biểu hiện là kết cấu tài sản và nguồn hình
thành tài sản (nguồn vốn) tại một thời điểm nhất định, thường là ngày cuối kỳkếtoán.
• Kết cấu, nội dung bảng cân đối kếtoán (CĐKT)
Các chỉtiêu trên bản cân đối kếtoán được phân loại, sắp xếp thành từng loại và
được mã hoá đểthuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu cũng nhưviệc xửlý trên
máy tính. Bảng cân đối kếtoán được kết cấu gồm hai phần, dưới dạng cân đối số
dưcác tài khoản



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Bài 5: Tổng hợp và cân đối kế toán
87
Bài 5: TỔNG HỢP VÀ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Mục đích của bạn trong việc kế toán hoạt
động sản xuất – kinh doanh của công ty
TNHH Thành Đạt chính là xác định kết quả
kinh doanh và tình hình tài chính (tài sản,
nguồn vốn) của công ty tại thời điểm 30/08/N
(sau khi kết thúc một tháng hoạt động). Hoạt
động sản xuất – kinh doanh trong tháng 8/N
của công ty TNHH Thành Đạt đã được bạn
lập hoá đơn và phản ánh vào sổ sách kế toán.
Nhưng để xác định được kết quả kinh doanh
và tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty
vào thời điểm cuối tháng bạn phải làm gì?
Bài học này giúp bạn thực hiện những nhiệm
vụ trên.
Mục tiêu Nội dung
Học xong chương này, học viên phải có thể:
• Hiểu được tầm quan trọng của phương
pháp tổng hợp – cân đối kế toán.
• Hiểu được mối quan hệ giữa phương
pháp tổng hợp cân đối kế toán và các
phương pháp kế toán khác.
• Nắm được nguyên tắc và phương pháp
lập các bảng tổng hợp – cân đối kế toán.
• Học viên nắm rõ quy trình chung của
hoạt động sản xuất kinh doanh tại
doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp
thương mại.
• Hiểu được nội dung và thực hành các
bài học trước.
Nội dung bài học gồm 3 nội dung chính sau:
• Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán.
• Báo các tài chính và các nguyên tắc lập
báo cáo tài chính.
• Hệ thống báo cáo tài chính.
Thời lượng học Hướng dẫn học
10 tiết học. Để học tốt bài này đòi hỏi học viên cần
tìm kiếm đọc tham khảo các báo cáo tài
chính của các doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán.
Bài 5: Tổng hợp và cân đối kế toán
88
5.1. Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán
5.1.1. Khái niệm và cơ sở hình thành phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán
Khái niệm: Tổng hợp – cân đối kế toán là phương
pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn hình thành
tài sản, kết quả kinh doanh và các mối quan hệ kinh
tế, tài chính thuộc những mặt bản chất của đối
tượng hạch toán kế toán và trong các mối quan hệ
vốn có của các đối tượng hạch toán kế toán.
Cơ sở hình thành phương pháp tổng hợp – cân
đối kế toán: Là những mối quan hệ cân đối vốn có
của đối tượng hạch toán kế toán.
Chính những cân đối vốn có của đối tượng kế toán là cơ sở để hình thành nên phương
pháp tổng hợp – cân đối. Sự thống nhất về lượng được duy trì thường xuyên vào mọi
thời điểm thể hiện qua đẳng thức (phương trình) kế toán. Nó thể hiện sự bảo toàn vật
chất trong quá trình vận động của đối tượng kế toán dẫn đến sự cân bằng giữa tăng và
giảm, giữa Nợ và Có, từ đó hình thành nên các quan hệ cân đối kế toán.
5.1.2. Nội dung của phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán
5.1.2.1. Theo mối quan hệ giữa các đối tượng
Cân đối giữa đầu vào và đầu ra:
• Cân đối giữa nhiều đối tượng như chi phí – thu
nhập – kết quả hay cân đối giữa luồng tiền vào
và luồng tiền ra trong một thời kỳ.
Kết quả = Thu nhập – Chi phí
• Cân đối giữa tình hình nhập – xuất – tồn trong
từng đối tượng tài sản.
Tồn đầu kỳ + Mua vào trong kỳ = Xuất kho trong kỳ + Tồn kho cuối kỳ
• Cân đối giữa một bên gồm tổng số dư đầu kỳ và số phát sinh tăng trong kỳ với bên
kia gồm tổng số phát sinh giảm và số dư cuối kỳ.
Số dư dầu kỳ + Phát sinh trong kỳ = Phát sinh giảm trong kỳ + Số dư cuối kỳ
• Cân đối giữa tổng giá trị Tài sản và tổng Nguồn vốn
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
5.1.2.2. Theo mức độ tổng quát
• Cân đối tổng thể: Là mối quan hệ cân đối chung, cân đối giữa các đối tượng hạch
toán kế toán cơ bản của doanh nghiệp. Ví dụ: Cân đối giữa tài sản và nguồn vốn;
cân đối giữa thu nhập– chi phí – lợi nhuận.
Các cân đối này nhằm cung cấp thông tin tổng thể về tình hình hoạt động của đơn
vị cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán của doanh nghiệp. Các mối quan hệ
Bài 5: Tổng hợp và cân đối kế toán
89
cân đối tổng thể được thể hiện bởi các loại bảng cân đối tổng thể như: Bảng cân
đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ...
• Cân đối từng phần (cân đối chi tiết) là mối quan hệ cân đối giữa các mặt của một
đối tượng hạch toán kế toán như: Cân đối giữa nhập – xuất – tồn của một loại hàng
tồn kho, cân đối giữa tăng và giảm của một đối tượng hạch toán cụ thể...
Mối quan hệ cân đối này chủ yếu phục vụ cho công tác quản lý nội bộ doanh
nghiệp. Tuỳ theo yêu cầu và khả năng của nhà quản lý đơn vị mà mức độ cân đối
chi tiết thể hiện ở các mức độ khác nhau.
Các mối quan hệ cân đối chi tiết được thể hiện bởi các loại bảng cân đối chi tiết
như: Bảng báo cáo tình hình thanh toán, bảng báo cáo tình hình chi phí sản xuất,
Bảng cân đối tình hình nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu ...
5.1.2.3. Ý nghĩa của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán
Thông qua các bảng tổng hợp – cân đối, phương pháp tổng hợp cân đối kế toán có
thể cung cấp những thông tin khái quát và tổng hợp nhất về tài sản, nguồn vốn và kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp mà các phương pháp khác như phương pháp chứng
từ kế toán, phương pháp đối ứng tài khoản hay phương pháp tính giá không thể cung
cấp được.
Những thông tin thể hiện trên các báo cáo tài chính do phương pháp tổng hợp – cân
đối tạo ra có ý nghĩa rất quan trọng cho việc ra quyết định của người sử dụng thông
tin. Nhờ những thông tin cung cấp từ các bảng tổng hợp – cân đối mà người ta có thể
xác định được các mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố, kiểm tra, phát hiện và ngăn
ngừa tình trạng mất cân đối và có thể điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh, quản lý
việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
5.2. Hệ thống báo cáo tài chính
5.2.1. Khái niệm
Báo cáo tài chính là báo cáo kế toán cung cấp các
thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh
và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu
cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong
việc đưa ra các quyết định kinh tế.
Từ khái niệm này chúng ta nhận thấy báo cáo tài
chính chính là hình thức thể hiện của phương pháp
tổng hợp cân đối vì nó được xây dựng trên các mối
quan hệ cân đối vốn có của các đối tượng kế toán.
5.2.2. Ý nghĩa
Hệ thống báo cáo tài chính có ý nghĩa:
• Cung cấp thông tin khái quát, tổng hợp nhất về tình hình tài chính, về kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
• Cho phép kiểm tra, phân tích, đánh giá.
• Giúp các đối tượng sử dụng thông tin ra các quyết định.
Bài 5: Tổng hợp và cân đối kế toán
90
5.2.3. Yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính
5.2.3.1. Yêu cầu
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân
thủ các yêu cầu qui định tại Chuẩn mực kế toán
số 21 – Trình bày báo cáo tài chính: Phải trình
bày một cách trung thực và hợp lý, lựa chọn và
áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với qui
đ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top