Download miễn phí Chuyên đề Mở rộng hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo tại Techcombank Thăng Long





MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I:HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1.Tổng quan về ngân hàng thương mại 3

1.1.1. Khái niệm 3

1.1.2. Chức năng 4

1.1.3. Các hoạt động cơ bản 7

1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 12

1.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay 12

1.2.2. Vai trò 12

1.2.3. Các hình thức cho vay 14

1.2.3.1. Cho vay thấu chi trên tài khoản tiền gửi 14

1.2.3.2. Cho vay trực tiếp từng lần 14

1.2.3.3. Cho vay theo hạn mức tín dụng 14

1.2.3.4. Cho vay luân chuyển 15

1.3 Cho vay có Tài sản đảm bảo 15

1.3.1 Khái niệm về Tài sản đảm bảo 15

1.3.2. Hình thức bảo đảm bằng tài sản 16

1.3.2.1. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh 16

1.3.2.2. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay 24

1.3.3. Những khó khăn và thuận lợi trong cho vay có bảo đảm bằng tài sản 25

CHƯƠNG II :THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÓ TSĐB TẠI TECHCOMBANK THĂNG LONG 30

2.1. Giới thiệu chung về Techcombank Thăng Long 30

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 30

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của Techcombank Thăng Long 31

2.1.3 Các hoạt động chủ yếu của Techcombank Thăng Long 32

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 32

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng 33

2.2. Thực trạng về tình hình cho vay có tài sản đảm bảo tại Chi nhánh Techcombank Thăng Long 35

2.2.1. Tình hình cho vay có tài sản bảo đảm của chi nhánh Thăng Long 35

2.2.1.1. Tài sản cầm cố thế chấp của Chi nhánh Thăng Long 37

2.2.1.2. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay 41

2.2.1.3. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba 42

2.3.2. Đánh giá hoạt động của Chi nhánh Thăng Long 43

2.3.2.1. Một số kết quả đạt được 43

2.3.2.2. Một số hạn chế và những nguyên nhân trong hoạt dộng cho vay có TSĐB của Chi nhánh Thăng Long 45

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÓ TSĐB TẠI TECHCOMBANK THĂNG LONG 49

3.1 Định hướng hoạt động của Techcombank Thăng Long trong thời gian tới 49

3.2. Một số biện pháp mở rộng hoạt động cho vay có Tài sản đảm bảo tại Techcombank Thăng Long 51

3.2.1. Đa dạng hóa các loại hình cho vay có tài sản bảo đảm 51

3.2.2. Nâng cao tính pháp lý trong các văn bản, nghị định 54

3.2.3. Nâng cao trình độ của nhân viên tín dụng 56

3.2.4. Nâng cao chất lượng thẩm định tài sản 57

3.2.5. Tổ chức đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo thường xuyên 58

3.3. Một số kiến nghị 58

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 58

3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 59

KẾT LUẬN 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


rường hợp khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Mức độ đó được thể hiện qua mối tương quan giữa số tiền cho vay và giá trị tài sản được dùng làm đảm bảo.
Hđb =
Giá trị của khoản vay
Giá trị của tài sản đảm bảo
Một món vay có giá trị đảm bảo càng cao thì tỷ lệ càng nhỏ. Nhưng trên thực tế việc xác định mối quan hệ giữa cho vay và chất lượng của tài sản đảm bảo còn phụ thuộc vào các yếu tố như giá trị của tài sản đó trên thị trường, khả năng phát mại của tài sản, tình hình biến động giá cả của tài sản đó trên thị trường mà từ đó ngân hàng có quyết định cụ thể cho khoản vay của mình.
Trong phân tích tài chính trong các ngân hàng thương maị có rất nhiều chỉ tiêu được đề cập đến, chỉ tiêu khả năng thanh toán.chỉ tiêu khả năng sinh lờivv. Trong đó có hai chỉ tiêu liên quan phản ánh hiệu quả của tài sản đảm bảo.
*Chỉ tiêu về tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm trên tổng dư nợ:
Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm trên tổng dư nợ
=
Dư nợ có tài sản bảo đảm
* 100%
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu trên cho biết bao nhiêu % dư nợ của tổ chức tín dụng được bảo đảm bằng tài sản. Tỷ lệ này càng cao thì càng tốt nhưng không có nghĩa là mức độ an toàn của nó cao, vì trên thực tế có nhiều khách hàng khi vay vốn, yêu cầu về tài sản đảm bảo rất khó khăn cho họ nhưng bù lại họ có phương án kinh doanh tốt, khả năng chi trả nợ là rất cao.
* Chỉ tiêu về khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng trên cơ sở tài sản đảm bảo. Hiện nay chỉ tiêu này mỗi ngân hàng có một mức quy định khác nhau nhưng nhìn chung bao giờ giá trị của tài sản đảm bảo cũng phải lớn hơn số vốn mà ngân hàng cho khách hàng vay, tuy nhiên mức này cũng ở một số lượng vừa phải, nếu quá thấp không đáp ứng được nhu cầu vốn mở rộng sản xuất của khách hàng, nếu qúa cao thì mức độ an toàn của các khoản vay giảm. Vì vậy đây là một chỉ tiêu khá quan trọng phản ánh chất lượng bảo đảm tiền vay của ngân hàng.
1.3.2.2. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay
Đây là những loại tài sản được hình thành từ nguồn tài trợ của ngân hàng, là biện pháp cuối cùng để ngân hàng có thể hạn chế việc người vay bán tài sản hình thành từ vốn vay. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thực chất cũng là bảo đảm bằng cầm cố thế chấp nhưng chỉ khác là tại thời điểm xin vay, giải ngân tài sản đó chưa được hình thành mà tài sản đó được hình thành dần dần trong qúa trình sử dụng vốn. Lúc đó tài sản này mới chính thức trở thành tài sản bảo đảm.
Điều kiện đối với khách hàng.
Đối với khách hàng vay
+ Có tín nhiệm đối với tổ chức tín dụng
+ Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ
+ Có dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có khả năng hoàn trả nợ, hay có dự án, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật
+ Có mức vốn tự có tham gia vào dự án và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư của dự án
Đối với tài sản.
+ Tài sản hình thành từ vốn vay dùng làm bảo đảm tiền vay phải xác định được quyền sở hữu hay được giao quyền sử dụng; giá trị, số lượng và được phép giao dịch. Nếu tài sản là bất động sản gắn liền với đất thì phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với khu đất mà trên đó tài sản sẽ được hình thành và phải hoàn thành các thủ tục về đâu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.
+ Đối với tài sản mà pháp luật có quy định phải mua bảo hiểm, thì khách hàng vay phải cam kết mua bảo hiểm suốt thời hạn vay vốn khi tài sản đã được hình thành đưa vào sử dụng.
1.3.3. Những khó khăn và thuận lợi trong cho vay có bảo đảm bằng tài sản
Điều quan trọng để ngân hàng và khách hàng có thể tiếp cận và thực hiện được các quan hệ vay vốn đó là khách hàng phải bảo đảm được ba vấn đề cơ bản, cũng là ba điều kiện tiên quyết: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm của khách hàng; Tình hình tài chính, nguồn thu và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng; bảo đảm khoản vay. Vấn đề bảo đảm tiền vay đã được điều chỉnh bởi một số văn bản pháp lý của Chính phủ, của ngành ngân hàng tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng vận dụng trong công việc. Việc các tổ chức tín dụng nhận tài sản đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có vốn mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội cho các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng, mở rộng mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên bên cạnh đó việc nhận tài sản đảm bảo đang gặp không ít những khó khăn, vướng mắc về thủ tục và khả năng thẩm định
Khó khăn khi nhận tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất. Máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất khi cầm cố thường đã qua quá trình sử dụng, do đó việc định giá đánh giá tài sản này là khó khăn và đòi hỏi tổ chức tín dụng phải kiểm tra đánh giá được tình trạng của tài sản đảm bảo, đồng thời phải có khả năng giám sát việc sử dụng tài sản đảm bảo của khách hàng. Đôi khi tổ chức tín dụng phải thuê tổ chức chuyên môn, tổ chức tư vấn xác định. Vì vậy khi đã nhận cầm cố và đặc biệt phải bán thanh lý khi người vay không trả được nợ là rất phức tạp và số tiền bán tài sản thường không thu hồi đủ gôc lãi vay do ít người có nhu cầu mua lại máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất đã qua sử dụng, thời gian bán tài sản kéo dài làm cho tài sản bị hư hỏng, xuống cấp, mất giá.
Vấn đề sở hữu và giấy tờ chứng minh quyền sở hữu: Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, vấn đề này là đơn giản vì các tài sản dùng thế chấp tài sản đều có giấy tờ hợp pháp để chứng minh quyền sở hữu và những trường hợp giấy tờ pháp lý không đủ thì ngân hàng có thể từ chối cho vay. Nhưng đối với các doanh nghiệp nhà nước thì do lịch sử để lại, các tài sản của doanh nghiệp thường không có các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu cần thiết nhất là nhà cửa , bất động sản Do đó nhiều doanh nghiệp hiện đang quản lý sử dụng khối lượng tài sản rất lớn nhưng giá trị tài sản đủ điều kiện làm tài sản thế chấp cho ngân hàng là rất ít. Điều này làm cho ngân hàng rất khó khăn trong việc kiểm soát và xử lý tài sản để thu hồi nợ khi bên vay không trả được nợ.
Có trường hợp cho vay thế chấp nhà ở đã thực hiện đầy đủ thủ tục thế chấp, có chứng thực của công chứng nhưng sau đó phát hiện nhà này thuộc diện quy hoạch giải toả, người vay không trả được nợ đã bỏ trốn, tổ chức tín dụng không thể xử lý tài sản để thu hồi nợ do Toà án từ chối giải quyết vì lý do không lấy được lời khai của người vay, uỷ ban nhân dân cũng không hỗ trợ trong việc thực hiện thủ tục chuyển nhượng do nhà thuộc diện quy hoạch
Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp bảo lãnh tuy đã có nhiều cải tiến, song việc thực hiện đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất không thống nhất giữa các phòng công chứng. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều phía như: Cơ chế chính sách về bất động sản còn quy định nhiều thủ tục rườm rà, không thống nhất, văn bản pháp luật tới cơ quan chức năng của Nhà nước chưa thực hiện đồng bộ. Ví dụ như, đối với thủ tục đăng ký thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải đăng ký tại Sở địa chính và thông qua công chứng đối với tái sản gắn liền với đất. Trong khi đó bất động sản là nhà ở thì chỉ thông qua công chứng. Phòng công chứng chỉ xác nhận chứng thực về tài sản gắn liền với đất không xác nhận tài sản là đất. Như vậy những bất động sản là nhà ở có diện tích khuôn viên lớn hơn diện tích xây dựng khi xử lý tài sản các tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn.
Thiếu danh mục các loại tài sản mà tổ chức tín dụng có thể nhận thế chấp,cầm cố: Tài sản của doanh nghiệp có thể nhiều nhưng chấp nhận những tài sản nào làm tài sản cầm cố, thế chấp là quyền của NHTM, nhưng nếu có một danh mục các tài sản có thể nhận thế chấp, cầm cố với các tiêu chuẩn rõ ràng, cụ thể thì sẽ tạo cho ngân hàng thuận lợi khi thực hiện, giảm sức ép đối với ngân hàng khi nhận tài sản cầm cố, thế chấp và bảo đảm tài sản cầm cố thế chấp làm đựơc nhiệm vụ của mình là nguồn trả nợ thứ hai, là vòng bảo vệ an toàn thứ hai đối với tổ chức tín dụng
Vấn đề chế độ trách nhiệm và sự phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước: Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm quy định khá chặt chẽ, nhưng việc phân công thực hiện các nội dung thì phân tán ở nhiều nơi. Các cơ quan được giao nhiệm vụ không công bố rộng rãi các công việc thuộc thẩm quyền xử lý của mình, các hồ sơ tài liệu khách hàng cần xuất trình để xử lý công việc, mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và chế độ trách nhiệm không được quy định rõ dẫn đến hiện tượng đùn đẩy gây khó khăn cho khách hàng, ngân hàng trong việc hoàn thiện thủ tục cầm cố thế chấp tài sản.Và nếu như bên vay không trả được nợ thì ngân hàng rất khó có thể bán được tài sản thế chấp cầm cố để thu hồi nợ vì các thủ tục để bán khá phức tạp, nhiều việc không thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước, trong khi chức năng và nhiệm vụ chưa được quy định rõ rất khó cho các NHTM khi triển khai thực hiện.
Vấn đề xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ, theo quy định các tổ chức tín dụng không được quyền tự bán mà phải bán đấu giá thông qua trung tâm đấu giá, do đó mất nh...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mở rộng hoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) Luận văn Kinh tế 0
D Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp mở rộng hoạt động bao thanh toán nội địa của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn Kinh tế 0
S Mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
J Xây dựng phương án huy động vốn phục vụ việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ ph Luận văn Kinh tế 0
Z Mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Na Luận văn Kinh tế 0
N Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNQD tại ngân hàng Công thương chi nhánh Đống Đa Luận văn Kinh tế 0
T Hoạt động quảng cáo của Công ty Siêu thị Hà Nội để mở rộng thị trường Luận văn Kinh tế 0
V Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại Citibank Việt Nam Khoa học Tự nhiên 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top