phuc_nguyen

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI MỞ ĐẦU
Lý thuyết hệ thống và điều khiển học là một thành phần cốt lõi trong mảng
kiến thức của công nghệ thông tin. Lý thuyết này mang ý nghĩa quan trọng, không
thể thiếu đối với các kỹ sư phần mềm trong quá trình phát triển hệ thống mới. Các
khái niệm về hệ thống, hệ thống thông tin cùng cách tiếp cận, quản lý, điều khiển
một hệ thống phức tạp, các lược đồ nghiên cứu, cách thức tổ chức, phát triển và
quản lý hệ thống thông tin là những nội dung mang ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Quan điểm hệ thống đối với nền kinh tế quyết định sự thống nhất nội dung và
đặc điểm nghiên cứu của điều khiển học kinh tế. Việc nghiên cứu này giúp ta xây
dựng được một cách phức hợp những biện pháp để hoàn thiện quản lý kinh tế quốc
dân và đặc biệt làm cơ sở lý luận xây dựng các hệ thống quản lý tự động hóa và hệ
thống xử lý dữ liệu trong nền kinh tế quốc dân.
Bài giảng cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về lý thuyết hệ
thống và điều khiển học. Nội dung bài giảng gồm năm chương:
Chương 1: Những khái niệm cơ bản về hệ thống
Chương 2: Tiếp cận các hệ thống phức tạp
Chương 3: Điều khiển và quản lý các hệ thống phức tạp
Chương 4: Một số bài toán điều khiển tối ưu quan trọng
Chương 5: Tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống kinh tế
Mặc dù đã cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng chắc chắn vẫn còn có rất
nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các bạn để bài
giảng được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Chương 1
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG
1.1 Quan niệm về hệ thống
Hệ thống không phải là khái niệm nguyên thuỷ, nghĩa là chúng ta có thể dùng
những khái niệm đã biết để định nghĩa thế nào là hệ thống, nhưng hệ thống là khái
niệm được nghiên cứu và ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau nên việc nêu
lên một định nghĩa hình thức hoá về hệ thống, có đủ tính khái quát có thể áp dụng
trong những lĩnh vực khác nhau là một công việc vô cùng khó khăn. Vì lẽ đó và để
có thể thấy được hết những khía cạnh phức tạp và những vấn đề tinh tế trong quá
trình xác định một hệ thống, thay vì định nghĩa hệ thống, chúng ta mô tả hệ thống là
một giải pháp thích hợp. Chúng ta sẽ đưa ra một vài ví dụ để thấy rõ điều đó. Trước
hết ta hãy xét một hệ thống nhân tạo, nghĩa là một hệ thống do con người thiết kế và
chế tạo ra, chẳng hạn một chiếc đồng hồ, một chiếc xe máy, một chiếc ti vi, thì định
nghĩa về hệ thống sau đây là hoàn toàn thích hợp:
“Hệ thống là tập hợp những phần tử liên kết với nhau một cách rất chặt chẽ
thành một nhất thể, nhằm thực hiện một số chức năng nhất định ”.
Trong quá trình tìm hiểu hệ thống nói chung, có những điều cần lưu ý sau đây:
- Khi xác định một hệ thống, điều quan trọng đầu tiên là khi đưa ra một đối
tượng thì ta phải khẳng định đối tượng ấy có thuộc vào hệ thống hay không, nghĩa
là nó có phải là phần tử của hệ thống hay không. Đối với chiếc đồng hồ nói riêng và
hệ thống máy móc nhân tạo nói chung, điều này rất rõ ràng đến mức không cần
quan tâm và bàn cãi; ai cũng dễ dàng chấp nhận mỗi chi tiết máy là một phần tử,
nhưng như sẽ thấy sau này, có rất nhiều hệ thống, việc phân định đối tượng nào
thuộc hệ thống và đối tượng nào không thuộc hệ thống cũng như việc xác định cái
gì là phần tử của hệ thống, lại là những vấn đề vô cùng phức tạp, không dễ dàng
nhận ra, cũng không dễ dàng thống nhất ý kiến.
- Điều quan trọng tiếp theo là phải chỉ rõ những liên kết giữa các phần tử của
hệ thống. Đối với hệ thống máy móc nhân tạo, các liên kết này là rõ ràng, vừa là
liên kết định vị, vừa là liên kết chức năng nghĩa là chi tiết nào nào lắp đặt ở đâu và
móc nối với các chi tiết khác như thế nào. Những chi tiết này do các nhà thiết kế
hoạch định thông qua một sơ đồ đựơc hình thành từ những nguyên lý khoa học rất
chặt chẽ về cơ học, vật lý, hoá học, thuỷ động học, khí động học, sóng điện từ
…Chính nhờ những liên kết này mà từ những phần tử (chi tiết hay linh kiện) rời
rạc đã tạo nên một nhất thể (tức là hệ thống) có thể thực hiện được những chức năng
nhất định. Sự liên kết này chặt chẽ đến mức nếu ta bỏ đi một phần tử nào đó, chẳng
hạn bỏ đi chiếc bugi của xe máy thì máy không nổ được, xe không chạy được, hệ
thống không còn là xe máy nữa, khi ấy ta nói rằng “Hệ thống tan rã” theo nghĩa
không thể thực hiện được chức năng của nó nữa. Tuy nhiên trong thực tế có rất
nhiều hệ thống mà giữa các phần tử của chúng có nhiều loại liên kết khác nhau, thể
hiện dưới nhiều hình thái khác nhau và với nhiều mức độ chặt chẽ khác nhau nên
việc lựa chọn những liên kết để đưa vào hệ thống không phải một vấn đề đơn giản.
Hãy xét một xí nghiệp, ông Giám đốc là người quan trọng nhất vì ông ta có quan hệ
mật thiết với mọi người trong xí nghiệp, nhưng ông ta có thể vắng mặt 1 tuần lễ mà
xí nghiệp vẫn hoạt động bình thường. Điều đó chứng tỏ mối liên kết giữa những
người trong một xí nghiệp khác rất xa với mối liên kết giữa các chi tiết máy của một
chiếc đồng hồ.
Mỗi hệ thống thực hiện một số chức năng nhất định. Đối với hệ thống máy
móc thì các chức năng này do con người đề ra và từ đó người ta tìm cách thiết kế và
chế tạo hệ thống có khả năng thực hiện được những chức năng đó. Tuy nhiên đối
với những hệ thống tự nhiên (được hình thành một cách tự nhiên ngoài ý muốn của
con người) thì chức năng của chúng cũng được hình thành một cách tự nhiên. Việc
nghiên cứu để biết được tất cả các chức năng của một hệ thống để sử dụng và điều
khiển nó theo những mục tiêu của con người là những vấn đề có nội dung rất phong
phú và phức tạp.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét một hệ thống nhân tạo khác mà những vấn đề
nêu trên rất khó để đưa ra kết luận. Ví dụ “Một Trường Đại học” nào đó là một hệ
thống nhân tạo vì nó được thành lập theo quyết định của “con người”. Chức năng
của hệ thống này được quy định trong những văn bản pháp quy, mà ở đây ta chỉ đề
cập đến 2 chức năng nổi trội, đó là đào tạo và nghiên cứu khoa học. Có một số vấn
đề cần giải pháp như dưới đây:
- Các cán bộ giảng dạy và viên chức có tên trong danh sách lĩnh lương của
trường, đương nhiên là những người thuộc vào hệ thống; nhưng sinh viên của
trường có thuộc vào hệ thống không? Những người quản lý nhà trường có thể có 2
luồng ý kiến khác nhau:
+ Luồng ý kiến đánh giá là không; với sự diễn giải có vẻ hợp lý. Sinh viên thi đỗ
vào trường cũng như nguyên liệu đủ tiêu chuẩn chất lượng để đưa vào một xí
nghiệp sản xuất, trong thời gian học tập ở trường học giống như bán thành phẩm
của xí nghiệp. Khi tốt nghiệp họ trở thành kỹ sư hay cử nhân họ giống như các
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thiết kế sơ đồ tư duy hệ thống hóa lý thuyết hóa hữu cơ phổ thông Luận văn Sư phạm 0
L Thuyết quản lý của trường phái quan hệ con người và sự vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn Kinh tế 2
O Thuyết quản lý của trường phái quan hệ con ngươì và sự vận dụng vào các quan hệ doanh ngiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
P Tìm hiểu về công cụ xây dưng hệ thống và cơ sở lý thuyết Luận văn Kinh tế 0
S Thuyết quản lý của trường phái “quan hệ con người” và sự vận vào điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Lý thuyết hệ thống và vận dụng tư duy hệ thống trong đổi mới quản lý giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D LÝ THUYẾT VÀ ỨNG DỤNG QUẢN LÝ TRI THỨC (KM) THEO ISO 9001:2000 HỖ TRỢ HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG (SQS) Công nghệ thông tin 0
V Nghiên cứu lý thuyết các đặc trưng của hệ laser chưá chất hấp thụ bão hoà với mô hình 4 mức năng lượ Khoa học Tự nhiên 0
Q Nghiên cứu một số khía cạnh lý thuyết trong mô hình CSDL quan hệ Công nghệ thông tin 0
C Vận dụng lý thuyết hệ thống vào dạy học một số phần kiến thức sinh lý học động vật chương trình sinh Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top