Lathrop

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Nghiên cứu Nho giáo và ảnh hưởng của nó đến xã hội, con người Việt Nam





MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
I. Khát quát chung về Nho gia 2
1. Nho gia là gì 2
2. Một số tư tưởng chủ yếu của Nho gia 3
2.1. Quan điểm về bản chất con người 3
2.2. Quan điểm về xã hội học 6
2.3. Quan điểm về giáo dục 6
2.4. Quan điểm về quản lý xã hội (trị quốc) 8
II. Sự ảnh hưởng của nho giáo ở Việt Nam 11
1. Ảnh hưởng tích cực của Nho giáo ở Việt Nam 11
2. Ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo ở Việt Nam 13
Kết luận 15
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lời Mở đầu
Nho giáo sinh ra từ một xã hội chiếm hữu nô lệ trên đường suy tàn, vì vậy, Khổng tử đã luyến tiếc và cố sức duy trì chế độ ấy bằng đạo đức. “Đạo” theo Nho gia là quy luật biến chuyển, tiến hoá của trời đất, muôn vật. Đối với con người, đạo là con đường đúng đắn phải noi theo để xây dựng quan hệ lành mạnh, tốt đẹp. Đạo của con người, theo quan điểm của Nho gia là phải phù hợp với tính của con người lập nên. Chính vì vậy, Nho giáo tác động mạnh mẽ đến nếp sống, thói quen, suy nghĩ của con người và tác động vào các khu vực khác của đời sống xã hội cũng như đối với xã hội Việt Nam.
Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác – Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vũ khí lý luận của chúng ta nhưng bên cạnh đó, bộ phận kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ vẫn có sức sống dai dẳng. Việc xoá bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của nó là không thể thực hiện nên chúng ta cần vận dụng nó một cách hợp lý để góp phần đạt được mục đích của thời kỳ quá độ cũng như sau này. Vì vậy, việc nghiên cứu lịch sử, giáo lý và sự tác động của Nho giáo đến thế giới quan, nhân sinh quan của con người là hết sức cần thiết. Việc đi sâu nghiên cứu đánh giá những mặt hạn chế cũng như tiến bộ, tư tưởng của Nho giáo đã giúp chúng ta hiểu rõ tâm lý của người dân hơn và qua đó tìm được một phương cách để hướng cho họ một nhân cách chính và đúng đắn.
Tóm lại, nghiên cứu Nho giáo và ảnh hưởng của nó đến xã hội, con người Việt Nam là một nội dung quan trọng nhằm tìm hiểu lịch sử cũng như định hướng phát triển của nhân cách, tư duy con người Việt Nam trong tương lai.
I. Khát quát chung về Nho gia.
1. Nho gia là gì.
Tại Trung hoa cổ đại, từ thế kỷ XIII đến thế kỷ III trước Công nguyên, thời kỳ Xuân Thu - Chiến quốc đã phát sinh ra các hệ thống, các dòng tư tưởng triết học bao gồm: Nho giáo, Mặc gia, Đạo gia, Danh gia, Pháp gia, âm dương gia. Trong đó Nho giáo là học thuyết lớn nhất trong lịch sử chính trị, đạo đức của dân tộc Trung hoa và có ảnh hưởng rất lớn ở á Đông (Nhật bản, Triều tiên, Việt nam).
Nho giáo là một trường phái do Khổng Tử, tên thật là Khâu, hay còn gọi là Trọng Ni, người nước Lỗ (551 - 479 trước Công nguyên, thời Xuân Thu - Chiến quốc) sáng lập. Khổng Tử là người mở đường vĩ đại của lịch sử tư tưởng trung quốc cổ đại. ông là nhà triết học, nhà chính trị và là nhà giáo dục nổi tiếng ở Trung quốc cổ đại. Ông đã hệ thống những tri thức tư tưởng đời trước và quan điểm của ông thành học thuyết đạo đức chính trị riêng, gọi là Nho giáo. Học thuyết của ông được hai nhà tư tưởng là Mạnh Tử và Tuân Tử hoàn thiện và phát triển. Mạnh Tử theo hướng duy tâm, Tuân Tử theo hướng duy vật. Trong lịch sử sau này dòng Khổng Mạnh có ảnh hưởng lâu dài nhất. Từ nhà Hán trở đi, Nho giáo được nhiều nhà tư tưởng phát triển và sử dụng theo môi trường xã hội của nó.
Nho giáo được ra đời trong bối cảnh lịch sử sau:
Về kinh tế, lực lượng sản xuất đã có những bước tiến lớn, nhiều ngành nghề mới ra đời , cộng thêm sự suy yếu của thế lực chính trị nhà Chu đã làm cho chế độ kinh tế "Tỉnh điền" tan rã. Trong xã hội xuất hiện sở hữu tư nhân về đất đai và do đó xuất hiện giai cấp mới là giai cấp địa chủ.
Về chính trị, suốt thời Xuân Thu, mệnh lệnh của "Thiên tử nhà Chu" không còn được tuân thủ; trật tự lễ nghĩa, cương thường xã hội đảo lộn; đạo đức suy đồi. Đây là thời mà "Vua không ra đạo vua, tui chẳng ra đạo tôi". Triết học tại thời điểm này trong xã hội nảy sinh ra hai mâu thuẫn lớn, đó là mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ và tầng lớp thống trị quý tộc thị tộc nhà Chu và mâu thuẫn thứ hai gay gắt hơn nhiều, là mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp địa chủ, mâu thuẫn thứ hai biểu hiện là thế lực nào cũng muốn bá chủ Trung nguyên, dẫn tới cuộc chiến tranh giữa các dòng họ, đẩy xã hội vào thời kỳ loạn lạc, thời "Đánh nhau tranh thành, thì giết người thây chết đầy thành; đánh nhau giành đất thì giết người thây chết đầy đồng".
Về văn hoá, người Trung hoa đã sáng tạo ra tri thức về nhiều lĩnh vực, đạt được kiến thức vượt thời đại.
Chính trong thời đại lịch sử biến chuyển sôi động đó đã đặt ra một loạt những vấn đề xã hội và triết học mới, buộc các nhà tư tưởng phải quan tâm lý giải và làm nảy sinh một loạt các trường phái triết học đa dạng. Các dòng tư tưởng triết học thời này đều có chung một đặc trưng là quan tâm giải quyết các vấn đề chính trị - đạo đức - xã hội và không quan tâm tới tôn giáo.
Đứng trên lập trường của bộ phận cấp tiến, trong tầng lớp quý tộc cũ nhà Chu, Khổng Tử chủ trương lập lại kỷ cương nhà Chu. Với mục đích ấy, ông đã lập ra học thuyết mở trường dạy học, đi chu du khắp các nước chư hầu làm thuyết khách mong làm sáng đạo của mình trong thiên hạ. Ông chủ trương xây dựng mẫu người quân tử dùng "đức trị, lễ trị" để đưa xã hội từ chỗ hỗn loạn trở nên ổn định.
Tư tưởng trung tâm của Nho giáo là những vấn đề về chính trị, đạo đức của con người và xã hội.
2. Một số tư tưởng chủ yếu của Nho gia.
2.1. Quan điểm về bản chất con người.
Nho giáo đặt vấn đề đi tìm một bản tính có sẵn và bất biến của con người. Đức Khổng Tử và Mạnh Tử đều quan niệm bản tính con người ta sinh ra vốn thiện. Bản tính "Thiện" ở đây là tập hợp các giá trị chính trị, đạo đức của con người. Vậy "Thiện" là gì? Thiện là rộng lượng, những đức tính có sẵn mang tính chân thiện mỹ như: Người ta ai cũng có lòng nhân ái, yêu thương con người (đức Nhân), ai cũng có lòng biết ơn trong quan hệ (đức Nghĩa), ai cũng biết liêm sỉ, ai cũng có lòng cung kính, tôn trọng bề trên, nhường kẻ dưới (đức Lễ), ai cũng hiểu và biết làm điều thiện, biết xử lý công việc bằng kiến thức, lý trí của mình (đức Trí), ai cũng có sự tin tưởng vào nhau (đức Tín). Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín là năm giá trị đạo đức lớn của con người. Ngũ thường là có sẵn và bất biến trong mỗi con người.
Xuất phát từ quan niệm cho rằng bản tính của con người là thiện, Khổng Tử đã xây dựng phạm trù "Nhân" với tư cách là phạm trù trung tâm trong triết học của ông. Theo ông, một triều đại muốn thái bình thịnh trị thì người cầm quyền phải có đức Nhân, một xã hội muốn hoà mục thì phải có nhiều người theo về điều Nhân. Chữ Nhân được coi là nguyên lý đạo đức cơ bản quy định bản tính con người và những quan hệ giữa người với người từ trong gia tộc đến ngoài xã hội. Người có đức nhân là người làm được năm điều trong thiên hạ: "cung, khoan, tín, mẫn, tuệ". Cung thì không khinh nhờn,khoan thì được lòng người, tín thì người tin cậy, mẫn thì có công, huệ thì đủ khiến được người. Người có đức nhân phải là người "trước làm điều khó, sau đó mới nghĩ tới thu hoạch kết quả". Theo Khổng Tử, người muốn đạt được đức nhân phải là người có "Trí" và "Dũng". Nhờ có Trí, con người mới có sự sáng suốt minh mẫn ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top