12_43

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

Đánh giá tác động công trình đến bức tranh thủy động lực
khu vực cửa sông ven bờ Bến Hải, Quảng Trị
Nguyễn Thọ Sáo1, Trần Ngọc Anh1,*, Nguyễn Thanh Sơn1, Đào Văn Giang2
1Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN,
334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam
2Trung tâm Hải văn, Tổng cục biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nhận ngày 11 tháng 8 năm 2010
Tóm tắt. Bài báo này giới thiệu một số kết quả nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình
đến các trường thủy động lực vùng cửa sông ven biển Cửa Tùng, sông Bến Hải tỉnh Quảng Trị
bằng bộ mô hình MIKE 21 với các mô đun HD, SW và ST, từ đó phân tích nguyên nhân dẫn đến
các hiện tượng bồi xói bất thường trong khu vực, làm tiền đề cho việc đề xuất và quy hoạch các
công trình chỉnh trị phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội và môi trường.
Từ khóa: MIKE, vùng cửa sông ven biển, Cửa Tùng, công trình chỉnh trị sông
1. Đặt vấn đề∗
Trong những năm gần đây các hoạt động
kinh tế, du lịch biển phát triển mạnh, nhiều các
công trình được xây dựng ở vùng cửa sông ven
biển như cầu, cảng, kè chắn sóng... đã phần nào
tác động đến các yếu tố thủy động lực trong
vùng. Các tác động này có thể theo hướng tích
cực như chống bồi lấp luồng tàu, bảo vệ các
vùng xung yếu hay cũng có thể tiêu cực như
gây xói lở cục bộ, làm hư hại hay phá hủy các
công trình lân cận. Vùng cửa sông ven biển Cửa
Tùng sông Bến Hải tỉnh Quảng Trị gần đây có
sự thay đổi mạnh mẽ về hình thái [1]. Một trong
những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó có
thể là các công trình mới xây dựng ở khu vực
này do có sự trùng hợp về thời điểm xuất hiện
công trình với các hiện tượng bồi xói bất
thường ở các bãi biển trong khu vực. Khi có
mặt các công trình như cầu, đê chắn cát,
cảng,… trường thủy động lực sẽ có những biến
đổi nhất định và có tác động đến các quá trình
vận chuyển bùn cát ven bờ do vậy có thể gây
ảnh hưởng đến hình thái vùng cửa sông ven
biển.
∗ Tác giả liên hệ. ĐT: 84-4-38584943.
E-mail: anhtnvnu.edu.vn
Bài báo này giới thiệu một số kết quả
nghiên cứu đánh giá tác động của các công
trình đến các trường thủy động lực vùng cửa
sông ven biển Cửa Tùng, sông Bến Hải tỉnh
Quảng Trị bằng công cụ mô hình toán, từ đó
phân tích nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng
bồi xói bất thường trong khu vực, làm tiền đề
cho việc đề xuất và quy hoạch các công trình
chỉnh trị phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã
hội và môi trường kinh tế xã hội và môi trường.
N.T. Sáo và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 435‐442 436
2. Khái quát khu vực nghiên cứu
Bãi biển Cửa Tùng, tỉnh Quảng Trị từng là
một trong những bãi tắm đẹp, thu hút nhiều du
khách. Hiện nay bãi biển phía bắc Cửa Tùng bị
xói lở mạnh, chỉ còn một khoảng không gian
nhỏ. Về tự nhiên, Cửa Tùng nằm ở một vị trí
địa lý phức tạp (hình 1), chịu ảnh hưởng của
các điều kiện tự nhiên như: sóng biển, thủy
triều, hải lưu, nước dâng và dòng bùn cát; dòng
chảy sông và các tai biến lũ lụt; gió mùa đông
bắc, tây nam và bão, nền địa chất phức tạp trên
khối bazan cùng với các chu kỳ biến đổi khí
hậu toàn cầu và các hoạt động kinh tế xã hội
đang diễn ra mạnh mẽ trong khu vực. Những
năm gần đây, bãi tắm phía bắc Cửa Tùng ngày
càng bị thu hẹp về không gian do sự xâm thực
ngày càng gia tăng cả về quy mô lẫn cường độ,
dẫn tới các tổn thất về du lịch [2].
Quang Tri Province
Hình 1. Vị trí khu vực nghiên cứu.
Nhằm đáp ứng các nhu cầu về giao thông,
giao thương giữa hai bờ Nam – Bắc sông Bến
Hải cũng như các hoạt động đánh bắt thủy sản,
giao thương với huyện đảo Cồn Cỏ, thời gian
gần đây đã có một loạt công trình được xây
dựng (hình 2) mà tiêu biểu là cầu Tùng Luật,
cảng cá Cửa Tùng và đê chắn cát mố phía nam
cầu Tùng Luật (gọi tắt là kè).
Cầu Tùng Luật được xây dựng vào năm
2004 ngay nơi dòng sông gặp biển, nối hai
huyện huyện Gio Linh và Vĩnh Linh. Cầu có
thiết kế dài 461 m, rộng 9m, tải trọng H30-
XB80, khổ thông thuyền 50m, tĩnh không 8,5 m
với 4 trụ cầu có kích thước mỗi trụ: 10,5mx 7m.
Kè Cửa Tùng bắt đầu được xây dựng từ
năm 2004, nằm phía bờ nam Cửa Tùng, bờ kè
được xây dựng có chiều dài 430 m, cao 1,5 m,
N.T. Sáo và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 435‐442 437
rộng 6 m với kết cấu bằng đá hộc và cốt thép
vươn dài ra biển nhằm mục đích chắn sóng,
chắn cát, giảm xói mòn trụ cầu Tùng Luật cũng
như ngăn chặn bồi lấp cửa phục vụ giao thông
thủy và an toàn hàng hải cho cảng cá Cửa Tùng.
Cảng cá Cửa Tùng bắt đầu được xây dựng
từ năm 2004, khi Sở Thuỷ sản Quảng Trị (nay
thuộc Sở NN-PTNT Quảng Trị) thực hiện dự án
khu neo đậu trú bão và hậu cần nghề cá với
mục tiêu là cung cấp bến neo đậu, tránh trú bão,
hậu cần nghề cá và hiện đại hoá khu sản xuất
nghề cá ven biển. Trước đây, tại vị trí cảng cá
Cửa Tùng là một eo biển kín gió, được một cồn
cát lớn nằm phía ngoài che chắn sóng biển. Khi
thực hiện dự án, hơn 200.000 m3 cát ở cồn này
bị múc đi đổ vào san lấp eo biển tạo thành một
bãi cát bằng phẳng chính là mặt bằng cảng cá
hiện nay.
Nhằm mục đích đánh giá tác động của các
công trình cầu – kè – cảng đến bức tranh thủy
động lực trong vùng, khu vực nghiên cứu được
xác định gồm hai miền: miền trong sông từ cầu
Hiền Lương đến cửa và miền biển ven bờ (xem
hình 3
3. Phương pháp tiếp cận
Để đánh giá tác động của công trình hay
hệ thống công trình đến chế độ thủy động lực
có nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên sử
dụng (các) mô hình thủy động lực là phương
pháp rẻ và tin cậy đồng thời có thể cung cấp các
giải pháp thay thế cũng như các dự báo cho
tương tai. Hỗ trợ cho mô hình thủy động lực là
các biện pháp điều tra, thu thập và xử lý số liệu
để tăng cường độ tin cậy của các đầu vào yêu
cầu cho mô hình cũng như phân tích nhằm làm
sáng tỏ bức tranh thủy động lực trong khu vực
trước và sau khi có công trình, từ đó đánh giá
sơ bộ các luận điểm và sẽ được minh chứng lại
bằng các công cụ mô phỏng trong các bước tiếp
theo. Số liệu khí tượng, thủy hải văn trong khu
vực nghiên cứu đã được thu thập và cập nhật
đến năm 2008 cùng các nguồn số liệu khác như
tài liệu khảo sát địa hình năm 2000 và tài liệu
phân tích cấp hạt của TEDI, ảnh hàng không
chụp năm 2003, ảnh vệ tinh Google...
Bên cạnh đó nhằm bổ sung số liệu, hai đợt
khảo sát và đo đạc đã được thực hiện vào tháng
8/2009 và 4/2010 trong đó tập trung vào đo đạc
địa hình khu vực nghiên cứu phần dưới nước,
phần trên cạn, dòng chảy, sóng, gió, trầm tích
đáy và lơ lửng kết hợp với các...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hoanganhtk2006

New Member
Re: [Free] Đánh giá tác động công trình đến bức tranh thủy động lực khu vực cửa sông ven bờ Bến Hải, Quảng Trị

Cho mình xin link tài liệu này với nha. Thank Ad nhé ! :)
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá Xạ đen Y dược 0
D Đánh giá tác dụng của phương pháp Cận Tam Châm trong hỗ trợ điều trị trẻ rối loạn phổ tự kỷ Y dược 0
D Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Phù Đổng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá công tác quản trị sự thay đổi tại công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá nhận thức về tác hại đối với môi trường của chất thải nhựa Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá khái quát về công tác hạch toán kế toán tại công ty TNHH Song Linh Luận văn Kinh tế 0
D Liên hệ thực tiễn công tác đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nhân lực tại FPT Telecom Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top