Download miễn phí Đề tài Thực trạng nhà ở tại đô thị nước ta và giải pháp khắc phục





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
I. Một số lý luận chung 1
1. Khái niệm và vai trò nhà ở đô thị 1
1.1. Nhà ở đô thị 1
1.2. Đặc điểm nhà ở đô thị 1
1.3. Vai trò của nhà ở đô thị 2
2. Các quan điểm phát triển nhà ở đô thị tại các nước đang phát triển 3
2.1. Quan điểm kinh tế 3
2.2. Quan điểm xã hội 4
2.3. Quan diểm chính trị 5
3. Các khu vực sản xuất nhà ở 6
3.1. Khu vực chính thức 8
3.2. Khu vực không chính thức 10
4 .Kinh nghiệm phát triển quỹ nhà ở đô thị của Mỹ và Hà Lan 13
4.1. Khuynh hướng giải quyết vấn đề nhà ở tại các nước phát triển 13
4.2. Đặc điểm phát triển quỹ nhà ở tại Mỹ 13
4.3. Đặc điểm giải quyết vấn đề nhà ở tại Hà Lan 15
4.4. Nhận xét 17
II. Thực trạng nhà ở tại đô thị nước ta 17
1. Tổng quan về tình hình kinh tế -xã hội nước ta trong những năm qua 17
2. Thời kỳ trước đổi mới (1954-1985) 17
3. Thời kì đổi mới (từ năm 1986 đến nay) - Những chuyển biến lớn trong lĩnh vực nhà ở đô thị 20
4. Những vấn đề tồn tại 22
5. Sự năng động và đa dạng hoá quá trình sản xuất nhà ở đô thị những năm gần đây 24
6.Tiến tới một thị trường nhà ở đô thị: Những trở ngại và thách thức 26
6.1 Sự quản lý nhà ở chưa hiệu quả 26
6.2. Một thị trường nhà ở đô thị chính thức đang phôi thai, song chưa có được sự phát triển đúng mức mà lại có nguy cơ bị ngưng đọng kìm hãm 27
7. Nhà ở đô thi hiện nay và những khía cạnh kinh tế - xã hội của nó 29
7.1. Khía cạnh tâm lý - xã hội 31
7.2. Khía cạnh kinh tế -xã hội 32
7.3. Khía cạnh quy hoạch và kiến trúc 32
7.4. Khía cạnh thể chế pháp lý 33
III. Giải pháp 34
1. Mục tiêu,yêu cầu của phát triển nhà ở đô thị ở nước ta 34
1.1. Mục tiêu phát triển nhà ở đô thị 34
1.2. Yêu cầu đối với phát triển nhà ở tại khu vực đô thị 35
1.3. Nội dung chủ yếu của định hướng về phát triển nhà ở đô thị nước ta. 36
1.4. Chính sách phát triển nhà ở của nước ta 37
2. Các phương pháp nhằm ứng dụng vào Việt Nam 37
2.1. Các giải pháp chung 37
2.2. Giải pháp cụ thể 38
2.2.1. Giải pháp Xây dựng - Giải pháp Quy hoạch, kiến trúc: 38
2.2.2 Giải pháp về chính sách đất đai nhằm huy động cộng đồng tham gia phát triển quỹ nhà ở: 39
2.2.3 Giải pháp huy động vốn 39
2.2.4 Chính sách hỗ trợ: 41
2.2.5 Hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực tài chính nhà ở 42
2.2.6 Về quản lý sử dụng: 42
KẾT LUẬN
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ủa ngân hàng và của xã hội. Cuối cùng, người dân có vai trò đặc biệt, không chỉ là người tiêu dùng, mà còn tham gia tích cực trong soạn thảo và thực thi chính sách nhà ở.
Theo kinh nghiệm của Hà Lan, để đáp ứng nhu cầu nhà ở phải tăng cường sự đóng góp của toàn dân và của các công ty tư nhân. Vì thế Hà Lan là một trong những nước đi đầu trong giải quyết vấn đề nhà ở cho nhân dân lao động. Về quỹ nhà ở, nhà thấp tầng cho 1-2 gia đình chiếm ưu thế, còn lại là chung cư thấp tầng. Chung cư cao tầng ít về số lượng và thường được xây dựng trong trường hợp quy hoạch đặc biệt và tập trung ở đô thị lớn.
Thời gian gần đây, nhiều tổ hợp, ngoài việc xây dựng nhà ở xã hội, còn chú ý đến các thể loại nhà ở thương mại và chất lượng cao. Cải tạo quỹ nhà là vấn đề đang được chú ý. Đó là việc chuyển hay thay đổi chức năng hay sở hữu nhà ở. Những thay đổi này nhằm khai thác hiệu quả hơn quỹ nhà. Một vấn đề khác là chuyển đổi thành nhà ở những công trình không mang chức năng ở như công trình giao thông, kho tàng, nhà máy...
Hiện nay Chính phủ Hà Lan tiếp tục khuyến khích mở rộng sở hữu nhà ở bằng hỗ trợ mua đất làm nhà và mua nhà. Chương trình mang lại ý nghĩa xã hội rất lớn, làm cho việc khai thác lãnh thổ trở nên hợp lý hơn.
Riêng về gia đình được hỗ trợ nhà ở, tiêu chí xét là mức thu nhập thấp nhất và tính chất sở hữu nhà ở của gia đình. Trong thực tế còn tồn tại những cách hỗ trợ khác như: Chi phí lắp đặt thang máy khi cải tạo nhà ở; Cải tạo nhà ở để người tàn tật có thể sử dụng được; Chi phí làm tăng cường cách nhiệt, cách âm của tường, mái nhà...
4.4. Nhận xét
Kinh nghiệm phát triển nhà ở của Mỹ và Hà Lan, nhất là vấn đề nhà ở xã hội là cơ sở để tham khảo, áp dụng trong thực tế xây dựng nhà ở mới ở nước ta. Đó là các vấn đề từ các cơ sở xã hội xác định chất lượng nhà ở đến cơ chế tài chính, từ giá thuê nhà ở đến việc xác định gia đình cần hỗ trợ xã hội... Trong đó về nguyên tắc là phải tạo ra được quan niệm mới trong đầu tư xây dựng và dịch vụ nhà ở, đồng thời phải tạo ra được mô hình hệ thống nhà ở mới của đất nước dựa trên nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường.
II. Thực trạng nhà ở tại đô thị nước ta
1. Tổng quan về tình hình kinh tế -xã hội nước ta trong những năm qua
Có thể thấy rằng trong những giai đoạn từ những năm 1954-1985 nền kinh tế nước ta vẫn còn khó khăn thu nhập bình quân đầu người thấp đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn tuy nhiên diện tích nhà ở tại các đô thị vẫn được mở rộng trong giai đoạn này .Từ năm 1986 tới nay kinh tế nước ta không ngừng khởi sắc ví như năm 2006 tỷ lệ tăng trưởng kinh tế là hơn 8.2% so với năm 2005 đúng trong tốp những nước có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới đi kèm với nó là có những sự chuyển biến lớn trong lĩnh vực nhà ở tại các đô thị. Sau đây sẽ là số liệu cụ thể hơn để minh chứng cho điều này.
2. Thời kỳ trước đổi mới (1954-1985)
Vào thời kì này, một Chương trình nhà ở quốc gia nhằm mục tiêu xây dựng và cung cấp nhà ở cho những người làm việc trong khu vực kinh tế Nhà nước ở các đô thị đã được triển khai .Bộ Xây dựng đã được giao trách nhiệm điều hành và thực hiện Chương trình này thông qua các xí nghiệp quốc doanh do Bộ quản lý .
Cũng trong thời kì này, việc xây dựng các khu nhà ở được đưa vào Kế hoạch Nhà nước (5 năm hay hàng năm) và sau đó lại được phân phối cho cán bộ công nhân viên chức Nhà nước theo hệ thống các tiêu chuẩn lựa chọn kéo dài và phức tạp. Theo các tài liệu điều tra thì quá trình phân phối nhà ở cho các đối tượng đủ tiêu chuẩn thường kéo dài khoảng 27 tháng. Nhiều cơ quan, xí nghiệp Nhà nước trước khó khăn về nhà ở của công nhân viên và tuỳ từng trường hợp vào khả năng của mỗi đơn vị mình cũng đã chủ động đề ra những chương trình nhà ở của riêng mình .
Tất cả các chính sách có liên quan đến xây dựng nhà ở trong thời kì này như chính sách về vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, chế độ phân phối, tiền thuê nhà …đã tạo ra những sự không công bằng giữa các nghành, các cơ quan xí nghiệp và ngay giữa các cán bộ công nhân viên chức. Mặt khác, cách thức sản xuất và phân phối này không chỉ không đáp ứng nhu cầu nhà ở của đông đảo dân cư mà còn làm nảy sinh nhiều vấn đề nan giải khác .
Thực ra, trong 10 năm đầu sau khi hoà bình lập lại (1954-1964) ở miền bắc các chính sách nhà ở đã được ban hành và hiên thực trên cơ sở nhu cầu nhà ở của dân đô thị còn thấp và chưa bức xúc như hiện nay. Chẳng hạn ,năm 1954 diện tích nhà ở bình quân đầu người ở Hà Nội là 6m2 (và gần 40 năm sau ,con số này là 4m2/đầu người ). Hơn nữa, sau cuộc kháng chiến chống pháp, có một số dân cư đô thị miền Bắc di cư vào miền Nam hay trở về quê làm ăn. Còn Nhà nước Việt Nam non trẻ lại tiếp thu được từ tay thực dân Pháp các đô thị hành chính tương đối nguyên vẹn. Có lẽ vì thế mà chính sách nhà ở của Nhà nước trong thời kì này chưa được coi là chiến lược quan trọng. Đúng ra thì đó mới chỉ là một cách cấp nhà ở cho những người làm công ăn lương Nhà nước. Nhà nước lúc này cũng chỉ tập trung chú ý xây dựng nhà ở nhiều hơn là xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật đi kèm như hệ thống cấp thoát nước, cấp điện, đường xá vệ sinh môi trường .
Trong những năm 1965-1975, bằng nguồn vốn ngân sách quốc gia, Nhà nước đã xây dựng những khu trung cư từ hai tầng đến năm tầng theo mô hình tiểu khu nhà ở (các khu tập thể) của Liên Xô trước đó. Tinh thần chủ nghĩa tập thể và lý tưởng bình đẳng được thể hiên trong cấu trúc các căn hộ có diện tích bằng nhau ,các khu phụ dùng chung cho mỗi tầng nhà và “một nhà ăn tập thể trong khu ở. Vào thời kỳ này, khái niệm “căn hộ khép kín” chưa hề có trong nếp nghĩ người dân đô thị mà phần đông trong số họ, 10-20 năm về trước vốn là nông dân. Lối sống nông thôn và nếp sinh hoạt cộng đồng làng xã truyền thống vì thế được dịp lưu giữ và phát triển trong các khu chung cư đô thị .
Cũng trong giai đoạn này, do thiếu kinh nghiệm về quy hoạch và quản lý đô thị, Nhà nước mới chỉ chú ý đến việc xây dựng nhà ở hơn là tổ chức quy hoạch không gian đô thị một cách tổng thể. Vì vậy, việc xây dựng các khu nhà tại các đô thị Việt Nam chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu cư trú cấp bách và thiết yếu của lực lượng cán bộ công nhân viên chức, còn nhu cầu nhà ở của các dân cư đô thị khác chưa được tính đến .
Ngoài việc cung cấp nhà không mất tiền ,tính chất bao cấp tuyệt đối trong lĩnh vực nhà ở còn thể hiện trong khoản tiền thuê nhà rất thấp (1% tiền lương), mang tính tượng trưng và không giúp được gì cho việc bảo trì và nâng cấp các khu nhà ở. Điều này khiến cho quỹ nhà ở đô thị bị xuống cấp rất nhanh chóng và gây ra nhiều thiệt hại và lãng phí .
Tuy nhiên khi nhìn nhận đánh giá về quy mô nhà ở đô thị thời gian này cần chú ý rằng vẫn còn sự khác biệt giữa hai miền Nam -Bắc. Chẳng hạn , thời kì 1960-1975, do đặc điểm có hai chế độ chính trị...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
reul Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay Sinh viên chia sẻ 0
D Doanh nghiệp nhà nước địa phương ở thành phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình giai đoan 2014 Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng hoạt động kinh doanh ở nhà hàng Đông Á Luận văn Kinh tế 0
V Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà Máy Chế Biến Gỗ FORIMEX II Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng quản lý nhà công vụ tại Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng về mối quan hệ với các nhà cung cấp ở Hà Nội của công ty Vinatour Luận văn Kinh tế 8
T Thực trạng của vai trò của Nhà nước trong hoạt động xuất khẩu Công nghệ thông tin 0
L Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn cố định ở nhà khách Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Công nghệ thông tin 0
D Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở Công ty xây lắp và phát triển nhà số 1 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top