Lathrop

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam





MỤC LỤC
 
MỤC LỤC 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 5
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9
1.1 An ninh tài chính 9
1.1.1 Một số khái niệm về an ninh tài chính 9
1.1.2 Quan điểm về an ninh tài chính trong hoạt động tín dụng, ngân hàng. 11
1.1.3 Sự cần thiết phải đảm bảo an ninh tài chính trong thời kỳ hội nhập. 13
1.1.3.1 Tiến trình Việt Nam ra nhập kinh tế quốc tế 13
1.1.3.2 Sự cần thiết phải đảm bảo an ninh tài chính trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. 14
1.2 Nội dung của an ninh tài chính trong hoạt động của ngân hàng thương mại 16
1.2.1 Ổn định hoạt động ngân hàng 17
1.2.2 An toàn hoạt động ngân hàng 17
1.2.3 Đảm bảo vững mạnh trong hoạt động ngân hàng 19
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính trong ngân hàng thương mại 21
1.3.1 Chỉ tiêu về vốn kinh doanh 21
1.3.3 Năng lực quản lý 23
1.3.4 Khả năng thanh toán 24
1.3.5 Khả năng sinh lời 25
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới an ninh tài chính của NHTM 26
1.4.1 Các nhân tố bên trong 26
1.4.2 Các nhân tố bên ngoài 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG AN NINH TÀI CHÍNH TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 30
2.1 Khái quát về Sở giao dịch I ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 30
2.1.1 Chức năng nhiệm vụ của Sở giao dịch 30
2.1.2 Hệ thống tổ chức của Sở giao dịch I 32
2.2 Thực trạng đảm bảo an ninh tài chính tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 35
2.2.1 Ổn định hoạt động ngân hàng 35
2.2.1.1 Ổn định hoạt động huy động vốn 35
2.2.1.2. Ổn định trong hoạt động cho vay 37
2.2.2 An toàn hoạt động ngân hàng 41
2.2.2.1 An toàn đối với vốn 41
2.2.2.2 An toàn trong hoạt động của ngân hàng 42
2.2.3 Đảm bảo vững mạnh trong hoạt động ngân hàng 43
2.3 Những nguy cơ đe doạ an ninh tài chính trong hoạt động của Sở giao dịch I Ngân hàng NNo&PTNT hiện nay. 45
2.3.1 Nguy cơ từ nội bộ nền kinh tế 45
2.3.2 Nguy cơ từ các cơ chế, chính sách của nhà nước 46
2.4 Đánh giá an ninh tài chính tại Sở giao dịch I 47
2.4.1 Kết quả đạt được 47
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 49
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH TẠI SỞ GIAO DỊCH-NHNo&PTNT VN 51
3.1 Định hướng phát triển của Sở giao dịch NHNo&PTNT VN 51
3.1.1 Định hướng phát triển của các ngân hàng thương mại trong thời kỳ hội nhập 51
3.1.2 Phương hướng phát triển của Sở giao dịch I trong thời gian tới 55
3.1.2.1 Mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh: 55
3.1.2.2 Biện pháp thực hiện 55
3.2 Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I khi hội nhập 60
3.2.1 Đối với Sở giao dịch I NHNo&PTNT VN 60
3.2.1.1 Xử lý nợ tồn đọng trong Sở giao dịch. 60
3.2.1.3 Nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn ở mức độ cao về tài sản có 62
3.2.1.4 Hoàn thiện và phát triển hệ thông bảo hiểm tín dụng 63
3.2.1.5 Lập quỹ dự phòng rủi ro theo các nghiệp vụ hoạt động và đối tượng có rủi ro 63
3.2.1.6 Tăng cường năng lực quản lý và kinh doanh cuả cán bộ, nhân viên ngân hàng 64
3.2.1.7 Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng và công khai hóa tài chính, tăng cường công tác kiểm soát và kiểm toán nội bộ NHTM 64
3.2.1.8 Liên kết, các tổ chức tín dụng (TCTD) nên có biện pháp cùng nhau xây dựng mối liên hệ thông tin 65
3.3 Kiến nghị đối với Sở giao dịch 66
3.3.1 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT VN 66
3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN 66
3.3.2.1 Nâng cao vai trò, trách nhiệm của ngân hàng nhà nước 66
3.3.2.2 Nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát của NHNN đối với mọi hoạt động của các ngân hàng thương mại 67
3.3.2.3 Hệ thống các giải pháp đảm bảo an ninh trong hệ thống ngân hàng thương mại. 68
3.3.2.4 Hoàn thiện hệ thống pháp luật và kiện toàn nền tảng pháp lý trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. 68
KẾT LUẬN 70
Danh mục tài liệu tham khảo 71
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ường, chính sách pháp luật của Nhà nước, tâm lý của người gửi tiền...
Trạng thái của nền kinh tế có một nhân tố quan trọng tác động tới an ninh tài chính trong các ngân hàng thương mại. Khi nền kinh tế phát triển ổn định, có tăng trưởng bền vững, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói chung và tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại nói riêng sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển. Ngược lại, nền kinh tế suy thoái, lạm phát cao, giá trị của đồng nội tệ suy giảm...sẽ ảnh hưởng tiêu cực tâm lý của người gửi tiền và anh hưởng tới hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại. Trong điều kiện đó, an ninh tài chính của các ngân hàng khó được đảm bảo.
Hoạt động của ngân hàng gắn liền với nhiều thị trường như thị trường đầu tư bất động sản, đẩu tư chứng khoán, thị trường tài chính, thị trường liên ngân hàng.... Trong điều kiện hiện nay, các thị trường này luôn có sự biến động. Những biến động đó có thể bao gồm biến động về tỷ giá, đối thủ, sự thay đổi của chính sách từ ngân hàng nhà nước...Những biến động này sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của ngân hàng, từ đó tác động tới tình tình an ninh tài chính của ngân hàng. Chẳng hạn như sự thay đổi chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước sẽ làm cho chính sách huy động tiền gửi của ngân hàng bị ảnh hưởng dẫn đến nguồn vốn của ngân hàng bị ảnh hưởng, khả năng tài chính của ngân hàng cũng sẽ bị thay đổi theo, vấn đề đảm bảo an ninh tài chính của ngân hàng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Chính sách, pháp luật của nhà nước là một trong những nhân tố quan trọng tác động mạnh mẽ tới an ninh tài chính trong ngân hàng thương mại. Bởi vì, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, các chính sách nhà nước trong đó có chính sách tài chính như chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất,...sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến ngân hàng thương mại. Sự ổn định, rõ ràng, cụ thể của các chính sách này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu hút vốn cũng như hoạt động đầu tư và ảnh hưởng tích cực tới an ninh tài chính trong các ngân hàng thương mại. Ngược lại, sự thay đổi thường xuyên của các chính sách của Nhà nước sẽ tạo ra nhiều rủi ro cho ngân hàng, do đó vấn đề đảm bảo an ninh tài chính sẽ gặp khó khăn. Chẳng hạn như hiện nay Việt Nam đã chinh thức ra nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO) và tới năm 2010, các ngân hàng 100%vốn nước ngoài sẽ được đặt trụ sở và mở rộng hoạt động tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại trong nước sẽ không còn được sự bảo hộ của ngân hàng nhà nước như trước nữa, các chính sách mà nhà nước đưa ra sẽ phải đảm bảo công bằng cho cả các ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài, an ninh tài chính của các ngân hàng thương mại chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới an ninh tài chính trong ngân hàng thương mại là tâm lý của người gửi tiền. Các ngân hàng thương mại muốn hoạt động hiệu quả thì trước tiên phải nắm được tâm lý của người gửi tiền, từ đó đưa ra những chính sách phù hợp đánh vào tâm lý của người gửi tiền, thu hút được lượng vốn lớn hơn, tránh tình trạng bị rút tiền ồ ạt, an ninh tài chính mới được đảm bảo.
Ngoài các yếu tố cơ bản trên, các nhân tố khác của môi trường bên ngoài như thể chế chính trị, môi trường văn hoá xá hội, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cũng như những vấn đề của tội phạm công nghệ cao trong việc lợi dụng kẽ hở của ngân hàng... cũng có những ảnh hưởng nhất định tới an ninh tài chính trong ngân hàng thương mại.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG AN NINH TÀI CHÍNH TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
Khái quát về Sở giao dịch I ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Sở kinh doanh hối đoái NHNo&PTNT Việt Nam theo Quyết định số 235/QĐ/HĐQT- 02 ngày 16/05/1999 của Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam.
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Tên tiếng Anh: Banking Operations Center Of Vietnam Bank For Agriculture and rural development.
Chức năng nhiệm vụ của Sở giao dịch
Sở giao dịch có chức năng sau: - Làm đầu mối thực hiện một số nhiệm vụ theo uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam và theo lệnh của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. - Trực tiếp kinh doanh đa năng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Sở giao dịch có nhiệm vụ: 1/ Đầu mối quản lý ngoại tệ mặt của NHNo&PTNT Việt Nam
2/ Đầu mối các dự án đồng tài trợ và các dự án uỷ thác đầu tư của NHNo&PTNT Việt Nam khi được Tổng giám đốc giao bằng văn bản.
3/ Tiếp nhận các nguồn vốn uỷ thác đầu tư của Chính phủ, các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước và tham gia các dự án đồng tài trợ.
4/ Theo dõi, hạch toán kế toán các khoản vốn uỷ thác đầu tư của NHNo&PTNT Việt Nam.
5/ Huy động vốn: a) Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. c) Được vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam cho phép. d) Vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
6/ Cho vay: a) Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. b) Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
7/ Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm: a) Cung ứng các phương tiện thanh toán b) Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng c) Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ d) Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng đ) Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của NHNo&PTNT Việt Nam.
8/ Kinh doanh ngoại hối: Huy động và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam.
9/ Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng: Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo luật các TCTD, bao gồm: thu, chi tiền mặt; mua bán vàng bạc; máy rút tiền tự động; dịch vụ thẻ, két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các dịch vụ Ngân hàng khác được Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam cho phép.
10/ Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu n...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Phân tích tình hình quản lý chất lượng ở Công ty Cơ điện Đại Dương và một số giải pháp đảm bảo chất Luận văn Kinh tế 1
T Giải pháp phát triển nghiệp vụ thẩm định bất động sản đảm bảo nợ vay tại ngân hàng TMCP Việt Á Luận văn Kinh tế 0
T Một số giải pháp đảm bảo nguồn vốn đầu tư nhằm đạt được mục tiêu phổ cập trung học cơ sở vào năm 201 Luận văn Kinh tế 0
A Thực trạng về quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay, kiến nghị và giải pháp nhằm đảm bảo cân đối q Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp cơ bản đảm bảo vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội giai đo Luận văn Kinh tế 0
M Một số giải pháp nhằm bảo đảm vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - Xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái t Luận văn Kinh tế 0
T Giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo đảm tiền vay đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Doanh nghiệp vừa Luận văn Kinh tế 0
N Phân tích tình hình quản lý chất lượng ở Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư và một số giải pháp đảm bảo chất Luận văn Kinh tế 0
V Đảm bảo tiền vay và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại chi nhánh ngân hà Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp quản lý môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững khu vực vịnh Hạ Long Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top