Download miễn phí Đồ án Đánh giá hiện trạng hoạt động của các trang trại và đề xuất mô hình trang trại sinh thái tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai





MỤC LỤC
 
Chương 1: Giới thiệu 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.3 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của đề tài 2
1.3.1 Mục tiêu 2
1.3.2 Đối tượng 2
1.4 Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới 3
1.4.1 Trong nước 3
1.4.2 Thế giới 4
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4
1.6 Phương pháp luận 4
1.7 Nội dung nghiên cứu 5
1.8 Giới hạn của đề tài 6
1.9 Phương hướng phát triển của đề tài 6
Chương 2: Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai 8
2.1 Điều kiện tự nhiên 8
2.1.2 Vị trí địa lý 8
2.1.2. Điều kiện tự nhiên 10
2.1.2.1 Địa hình – thổ nhưỡng 10
2.1.2.2 Khí hậu – Thời tiết 10
2.1.3 Tài nguyên thiên nhiên 10
2.2 Tình hình hoạt động kinh tế, xã hội 11
2.2.1 Kinh tế 11
2.2.1.1 Nông – Lâm nghiệp - Thủy sản 11
2.2.1.2 Công nghiệp 13
2.2.2 Xã hội 14
2.2.2.1 Dân số - Tỉ lệ nam nữ 14
2.2.2.2 Lao động và phân bố lao động trong các ngành 15
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 17
3.1 Định nghĩa trang trại – Trang trại sinh thái – Kinh tế trang trại 17
3.2 Trang trại sinh thái theo hướng nông nghiệp bền vững 18
3.3 Những đặc trưng cơ bản của trang trại, tiêu chí nhận dạng trang trại và thực trạng quy mô trang trại ở Việt Nam 19
3.3.1 Đặc trưng 19
3.3.2 Tiêu chí 19
3.3.3 Thực trạng quy mô 22
3.4 Trang trại sinh thái là mô hình kết hợp giữa mô hình khung VAC và các nhân tố khác 25
3.4.1 Mô hình VAC 25
3.4.2 Các nhân tố khác 26
3.4.2.1 Các công trình xử lý chất thải trong chăn nuôi 26
3.4.2.2 Chương trình sản xuất và sử dụng phân bón trong sản xuất 34
3.4.2.3 Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPhần mềm 36
3.4.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin 42
3.5 Định nghĩa về LCA và các bước thực hiện 43
3.5.1 Khái niệm về LCA (Life cycle assessment) 43
3.5.2 Sự hình thành LCA 44
3.5.3 Hoạt động LCA ở Việt Nam 45
3.5.4 Ứng dụng - Lợi ích - hạn chế của LCA 45
3.5.4.1 Ứng dụng 45
3.5.4.2 Lợi ích 47
3.5.4.3 Hạn chế 47
3.5.5 Thực hiện LCA 48
3.6 Phương pháp nghiên cứu 51
Chương 4: Hiện trạng hoạt động các trang trại tại địa phương 52
4.1 Quy mô, lợi ích kinh tế từ trang trại 52
4.2 Hiện trạng môi trường ở các trang trại 53
4.2.1 Hiện trạng môi trường chung của huyện Trảng bm 54
4.2.2 Hiện trạng môi trường ở các trang trại 54
4.2.2.1 Phân rác 55
4.2.2.2 Nước thải 55
4.2.2.3 Mùi hôi phát sinh 56
4.2.3 Ảnh hưởng các hoạt động trang trại đến thành phần môi trường 56
4.2.3.1 Môi trường đất 56
4.2.3.2 Môi trường nước 57
4.2.3.3 Môi trường không khí 58
4.2.3.4 Hệ sinh vật 58
4.3 Kết quả khảo sát phiếu trưng cầu ý kiến 58
Chương 5: Đề xuất mô hình trang trại sinh thái cho địa phương 61
5.1 Yêu cầu chung khi thiết kế mô hình 61
5.2 Chọn địa điểm xây dựng trang trại 61
5.2.1 Các yếu tố khí hậu và đất đai 62
5.2.2 Các yếu tố sản xuất 63
5.2.3 Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương 64
5.3 Thiết kế xây dựng trang trại và lập kế hoạch xây dựng trang trại 64
5.3.1 Xác định kiểu trang trại thích hợp với điều kiện địa phương 65
5.3.2 Hệ thống đường xá và hàng rào bảo vệ trang trại 65
5.3.3 Xây dựng ao nuôi trồng thuỷ sản 65
5.3.4 Xây dựng chuồng trại chăn nuôi 66
5.3.5 Hệ thống vườn cây 67
5.4 Lựa chọn giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên
của huyện 67
5.5 Đề xuất mô hình trang trại sinh thái 69
Chương 6: Đề xuất qui trình đánh giá vòng đời sản phẩm LCA cho các sản phẩm được nuôi trồng ở trang trại sinh thái 73
6.1 Ý nghĩa của việc đánh giá LCA cho sản phẩm của trang trại 73
6.2 Áp dụng LCA cho sản phẩm của trang trại 74
6.2.1 Cây trồng 74
6.2.2 Vật nuôi 79
Chương 7: Kết luận - Kiến nghị 85
7.1 Kết luận 85
7.2 Kiến nghị 86
7.2.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước 86
7.2.2 Đối với người dân 87
 
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

một cách bền vững, cả về kinh tế lẫn sinh thái. Sử dụng các biện pháp như phun thuốc, bón phân hóa học có thể làm tăng sản lượng cây trồng nhưng cũng có thể phá hủy môi trường sinh thái và làm giảm lợi nhuận vì chi phí đầu vào cao.
Ở cây thuốc lá được cấy gen kháng bệnh, tỷ lệ cây chết ban đầu giảm 50% so với cây thuốc lá bình thường. Một số lúa mì lại cũng có khả năng hạn chế 50% sự phát triển của các bệnh nấm và cho năng suất cao hơn so với ruộng đối chứng có phun thuốc diệt nấm.
Các biện pháp kỹ thuật canh tác
Làm đất
Việc làm đất dẫn đến các thay đổi vật lý của đất (khả năng trữ nước, độ tơi xốp và thoáng khí, nhiệt độ đất…). Chính các thay đổi này tác động đến hoạt động và sự sống còn của các mầm bệnh, khả năng nhiễm bệnh của cây trồng và thành phần các vi sinh vật trong đất. Phản ứng của mầm bệnh thực vật đối với việc làm đất phụ thuộc vào tương quan mầm bệnh – cây trồng và ảnh hưởng của môi trường do làm đất và mức độ mắc bệnh cây trồng có thể tăng, giảm hay không thay đổi. Ở cây đậu việc làm đất sâu có thể làm hạn chế các bệnh ở rể cây, nhưng ở ngũ cốc nếu không làm đất thì bệnh lại giảm. Việc làm đất quá nhiều sẽ phá hủy các chất hữu cơ, đảo lộn cân bằng các quần thể vi khuẩn đất, tăng nguy cơ phân hóa và thoái hóa đất đồng thời tốn nhiều năng lượng, tăng chi phí đầu vào. Tuy nhiên việc giảm cường độ làm đất lại có thể làm tăng lượng thuốc diệt nấm cần sử dụng, vì phế thải nông nghiệp nằm ở trên mặt đất tạo nơi trú ẩn cho nhiều loại nấm và mầm bệnh. Sự lây nhiễm bệnh ở cây trồng lúc này phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
Luân canh
Có thể nói luân canh cây trồng là phương pháp kiểm soát sâu bệnh lâu đời nhất. Trong thời đại đôc canh và chuyên canh cao như ngày nay thì việc áp dụng các phương pháp luân canh là điều cần thiết, tạo khả năng sử dụng kẻ thù tự nhiên (thiên địch) của mầm bệnh và sự phân hủy phế thải nông nghiệp để kiểm soát mầm bệnh.
Việc luân canh các loại cây trồng khác nhau sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh cho cây trồng (trong khi ở các hệ độc canh thì nguy cơ bùng nổ các dịch bệnh nặng sẽ cao hơn). Luân canh cây trồng là biện pháp có ý nghĩa quan trọng hơn so với các phương pháp làm đất trong việc hạn chế dịch bệnh cây trồng. Nếu trồng nối vụ các cây trồng không cho họ hàng với nhau thì nguy cơ lây truyền bệnh sẽ giảm đáng kể. Khi trồng liên tục một giống cây, một số mầm bệnh có thể sống sót và phát triển rất nhanh, bất chấp các biện pháp làm đất. Chế độ độc canh cũng dẫn đến sự chọn lọc tự nhiên những loại mầm bệnh nguy hiểm hơn đối với cây trồng.
Luân canh cây trồng làm giảm mức độ lây nhiễm bệnh ban đầu trong ruộng. Các kết quả khảo sát ở Mỹ cho thấy trong những năm thời tiết bất lợi cho sự phát triển dịch bệnh thì chỉ 01 năm luân canh giữa các vụ lúa mì cũng đủ để giảm đáng kể mức độ dịch bệnh.
Ở những vùng mưa nhiều hay ở những đồng ruộng được tưới tiêu (nơi nguy cơ xảy ra dịch bệnh cây trồng lớn hơn) thì ảnh hưởng của luân canh đối với năng suất thu hoạch rất rõ rệt. Các kết qua khảo sát ở Mỹ cho thấy ở những ruộng lúa mì luân canh với đậu lăng và lúa mạch thì thiệt hại do dịch bệnh gây ra thấp hơn nhiều so với những ruộng chỉ độc canh lúa mì. Trong khoảng thời gian ngắn, việc luân canh có thể không đem lại lợi nhuận tối đa cho nông dân, nhất là khi trồng những cây luân canh giá trị thấp, nhưng về lâu dài thì đây là chiến lược bền vững vì nó duy trì sự tăng năng suất trong nhiều năm.
3. Các biện pháp khác
Những biện pháp khác nhau như: chọn thời điểm gieo trồng, chọn chiều sâu gieo trồng, khoảng cách giữa hàng cây, sử dụng thuốc diệt cỏ, phân hóa học và tưới tiêu… cũng ảnh hưởng đến sự bùng phát và mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Nếu áp dụng riêng rẽ từng biện pháp trên thì thường không đủ để kiểm soát dịch bệnh cây trồng một cách hiệu quả. Mức độ kiểm soát sẽ tăng lên nếu áp dụng phối hợp các biện pháp khác nhau.
Trong nhiều năm người ta đã sử dụng việc bón các chất dinh dưỡng, chất vi lượng như là một phương pháp kiểm soát dịch bệnh. Có thể cung cấp trực tiếp các chất dinh dưỡng và các chất vi lượng cho cây trồng bằng cách bón phân hay cung cấp gián tiếp bằng cách thay đổi cấu trúc nhờ hoạt động của các vi sinh vật. Cây lúa mì thiếu đồng thường dễ mắc bệnh hơn và cho năng suất thấp hơn so với những cây có hàm lượng đồng cao hơn. Có thể bổ sung đồng cho cây bằng cách bón phân nhiều sunfat vào đất. Trên thị trường cũng có bán những sản phẩm mấm vi sinh có khả năng hòa tan quặng photphat, cải thiện khả năng hấp thụ photphat của cây. Cả hai phương pháp (cung cấp trực tiếp bằng phân bón, sử dụng vi sinh vật để làm tăng khả năng hấp thụ của cây) đều giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cây trồng và làm tăng năng suất thu hoạch.
Thuốc diệt cỏ tác động đến mầm bệnh thực vật thông qua hoạt chất trong thuốc. Một số thuốc diệt cỏ như Glysophat, Triallat, Trifluralin tác động trực tiếp đến sự hình thành bào tử của các mầm bệnh. Glysophat ngăn cản hoàn toàn sự sản sinh bào tử mầm bệnh…; Triallat làm giảm 50%; nhưng ngược lại Trifluralin lại làm tăng 128% sự sinh sản bảo tử. Vì vậy khi sử dụng thuốc diệt cỏ cần lưu ý đến đặc điểm này.
4. Các tác nhân sinh học
Trong những hệ sản xuất nông nghiệp cân bằng về sinh thái, việc sử dụng các tác nhân vi sinh hay các chế phẩm từ chúng sẽ là một phương án thay thế hấp dẫn để kiểm soát cả các tác nhân gây bệnh lây qua lá lẫn các mầm bệnh trong đất.
Hiệu quả của các tác nhân sinh học là chúng có tác dụng đặc trưng đối với những mầm bệnh cần tiêu diệt. Các vi sinh này sống trên phế thải nông nghiệp và tác động đến mầm bệnh thực vật bằnh sự cạnh tranh, tiêu diệt mầm bệnh hay đối kháng với mầm bệnh, qua đó hạn chế sự bùng phát và giảm mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Tuy nhiên, để đạt được mức độ kiểm soát diện rộng người ta cần các tác nhân vi sinh phổ biến và ít đặc trưng hơn. Ở Braxin người ta áp dụng loại vi sinh Trichoderma harzianum có sống ở cả phế thải lúa mì lẫn phế thải đậu tương trên đồng ruộng, và nhờ đó đã làm giảm các mầm bệnh sống qua mùa đông ở cả hai loại cây này.
Trong khi phát triển các tác nhân vi sinh người ta cũng áp dụng nguyên tắc như ở cây lai. Ví dụ, so với cây có gen chỉ kháng với một thứ bệnh thì những cây có gen kháng được nhiều loại bệnh sẽ được bảo vệ tốt hơn và lâu dài hơn trong một phạm vi môi trường rộng hơn. Tương tự như vậy, hỗn hợp một số chủng vi sinh có thể giúp tăng 20% năng suất lúa mì, nhưng từng chủng vi sinh riêng lại không có tác dụng đáng kể đối với năng suất thu hoạch.
Các công ty nông hóa hiện đang đi tìm những phương án thay thế cho vi sinh vật sống bằng cách phát triển những hóa chất là những sản phẩm trao đổi chất của các tác nhân vi sinh. Tuy nhiên, việc thương mại hóa các sản phẩm này còn gặp nhiều khó khăn do chi phí cao và
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố đông hà tỉnh Quảng trị Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú THọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Điều tra, đánh giá về ý thức học tập hiện nay của sinh viên học viện nông nghiệp Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Vàm Cỏ Đông tại huyện Bến Lức tỉnh Long An năm 2016 Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật PCR phát hiện trực tiếp Mycobacterium Tuberculosis trong mẫu bệnh phẩm Y dược 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Quang Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề cơ khí xã Thanh Thủy Nông Lâm Thủy sản 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top