playboy_102

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á
CHÂU.....................................................................................................................8
1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu: .8
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu: ............8
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Ngân hàng TMCP Á Châu: ............10
1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của Ngân
hàng TMCP Á Châu: ...................................................................................10
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ACB-chi nhánh Hà Nội: ..........13
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà
Nội trong những năm gần đây.........................................................................14
1.3.1. Hoạt động nguồn vốn-Huy động vốn:................................................14
1.3.2. Hoạt động cho vay:.............................................................................17
1.3.3. Hoạt động thanh toán:........................................................................19
1.3.4. Một số hoạt động khác: ......................................................................20
1.3.4.1. Dịch vụ thẻ:....................................................................................20
1.3.4.2. Dịch vụ chuyển tiền nhanh:............................................................21
1.3.4.3. Dịch vụ ngân hàng điện tử:............................................................21
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB-chi nhánh Hà Nội trong những
năm gần đây:....................................................................................................22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH HÀ NỘI..........................24
2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo cách tín dụng
chứng từ tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội .......................................24
2.1.1. Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu theo cách tín dụng
chứng từ:.......................................................................................................24

2.1.2. Tình hình thanh toán hàng xuất khẩu theo cách tín dụng
chứng từ........................................................................................................29
2.2. Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế theo cách tín dụng
chứng từ tại Ngân hàng Á Châu ACB ............................................................34
2.2.1. Những ưu điểm trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương
thức tín dụng chừng từ: ...............................................................................34
2.2.2. Các tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng cách
tín dụng chừng từ và nguyên nhân:.............................................................35
2.2.2.1. Các tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng cách tín
dụng chừng từ.............................................................................................35
2.2.2.2. Nguyên nhân của tồn tại: ...............................................................37
2.2.2.2.1. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng Hội sở: .................................37
2.2.2.2.2. Nguyên nhân từ phía Chi nhánh Hà Nội:.................................37
2.2.2.2.3. Một số nguyên nhân khác: .......................................................39
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC
TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH HÀ NỘI..........................43
3.1. Quan điểm và định hướng mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại
ACB-chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới: ...................................................43
3.1.1. Quan điểm hoạt động tại Ngân hàng Á Châu ACB trong thời gian
tới: .................................................................................................................43
3.1.2. Định hướng mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ACB-chi
nhánh Hà Nội trong thời gian tới: ...............................................................43
3.2. Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động hoạt động thanh toán quốc tế
bằng cách tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu ACB chi nhánh
Hà Nội...............................................................................................................44
3.2.1. Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp hợp, phân tích đối thủ
cạnh tranh và áp dụng marketing Ngân hàng vào hoạt động thanh toán
xuất nhập khẩu.............................................................................................45
3.2.2. Ngân hàng ACB cần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa hơn nữa
các dịch vụ trong hoạt động TTQT theo cách tín dụng chứng từ:
.......................................................................................................................46
3.2.3. Đổi mới công nghệ ngân hàng,ứng dụng các công nghệ hiện đại
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thanh toán........................................47
3.2.4. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các thanh toán viên: 48
3.2.5. Một số giải pháp hỗ trợ khác: ............................................................50
3.3. Một số kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động hoạt động thanh toán quốc tế
bằng cách tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu ACB chi nhánh
Hà Nội...............................................................................................................52
3.3.1.Kiến nghị đối với Nhà nước và Chính phủ.........................................52
3.3.1.1. Tạo lập một môi trường kinh tế thuận lợi cho hoạt động TTQT đồng
thời mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại: ...................52
3.3.1.2. Hoàn thiện và bổ sung hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách về
ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT bằng thư tín dụng nói riêng: ......53
3.3.1.3. Hoàn thiện chính sách thương mại:................................................54
3.3.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt nam .............................54
3.3.2.1. Ngân hàng Nhà nước cần có những biện pháp hoàn thiện và phát
triển thị trường mua bán ngoại tệ liên ngân hàng: ......................................54
3.3.2.2. NHNN nên thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái thích hợp sao cho tỷ
giá có lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, phù hợp với thị trường....55
3.3.2.3. NHNN cần tăng cường chất lượng hoạt động của Trung tâm thông
tin NHNN: ..................................................................................................55
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Á Châu ACB Hội sở:..........................56
3.3.4. Kiến nghị đối với khách hàng: ...........................................................56
KẾT LUẬN..........................................................................................................57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................58

LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới ngày nay đang ngày càng có xu hướng tiến tới sư hội nhập. Điều
này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các quốc gia trên thế giới và mở rộng các
mối quan hệ kinh tế đối ngoại, trong đó thương mại quốc tế đóng vai trò quan
trọng.Việt Nam với chủ trương phát triển nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội
nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới cũng đã tăng cường mối quan hệ hợp
tác quốc tế thông qua hoạt động thương mại quốc tế nhằm thu hút đầu tư, khai
thông nguồn lực để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Như một mắt xích không thể thiếu được trong hoạt động thương mại quốc tế,
hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày càng có vị trí và vai trò quan
trọng, nó được xem là công cụ, là cầu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ
kinh tế và thương mại giữa các nước trên thế giới. Trong những năm vừa qua, hoạt
động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng của
nước ta đã trải qua những bước thăng trầm, nhưng ngày càng đang hoàn thiện và
phát triển.
Trong quá trình học tập tại trường, được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của
các thầy cô giáo, em đã tiếp thu được những kiến thức cở bản về ngân hàng thương
mại, về thanh toán quốc tế. Sau thời gian thực tập tại phòng Thanh toán quốc tế của
Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) chi nhánh Hà Nội, em nhận thấy
hiện nay trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, cách tín dụng chứng từ được
xem là cách thanh toán áp dụng phổ biến nhất. Bởi lẽ, nó đáp ứng được nhu
cầu của hai phía: Người bán hàng đảm bảo nhận tiện, người mua hàng nhận được
hàng và có trách nhiệm trả tiền. Đây là cách thanh toán quốc tế được áp
dụng phổ biến và an toàn nhất hiện nay, đặc biệt là trong thanh toán hàng hóa xuất
nhập khẩu.
Trong những năm qua, Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội đã không
ngừng đối mới và nâng cao các nghiệp vụ thanh toán của mình để phục vụ tốt hơn
cho khách hàng,đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu của khách
hàng. Cùng với chính sách kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng, thông thoáng của
Chính phủ, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển. Do đó, hình thức thanh
toán tín dụng chứng từ ngày càng được phát triển và hoàn thiên hơn. Tuy nhiên hiện
nay hoạt động thanh toán quốc tế nói chung cũng như hoạt động thanh toán quốc tế
theo cách tín dụng chứng từ nói riêng của ACB vẫn còn tồn tại một số hạn
chế cần khắc phục, cùng với nó là sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong và
ngoài nước. Bởi vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện, mở rộng hoạt động thanh toán
quốc tế bằng cách tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà
Nội là vô cùng cần thiết
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, em muốn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Mở rộng
hoạt động thanh toán quốc tế bằng cách tín dụng chứng từ tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội”.
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề: chuyên đề thực tập tập trung nghiên
cứu hoạt động thanh toán quốc tế bằng cách tín dụng chứng từ tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội, từ đó tìm ra giải pháp
mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng cách tín dụng chừng từ tại ACB
chi nhánh Hà Nội.
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động thanh toán quốc tế bằng
cách tín dụng chừng từ tại ACB chi nhánh Hà Nội từ năm 2006 đến năm
2009.
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là: phân tích, so
sánh, thống kê, các bảng số liệu minh họa…
Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh
mục từ viết tắt và bảng biểu, phụ lục kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo cách tín
dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà
Nội
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương
thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi
nhánh Hà Nội
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu:
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu:
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được thành lập theo giấy phép số
0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp ngày 24-04-1993 và giấy phép
số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13-05-
1993,ngày 04-06-1993 ACB chính thức đi vào hoạt động.Giấy phép hoạt động được
cấp cho thời gian hoạt động là 50 năm với vốn điều lệ bạn đầu là 20 tỷ Việt Nam
đồng,tính đến ngày 27/11/2009 vốn điều lệ của ACB là 7.814.137.550.000 đồng
(Bảy nghìn tám trăm mười bốn tỷ một trăm ba mươi bảy triệu năm trăm năm mươi
nghìn đồng).
Tính đến hết năm 2009, ngân hàng có 4 công ty con: Công ty chứng khoán
ACB(ACBS); Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA);
Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL); Công ty quản lý quỹ
ACB(ACBC). Ngoài ra, Ngân hàng còn liên kết và liên doanh với nhiều công ty tạo
nên: Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD); Công ty Cổ
phần Địa ốc ACB (ACBR); Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB- SJC (góp
vốn thành lập với SJC). Các cổ đông nước ngoài của ngân hàng là Connaught
Investors Ltd. (Jardine Matheson Group), Dragon Financial Holdings Ltd., Standard
Chartered APR Ltd., Ngân hàng Standard Chartered Hồng Kông, Công ty Tài chính
Quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế Giới (World Bank) và J.P.Morgan Whitefriars
Inc với tỷ lệ cổ phần nắm giữ là 30%.
Hiện nay, các hoạt động chính của Ngân hàng ACB và các công ty con là huy
động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh
toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín
dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu
và các giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ
thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế;
sản xuất vàng miếng; môi giới và tư vấn đầu từ chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài
Ngoài ra, ACB- Chi nhánh Hà Nội còn có thể áp dụng một sô biện pháp như:
quan tâm đến đời sống thường nhật của nhân viên để họ yên tâm công tác và ngày
càng gắn bó với ngân hàng; chú trọng đến phong cách giao dịch của thanh toán viên
với khách hàng, điều này góp phần thu hút thêm khách hàng mới và củng cố vững
chắc mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng lâu năm; thực hiện nguyên tắc tập
trung dân chủ trong quản lý và điều hành kinh doanh, phát huy tính chủ động sáng
tạo của từng cán bộ nhân viên....
3.2.5. Một số giải pháp hỗ trợ khác:
- Tăng cường hơn nữa quan hệ với các ngân hàng đại lý:
Xây dựng hệ thống phân loại và chính sách quan hệ đại lý phù hợp để nâng
cao uy tín, tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện các giao dịch tại ngân hàng.
Đồng thời khai thác hệ thống thanh toán của ngân hàng đại lý để phục vụ cho nhu
cầu thanh toán của chi nhánh Hà Nội. Ngoài ra, tăng cường quan hệ với các ngân
hàng đại lý còn giúp chi nhánh học hỏi được kinh nghiệm quản lý của ngân hàng
nước ngoài. Chính vai trò hết sức quan trọng của hệ thống ngân hàng đại lý nên
trong thời gian tới, ACB-Chi nhánh Hà Nội cần thực hiện một số giải pháp như:
 Thứ nhất, chi nhánh cần tiếp tục duy trì và củng cố mối quan hệ với các ngân
hàng đại lý đã thiết lập từ trước để giữ vững uy tín của mình trên thị trường
ngân hàng-tài chính quốc tế
 Thứ hai, chi nhánh cần mở rộng mối quan hệ đại lý với các ngân hàng mới
trên nhiều quốc gia khác nhau để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách
hàng, đặc biệt ở những nước mà Việt Nam có quan hệ thương mại lớn như:
Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Đông Âu...
 Thứ ba, chi nhánh cần tăng cường gắn kết công tác quan hệ đại lý với quan
hệ khách hàng.
 Thứ tư, chi nhánh phải thường xuyên phân tích, xem xét,kiểm tra và đánh giá
mối quan hệ giữa Ngân hàng ACB và ngân hàng đại lý trên các mặt giao
dịch, thanh toán
- Đẩy mạnh tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu.
Hiệu quả của hoạt động thanh toán hàng xuất nhập khẩu bằng cách
tín dụng chứng từ phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu. Nếu các doanh nghiệp này được tài trợ
nguồn vốn sẽ kinh doanh có hiệu quả, có uy tín, từ đó giúp đẩy mạnh hoạt động
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mở rộng hoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) Luận văn Kinh tế 0
D Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp mở rộng hoạt động bao thanh toán nội địa của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn Kinh tế 0
S Mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
J Xây dựng phương án huy động vốn phục vụ việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ ph Luận văn Kinh tế 0
Z Mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Na Luận văn Kinh tế 0
N Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Mở rộng hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo tại Techcombank Thăng Long Luận văn Kinh tế 0
B Mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNQD tại ngân hàng Công thương chi nhánh Đống Đa Luận văn Kinh tế 0
T Hoạt động quảng cáo của Công ty Siêu thị Hà Nội để mở rộng thị trường Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top