Download miễn phí Luận văn Lạm phát ở Việt Nam hiện nay: Nguyên nhân và giải pháp





* Lạm phát và thâm hụt tài khóa ở Brazil
Nhìn vào quá khứ có thể thấy Brazil đã phải đối mặt thường xuyên với tình trạng lạm phát cao. Cũng tương tự nguyên nhân của nhiều nước khác, lạm phát của Brazil bắt nguồn từ thâm hụt tài khoá dẫn đến phải in thêm tiền để bù đắp cho bội chi ngân sách. Sau nhiều kế hoạch nhằm ổn định tài chính được bắt đầu thực hiện từ năm 1986 bị thất bại, quốc gia này rơi vào tình trạng lạm phát phi mã vào năm 1989. Mức lạm phát đạt đỉnh là 84%/tháng năm 1990.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

mốc đánh dấu sự phục hồi kinh tế của Việt Nam sau tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á (1997). Điều đó thể hiện ở tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, năm 2002 đã đạt gần mức năm 1993 (7% so với mức 8%). Cũng trong năm này, nền kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng thiểu phát. Để thoát khỏi tình trạng suy giảm kinh tế, đã có hàng ngàn tỷ đồng được chi ra cho các chương trình kích cầu của Chính phủ. Đồng thời, một khối lượng tiền lớn được bơm ra để kích thích tổng cầu trong nền kinh tế. Tổng phương tiện thanh toán (M2) của nền kinh tế cùng tín dụng cho nền kinh tế đã có sự tăng trưởng cao liên tục từ năm 1999 (Xem bảng 2.7).
Bảng 2.7. Tổng phương tiện thanh toán, tín dụng nền kinh tế và chỉ số lạm phát của Việt Nam từ 1999 - 2009
Năm
M2 (%)
Tín dụng (%)
Lạm phát
GDP
1999
39,28
19,2
0,1
4,74
2000
39,00
36,14
-0,6
6,79
2001
25,53
21,44
0,8
6,84
2002
17,7
-
4,0
7,08
2003
24,94
28,41
3,0
7,34
2004
30,39
41,65
9,5
7,79
2005
23,34
31,1
8,4
8,44
2006
33,59
25,44
6,6
8,23
2007
46,12
53,89
12,63
8,48
2008
20,31
25,43
19,89
7,63
2009
28,25
37,7
6,52
5,32
Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước, NHNN
Tăng tổng phương tiện toán và tín dụng đã làm cho tổng cầu tăng mạnh, giúp nền kinh tế thoát khỏi giảm phát và suy thoái (2002) nhưng cũng tạo áp lực gia tăng lạm phát vào năm 2004 (do tác động của độ trễ chính sách tiền tệ lỏng). Hơn nữa, ngay trong năm 2004, tổng phương tiện thanh toán M2 và tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế cũng tăng cao đột ngột so với năm 2003. Điều đó đã khiến cho lạm phát của Việt Nam tăng vọt lên 9,5% so với mức 3% của năm 2003. Trong những năm tiếp theo, M2 và tín dụng nền kinh tế tăng ở mức thấp hơn, theo đó, tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế cũng dịu đi. Tuy nhiên, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán M2 và tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế tăng vọt lên 46,12% và 53,89%. Theo đó, tỷ lệ lạm phát năm 2007 cũng tăng vọt lên 12,63%, một con số cao bất ngờ kể từ năm 1992.
Từ năm 1996 đến năm 2007, tổng phương tiện thanh toán tăng thêm bình quân mỗi năm là 26,25, riêng năm 2007, con số này là 46,12%. Trong khi đó, bình quân mỗi năm GDP chỉ tăng lên khoảng 7,2% trong khoảng thời gian từ 1997 đến hết năm 2007. Như vậy, có thể thấy rằng, trong cả một thời kỳ dài, chênh lệch giữa tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tốc độ tăng GDP luôn ở mức trên dưới 20%. Trong đó, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán luôn ở biên độ cao hơn so với GDP. Do vậy, có thể thấy rằng đã có một lượng rất nhiều tiền được đưa vào lưu thông song lượng hàng hóa dịch vụ được tạo ra không được tăng lên với mức độ tương xứng.
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, khi trả lời phỏng vấn phóng viên báo Vietstock, đầu tết Kỷ Sửu, 23/2/2009, đã cho biết: "Trong giai đoạn 2003 - 2007, ở một số nước, tăng trưởng tín dụng mỗi năm chỉ gấp 0,66 lần so với tăng trưởng GDP. Một số nước như Thái Lan, Singapore chỉ số này là 1- 1 (GDP tăng 7% thì tín dụng tăng 7%). Thế nhưng ở Việt Nam chỉ trong 4 năm (2003 - 2006), chỉ số này là 3,85 lần. Riêng năm 2007, chỉ số này tăng đột biến lên 6,3 lần".
Trong Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII, ngày 06 tháng 5 năm 2008, khi đề cập tới nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam cuối năm 2007, đầu năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ rõ: "... tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng tăng cao gây áp lực trực tiếp đến lạm phát".
Thật vậy, năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO. Lượng vốn ngoại tệ nước ngoài (cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp) đổ vào Việt Nam khá nhiều. Ước tính đã có khoảng 22 tỷ USD đổ vào Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước đã tung tiền đồng Việt Nam để mua ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối quốc gia. Theo tác giả Hải Lý, (Thời báo Kinh tế Sài gòn, 10/2007), nửa đầu năm 2007, lượng tiền mà Ngân hàng Nhà nước đã tung ra để mua 9 tỷ USD là 145.000 tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước đã hút về 90.000 tỷ đồng. Như vậy, trên thị trường còn lại là 55.000 tỷ đồng. So với tiền mặt có trên thị trường cuối năm 2006, tổng số tiền mặt đã tăng thêm 159.000 tỷ đồng, tăng 34,5% Tienphong.vn, thứ 2, 3/3/2008
. Điều đó gây áp lực gia tăng lạm phát vào cuối năm 2007 đầu năm 2008.
Đồng thời, chính tác động của độ trễ chính sách tiền tệ trong những năm trước và đặc biệt trong năm 2007 đã khiến cho lạm phát cả năm 2008 tăng lên tới 19,89%, cao hơn nhiều so với mức 12,63% của năm 2007, mặc dù tổng phương tiện thanh toán năm 2008 chỉ tăng 20,31% và tín dụng kinh tế tăng trưởng ở mức 25,43% so với năm 2007 sau những biện pháp mạnh tay của Ngân hàng Nhà nước đầu năm 2008 để hút tiền về (đã có khoảng 40.000 - 60.000 tỷ đồng đã được rút ra khỏi lưu thông sau những biện pháp của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện đầu năm 2008).
Năm 2009, tốc độ tăng trưởng của tổng phương tiện thanh toán đạt ở mức cao hơn so với năm 2008 (28,25% so với 20,31%). Tín dụng nền kinh tế tăng trưởng với mức rất cao (37,7%). Song lạm phát năm 2009 đã giảm rất nhiều so với năm 2008 và ở mức 6,52%. Có thể thấy rằng, nguyên nhân của tình hình này là do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng suy giảm theo. Tốc độ tăng M2 và tín dụng nền kinh tế tăng cao như vậy nhưng lạm phát năm 2009 cũng ở mức vừa phải. Tuy nhiên, mặt bằng giá năm 2009 vẫn là rất cao bởi mức giá năm 2008 đã bị đội lên tới gần 20% so với năm 2006. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước nguy cơ lạm phát cao hơn trong năm 2010 do tác động của độ trễ chính sách tiền tệ trong năm 2009.
Ở đây cần nói thêm rằng, tình trạng tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng cho nền kinh tế không chỉ do Ngân hàng Nhà nước bơm tiền ra mà còn do khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại tăng lên. Điều đó thể hiện ở một số điểm dưới đây.
Một là, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2003, số các ngân hàng thương mại tại Việt Nam là 74 ngân hàng. Con số này đã tăng vọt lên 93 ngân hàng vào năm 2008.
Các ngân hàng thương mại đẩy mạnh mở rộng mạng lưới các chi nhánh của mình. Tốc độ phát triển của nhiều ngân hàng rất nhanh. (xem biểu đồ 2.6).
Hai là, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cũng tăng trưởng mạnh mẽ, tập trung vào hai mảng truyền thống là huy động và cho vay. Tốc độ tăng huy động vốn bình quân năm giai đoạn 2002 - 2008 là 27,5% (tính theo CAGR), trong đó tăng phát triển nhất ở mức 50% vào năm 2007 cho sự phát triển mạnh của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán. Tác động tăng nhanh còn do sự mở rộng hoạt động của các ngân hàng thương mại nhỏ hơn. Tốc độ này đã chậm lại trong năm 2008. Vào cuối năm 2008, tổng tiền gửi tăng 20%, chỉ bằng 50% so với tốc độ tăng của năm trước, đạt 1.380.000 tỷ VND (khoảng 81 tỷ USD).
Biểu đồ 2.6: Số lượng chi nhánh của một số ngân hàng năm 2007
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước năm 2008
Tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức rất cao, đạt trung bình 26,5%/ năm trong giai đoạn 2002 - 2008 đạt mức kỷ lục 53,89% vào năm 2007.
Chính tăng trưởng huy
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top