sisi_hateyou

New Member
Download miễn phí Đề tài Kĩ thuật trồng tảo Spirulina


Con người trong thế kỉ này vẫn không ngừng cho ra đời những công trình nghiên cứu các loài thực vật, động vật trong tự nhiên nhằm tìm ra những hoạt chất quý ứng dụng trong y học, để chữa những căn bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh truyền nhiễm …Bên cạnh đó, tiếp nối những thành công trong những thế kỉ trước, chúng ta đã tìm ra những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng từ tự nhiên như các loại bánh tảo; thực phẩm chức năng …Đồng thời dựa vào thiên nhiên chúng ta cũng tìm ra nguồn chiết xuất ra chất trong ngành mỹ phẩm.
Spirulina là một trong những loài tảo được nghiên cứu nhiều nhất và cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho con người trong ngành thực phẩm, dược phẩm…Có nhiều nghiên cứu chứng minh trong spirulina có chứa hoạt chất kháng virus HIV- đây là căn bệnh thế kỉ, làm đau đầu các nhà khoa học.
Do có nhiều lợi ích, Spirulina nhanh chóng được đưa vào các nghiên cứu cơ bản để xây dựng những mô hình nuôi trồng tảo, chế biến và chiết xuất nhằm phục vụ cho con người.
Ở Việt Nam cũng xuất hiện phong trào trồng tảo spirulina. Do đó vấn đề kĩ thuật cần được nghiên cứu để sản xuất những mẻ tảo Spirulia chất lượng, năng suất cao…
Nhóm chúng tui xin giới thiệu về kĩ thuật trồng tảo Spirulina.

Mục lục Trang
I/ Gioi thiệu tảo spirulina 3
II/ Đặc điểm sinh học của tảo 3
II.1/ Vị trí phân loại, tên gọi 3
II.2/ Môi trường sống 4
II.3/ Phân bố 4
II.4/ Đặc điểm dinh dưỡng 5
II.5/ Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản 6
II.6/ Thành phần của tảo Spirulina 7
III/ Công nghệ nuôi trồng 12
III.1/ Gioi thiệu các hệ thống nuôi tảo spirulina 12
III.1.1/ Công nghệ nuôi trồng spirulina theo hệ thống hở (O.E.S) 12
III.1.2/ Công nghệ nuôi trồng tảo spirulina theo hệ thống kín (C.E.S) 12
III.2/ Hệ thống nuôi tảo hở 13
III.2.1/ Thiết kế bể nuôi tảo spirulina 13
III.2.1.1/ Lựa chọn địa điểm nuôi tảo 13
III.2.1.2/ Thiết kế bể nuôi tảo 13
III.2.2/ Nguồn nước 15
III.2.3/ Chuẩn bị giống 16
III.2.3.1/ Tiêu chuẩn chọn giống spirulina 16
III.2.3.2/ Lợi ích của việc xây dựng phòng thí nghiệm ở nơi nuôi tảo
nhân giống tảo 17
III.2.3.3/ Một số công cụ hóa chất phòng thí nghiệm 17
III.2.4/ Quy trình nuôi tảo Spirulina thu sinh khối 18
III.2.5/ Một số vấn đề quản lý bể nuôi tảo 19
III.2.5.1/ Các yếu tố vật lý 19
III.2.5.2/ Các yếu tố hóa học 19
III.2.5.3/ Các yếu tố sinh học 20
III.3/ Thu hoạch tảo spirulina 20
IV/ Quy trình liên hoàn từ nuôi trồng đến chế biến, chiết xuất tảo Spirulina 22
Kết luận 23
Tài liệu tham khảo 24



I/ Giới thiệu tảo spirulina:
+ Spirulina là một loài vi tảo có dạng xoắn hình lò so, màu xanh lam với kích thước chỉ khoảng 0,25 mm. Chúng sống trong môi trường giàu bicarbonat (HCO3- và độ kiềm cao (pH từ 8,5 -9,5). Chúng có những đặc tính ưu việt và giá trị dinh dưỡng cao.
+ Spirulina xuất hiện cách đây hơn 3 tỷ năm. Nó là vi khuẩn lam cổ có lịch sử lâu đời hơn tảo nhân thật hay thực vật bậc cao tới hơn 1 tỷ năm.
+ Hơn 1 ngàn năm trước tổ tiên của những người Aztect ở Mexico đã biết thu hái Spirulina từ các hồ kiềm tính, phơi dưới ánh nắng mặt trời và dùng làm thực phẩm. Hiện nay tập tính này vẫn phổ biến trong cộng đồng người Kanembous ở Chad.
+ Tên gọi Spirulina do nhà tảo học Deurben (người Đức) đặt năm 1927, dựa trên hình thái của tảo là dạng sợi xoắn ốc (spiralis).
+ Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu Spiralina phục vụ cho việc sản xuất tảo làm thức ăn, dược phẩm, mỹ phẩm cho con người. Từ đó, Spirulina đã xuát hiện trong khẩu phần ăn trong các chương trình chống suy dinh dưỡng trẻ em.
+ Ở việt nam: tảo spirulina được giáo sư Ripley D.Fox (nhà nghiên cứu và các chế phẩm của nó tại “Hiệp hội chống suy dinh dưỡng bằng các sản phẩm từ tảo”(A.C.M.A) tại Pháp) đưa vào Việt Nam từ năm 1985. Trong những năm 1985 – 1995 đã có những nghiên cứu thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học cấp nhà nước như nghiên cứu của GS.TS. Nguyễn Hữu Thước và cộng sự (Viện công nghệ sinh học thuộc Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam) với đề tài “Công nghiệp nuôi trồng và sử dụng tảo Spirulina”. Hay đề tài cấp thành phố của Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng(TP.HCM) và cộng sự với đề tài “Nghiên cứu sản xuất và sử dụng thức ăn có tảo Spirulina trong dinh dưỡng điều trị”…Hiện nay nước ta đã có nhiều cơ sở nuôi trồng tảo Spirulina như: Vĩnh Hão (Bình Thuận) từ 1979, Châu Cát, Lòng sông (Thuận Hải), Suối Nghệ (Đồng Nai), Đắc Min (Đắc Lắc).


II/ Đặc điểm sinh học của tảo:
II.1/ Vị trí phân loại, tên gọi:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


xem thêm
Nuôi trồng Tảo Spirulina
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top