Daunte

New Member

Download miễn phí Khóa luận Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế





MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
MỘT SỐ KÍ HIỆU VIẾT TẮT 3
CHƯƠNG I: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 4
I/ TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 4
1. Ngân hàng thương mại và các hoạt động cơ bản 4
1.1. Sự ra đời của NHTM và khái niệm NHTM 4
1.2. Các hoạt động cơ bản 5
2. Dịch vụ ngân hàng 8
2.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng 8
2.2. Các loại dịch vụ của NHTM 9
II/ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 13
1. HNKTQT và nội dung của HNKTQT 13
2. Yêu cầu của WTO, hiệp định thương mại Việt – Mỹ trong lĩnh vực
dịch vụ ngân hàng 15
2.1. Yêu cầu của WTO 15
2.2. Yêu cầu của hiệp định thương mại Việt – Mỹ 17
3. Những cơ hội và thách thức đối với ngân hàng thương mại Việt Nam
khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế 20
3.1. Cơ hội của các NHTM Việt Nam 20
3.2. Thách thức đối với NHTM Việt Nam 21
4. Tác động của HNKTQT đến phát triển dịch vụ ngân hàng 24
III/ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 28
1. Trung Quốc 28
2. Philippines 31
3. Singapore 33
4. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn phát triển dịch vụ
ngân hàng ở các nước cho Việt Nam 33
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY 36
I/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG 36
1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức 36
2. Các dịch vụ cơ bản mà NHNT Việt Nam cung cấp 38
3. Phân tích chung về tình hình hoạt động kinh doanh của NHNT
Việt Nam năm 2002 39
II/ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI NHNT
VIỆT NAM 43
1. Cơ sở pháp lý 44
2. Điều kiện tiếp cận với sản phẩm dịch vụ 46
2.1. Mật độ phục vụ về mặt địa lý 46
2.2. Mức độ đa dạng về sản phẩm dịch vụ 47
2.3. Công tác khách hàng 52
3. Chất lượng dịch vụ mà NHNT cung cấp 54
3.1. Việc ứng dụng công nghệ mới 54
3.2. Trình độ nhân viên 56
4. Hiệu quả kinh doanh dịch vụ. 57
4.1. Lợi nhuận ròng trên tài sản có bình quân 57
4.2. Lợi nhuận ròng trên vốn tự có bình quân (ROE) 58
III/ ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, NHỮNG TỒN TẠI
VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 59
1. Những kết quả đã đạt được 59
2. Một số tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại 62
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ NGÂN HÀNG TẠI NHNT VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HNKTQT 69
I/ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP 69
1. Định hướng chung về phát triển hệ thống các NHTM 69
2. Định hướng phát triển dịch vụ của các NHTM Việt Nam 71
II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 73
1. Nhóm giải pháp củng cố tiềm lực tài chính 73
2. Nhóm giải pháp về hiện đại hoá công nghệ 76
3. Nhóm giải pháp đẩy mạnh hoạt động Marketing 79
4. Nhóm giải pháp cơ cấu lại mô hình tổ chức, tăng cường năng lực
điều hành, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của NHNT 83
5. Một số giải pháp khác 88
III/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ 90
1. Kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN 90
2. Kiến nghị đối với NHNT Việt Nam 93
KẾT LUẬN 94
Danh mục tài liệu tham khảo



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

à nhỏ đạt 4.267 tỷ VNĐ, tăng 85% so với năm 2001. Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 27.066 tỷ VNĐ, tăng 125% so với năm 2001.
3.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Trong năm 2002, tổng doanh số mua bán ngoại tệ của NHNT đạt 18,7 tỷ USD tăng 62% so với năm 2001, trong đó doanh số mua bán ngoại tệ trong nước của NHNT đạt 8,9 tỷ USD, tăng 14,9% và doanh số mua bán với nước ngoài đạt 9,8 tỷ, tăng 159% so với cùng kì năm 2001. NHNT đã thực hiện SWAP với NHNN 58 triệu USD để cân đối nhu cầu vốn tiền VNĐ, đây cũng là điểm mới trong năm 2002 thể hiện khả năng sử dụng ngày càng có hiệu quả các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối của NHNT.
3.4. Kết quả kinh doanh
Do đặc điểm 70% tài sản của NHNT được kinh doanh từ nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ nên tình hình thu chi năm 2002 chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi việc giảm lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế kéo dài từ năm 2001. Thu nhập và chi phí về lãi đều đã giảm, song chi phí giảm mạnh hơn thu nhập. Năm 2002 NHNT đã tăng chi hoạt động khá lớn cho nhu cầu mở rộng mạng lưới và phát triển sản phẩm mới. Nhưng do chủ động triển khai một số các sản phẩm tiện ích mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại nên doanh thu từ dịch vụ ngân hàng tăng lên đáng kể (23%) so với năm 2001, đóng góp vào kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sau khi trích lập dự phòng 84 tỷ VNĐ, lợi nhuận trước thuế đạt gần 329 tỷ đồng, tăng 5,16% so với năm 2001.
Biểu đồ 3 Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNT
II/ Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng tại NHNT Việt Nam.
Hội nhập vào hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế là góp phần củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các ngân hàng. Nhờ mở cửa mà các ngân hàng trong nước có thể bổ sung được nguồn vốn hoạt động từ các nguồn bên ngoài, tiếp cận được các công nghệ ngân hàng tiên tiến, mở rộng hoạt động kinh doanh về ngoại hối, chứng khoán quốc tế, phát triển dịch vụ ngân hàng mới, tạo điều kiện cho các ngân hàng trong nước đa dạng hoá hình thức kinh doanh, phân tán rủi ro. Mở cửa hội nhập quốc tế về ngân hàng là chấp nhận cơ chế cạnh tranh khốc liệt, chấp nhận quy luật “Mạnh thắng, yếu thua”. Trong quá trình cạnh tranh không cân sức, các ngân hàng trong nước với xuất phát điểm thấp về chất lượng hoạt động, khả năng hạn chế về nguồn vốn, công nghệ, con người có thể bị mất đi thị trường và khách hàng. Trước xu thế đó, NHNT Việt Nam cần nhìn nhận rõ vào thực trạng, chất lượng dịch vụ của mình để từ đó củng cố những mặt mạnh, đồng thời tăng cường khắc phục những điểm yếu kém để từ đó xác định cách cạnh tranh, phát triển nhằm chủ động tham gia vào thị trường quốc tế rộng lớn hơn khi mốc thời điểm tự do hoá lĩnh vực dịch vụ này có hiệu lực. Trong thực tế, các NHTM nói chung và NHNT nói riêng thường đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng trên các phương diện sau:
Điều kiện tiếp cận với sản phẩm dịch vụ:
* Mật độ phục vụ về mặt địa lý (số chi nhánh, số phòng giao dịch);
* Mức độ đa dạng về sản phẩm dịch vụ;
* Công tác khách hàng.
Chất lượng dịch vụ mà NHNT cung cấp
* Việc ứng dụng công nghệ mới;
* Trình độ nhân viên.
Hiệu quả kinh doanh dịch vụ thông qua các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời như:
* Lợi nhuận / tài sản có ( Returns on assets- ROA);
* Lợi nhuận/ vốn (Returns on Equity- ROE) , khả năng thanh toán…
Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét thực trạng dịch vụ ngân hàng tại NHNT Việt Nam theo một số chỉ tiêu tương ứng như đã liệt kê ở trên. Nhưng trước tiên chúng ta xem xét cơ sở pháp lý cho việc kinh doanh dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ gắn với sự phát triển của công nghệ thông tin của NHNT Việt Nam.
1. Cơ sở pháp lý.
Căn cứ vào Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30/09/1992; căn cứ vào luật các tổ chức tín dụng ngày 10/12/1997; theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày12/9/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định 49/2000/NĐ-CP “về tổ chức và hoạt động của các ngân hàng thương mại”. Theo Nghị định này, các NHTM được nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. NHTM được phép cho các tổ chức cá nhân vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Theo điều 8, điều 13, điều 18, điều 19 của Nghị định này thì NHTM được:
Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh theo quy định của NHNN;
Cung ứng các phương tiện thanh toán;
Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng;
Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ;
Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN;
Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép;
Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước. Việc tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế phải được NHNN cho phép;
Cung ứng dịch vụ bảo hiểm, được thành lập công ty trực thuộc hay liên doanh để kinh doanhbảo hiểm theo quy định của pháp luật;
Cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức trực tiếp tư vấn cho khách hàng hay thành lập công ty trực thuộc theo quy định của pháp luật;
Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy từ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo Nghị định 49 thì NHNT là một NHTM quốc doanh, như vậy NHNT được cung cấp những dịch vụ đã được quy định ở trên. Theo tinh thần của nghị quyết 07/NQ-TƯ của bộ chính trị về hội nhập quốc tế, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống ngân hàng đa dạng về hình thức, có uy tín với khách hàng và có khả năng cạnh tranh. Một trong những công cụ để cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài là NHTM phải có một cơ cấu sản phẩm dịch vụ đa dạng, có một nền tảng công nghệ thông tin ứng dụng vào các nghiệp vụ ngân hàng. Với những nhu cầu thực tế đòi hỏi, Thủ tướng có Quyết định 44/2002/QĐ-TTg “về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ thanh toán”. Có thể nói, ý nghĩa quan trọng của quyết định 44/2002/QĐ-TTg là dưới một văn bản pháp lý, ngân hàng là ngành đầu tiên ở Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng chứng từ điện tử và chữ kí điện tử trong giao dịch thanh toán. Quyết định này sẽ đảm bảo về mặt pháp lý, thúc đẩy thanh toán điện tử liên ngân hàng và hoạt động thanh toán trong nền kinh tế, tạo cở hội cho việc mở rộng dịch vụ thanh toán- một...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top