goldenchip_1987

New Member

Download miễn phí Báo cáo Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán của công ty nông thổ sản I





Hình thức biểu hiện cụ thể của phương pháp tổng hợp cân đối là hệ thống bảng tổng hợp cân đối gọi là Báo biểu kế toán. Đó là hệ thống mẫu biểu báo cáo chủ yếu phục vụ cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (các chủ đầu tư, ngân hàng, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan thuế .) và các nhà quản lý trong nội bộ doanh nghiệp. Vấn đề này xuất phát từ quan điểm đổi mới quản lý kinh doanh, đổi mới quan niệm về hệ thống thông tin và hoàn toàn phù hợp với bản chất, nội dung phương pháp tổng hợp cân đối kế toán.
Hiện nay, theo quy định thì công ty Nông thổ sản I phải có trách nhiệm lập các bảng biểu sau cho cấp quản lý:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính
Các bảng biểu trên được lập hàng quý, hàng năm.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n thu nhập đáng kể. Để đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời tăng khả năng bán ra, công ty đã đặt các đơn vị trực thuộc tại các tỉnh như Thái Bình, Quảng Ninh và mới đây nhất là tại TP. Hồ Chí Minh, Lạng Sơn để tận dụng những thuận lợi của từng khu vực. Đồng thời công ty cũng mở rộng thị trường tiêu thụ sang các nước Đài Loan, Ba Lan, Trung Quốc, Nga, Lào ...
III. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Nông thổ sản I trong những năm gần đây
Với khối lượng sản phẩm hàng hoá đa dạng về chủng loại và mẫu mã, với thị trường tiêu thụ rộng lớn. Công ty Nông thổ sản I đã liên tục có lãi và hoàn thành kế hoạch với ngân sách Nhà nước.
Các hoạt động cụ thể như sau:
Bảng phân tích tình hình sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu
Năm 2001 (đồng)
Năm 2002 (đồng)
Chênh lệch
+/- (đồng)
%
Nguồn vốn KD
12.605.400.903
12.605.440.903
0
100
-Do Nhà nước cấp
5.820.983.758
5.820.983.758
0
100
-Do tự bổ sung
6.784.457.145
6.784.457.145
0
100
Nợ phải trả
17.099.750.235
20.391.836.112
3.292.085.877
119,25
TSLĐ+ĐTNH
20.746.231.479
23.699.393.623
2.953.162.144
114,23
TSCĐ+ĐTDH
6.512.291.219
7.181.929.053
669.637.834
110,28
DT thuần
165.937.064.999
323.712.860.518
157.775.795.519
195,08
LN trước thuế
302.843.375
316.204.005
13.360.630
104,41
Nghĩa vụ NS
5.131.922.602
3.482.738.935
-1.649.183.667
67,86
TN bình quân
703.566
850.000
146.434
120,8
Qua bảng tính trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty là nguồn vốn Nhà nước cấp và tự bổ sung. Như vậy, công ty không phải huy động vốn từ các trung gian tài chính. Nguồn vốn của công ty như vậy có thể nói là ổn định và lành mạnh. Tuy nhiên nguồn vốn chỉ ở mức được bảo toàn mà chưa được gia tăng.
Sang năm 2002, cả TSCĐ và TSLĐ của công ty đều tăng. Nguyên nhân do công ty mở rộng thêm nhiều mặt hàng kinh doanh, và nâng cấp, xây mới thêm cơ sở vật chất. Như vậy có thể quy mô của doanh nghiệp được mở rộng qua các năm.
Về doanh thu, công ty đã đạt mức doanh thu vượt năm 2001 là 157.755.795.519 đồng dẫn đến lợi tức trước thuế vượt 13.360.630 đồng,thu nhập của người lao động không ngường tăng lên. Điều này chứng tỏ công ty tổ chức kinh doanh có hiệu quả.
Tuy nghĩa vụ nộp ngân sách sang năm 2002 giảm do Nhà Nước đã có những thay đổi trong chính sách thuế GTGT với hàng nông sản.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình.Công ty đã đề ra phương hướng hoạt động trong thời gian tới như sau:
Thứ nhất về quy mô vốn: Công ty tiếp tục coi trọng và bảo toàn nguồn vốn nhà nước giao và không ngừng mở rộng nó bằng cách bổ sung từ lợi nhuận sau thuế. Bên cạnh đó trong giai đoạn tới công ty sẽ thực hiện cổ phần hoá nên có thể tăng vốn bằng cách huy động trong công nhân viên và các đối tác liên doanh.
Thứ hai về tổ chức mạng lưới: Tiếp tục củng cố mạng lưới hiện có, đầu tư cho mạng lưới mới phát triển tại các đầu mối giao nhận chính và một số tỉnh biên giới, nhằm thúc đẩy kinh doanh xuất nhập khẩu.
Thứ ba về đời sống cán bộ: Công ty đảm bảo cho công nhân viên của mình ổn định việc làm và tăng thu nhập đồng thời tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực.
Thứ tư về doanh thu và lãi: Công ty phấn đấu đạt mức doanh thu và lợi nhuận ngày càng cao, dự kiến trong năm 2003 công ty sẽ tăng 50% doanh thu so với năm 2002.
Thứ năm về thị trường tiêu thụ: Công ty phấn đấu mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thu đặc biệt là thi trường quốc tế
IV. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Nông thổ sản I
IV.1. Cơ cấu tổ chức
Đứng đầu Công ty là Giám đốc do Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm. Giám đốc tổ chức và điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng và thay mặt cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước lãnh đạo Bộ Thương mại, pháp luật và các cơ quan quản lý Nhà nước.
Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc và kế toán trưởng do giám đốc công ty đề nghị Bộ Thương mại bổ nhiệm và miễn nhiệm. Phó giám đốc được giám đốc phân công điều hành một số lĩnh vực công tác cụ thể và chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực công tác được giao.
Giám đốc công ty được phép tổ chức bộ máy quản lý (gồm các phòng ban) gọn nhẹ có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ được giao và báo cáo mô hình mạng lưới tổ chức kinh doanh về cơ quan chủ quản cấp trên là Bộ Thương mại.
Hiện nay, công ty gồm một giám đốc, một phó giám đốc phụ trách năm phòng ban gồm:
- Phòng Tổ chức hành chính.
- Phòng Tài chính kế toán.
- Phòng Kế hoạch đầu tư.
- Phòng Nghiệp vụ kinh doanh.
- Phòng Xuất nhập khẩu
Các phòng đều có mối quan hệ mật thiết với nhau trong việc trao đổi thông tin, lập kế hoạch, tìm nguồn đầu tư, tìm nguồn hàng, tìm thị trường, quản lý nhân viên và có mối quan hệ mật thiết với phòng Kế toán trong việc thu- chi để thực hiện các thương vụ mua bán hàng hoá và trả lương cho công nhân viên.
Trong đó Giám đốc công ty trực tiếp phụ trách phòng Kế hoạch đầu tư, Kế toán, Tổ chức hành chính; Phó Giám đốc trực tiếp phụ trách xuất nhập khẩu, nghiệp vụ kinh doanh.
Công ty có mạng lưới chi nhánh gốm 12 đơn vị trực thuộc là:
- Chi nhánh kinh doanh nông thổ sản Hà Nam
- Chi nhánh kinh doanh nông thổ sản và dịch vụ du lịch Nghệ An
- Chi nhánh kinh doanh nông thổ sản Thái Bình
- Chi nhánh kinh doanh nông thổ sản và dịch vụ du lịch Quảng Ninh
- Xí nghiệp chế biến và kinh doanh nông thổ sản Hà Nội
- Xí nghiệp chế biến và kinh doanh nông thổ sản Kiến An-Hải Phòng
- Xí nghiệp vận tải dịch vụ và kinh doanh tổng hợp Hà Nội
- Chi nhánh kinh doanh nông thổ sản và dịch vụ TP. Thanh Hoá
- Chi nhánh kinh doanh nông thổ sản và dịch vụ TP. Hồ Chí Minh
- Chi nhánh kinh doanh nông thổ sản và dịch vụ TP. Hải Phòng
- Chi nhánh kinh doanh nông thổ sản và dịch vụ TP. Lạng Sơn
- Chi nhánh kinh doanh nông thổ sản và dịch vụ TP. Lào Cai
Các đơn vị đều thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc trong tổng thể toàn công ty, được mở tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo thể thức quy định của Nhà nước.
Tổ chức bộ máy các chi nhánh gồm một giám đốc và một đến hai phó giám đốc, tổ kế toán - tài chính, tổ nghiệp vụ kinh doanh; tổ bán hàng.
Tổ chức bộ máy các xí nghiệp gồm một giám đốc và một đến hai phó giám đốc; bộ phận kế toán tài chính, bộ phận nghiệp vụ kinh doanh; bộ phận sản xuất, gia công, chế biến; hệ thống cửa hàng, quầy hàng trực thuộc xí nghiệp.
Trong đó giám đốc phụ trách trực tiếp các chi nhánh trực thuộc, phó giám đốc trực tiếp phụ trách các xí nghiệp, cửa hàng trực thuộc.
Cơ cấu tổ chức của công ty Nông thổ sản I được thể hiện qua mô hình sau:
Giám đốc
Phòng
Xuất
Nhập khẩu
Phó giám đốc
Phòng
Tổ chức
hành chính
Phòng
Tài chính
Kế toán
Phòng
Kế hoạch
đầu tư
Phòng
Nghiệp vụ
Kinh doanh
Mạng lưới chi nhánh- xí nghiệp trực thuộc (12 đơn vị)
IV.2. Nhiệm vụ các phòng ban
- Phòng Tổ chức hành chính: Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh hàng năm, phong tham mưu cho giám đốc trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy, mạng lưới cán bộ, lao động tiền lương, đề xuất việc tiếp nhận qu...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top