Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến năm 2015





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOÀN THIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN LONG BIÊN 4
1.1. Vị trí, vai trò và nội dung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quận 4
1.2. Các yếu tố tiềm năng và nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên 22
Chương 2: THỰC TRẠNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN LONG BIÊN TỪ NĂM 2003 ĐẾN NAY 32
2.1. Thực trạng công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch đầu tư phát triển các ngành kinh tế 32
2.2. Quy hoạch phát triển các ngành văn hóa - xã hội 52
2.3. Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật 64
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN LONG BIÊN ĐẾN NĂM 2015 70
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng và định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên 70
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên đến năm 2015 82
KẾT LUẬN 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC 109
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

h doanh một loại hàng hóa.
Đến đầu năm 2005, toàn quận có 369 doanh nghiệp hợp tác xã kinh doanh thương mại, dịch vụ và khách sạn, nhà hàng. Số doanh nghiệp kinh doanh thương mại là 286 doanh nghiệp và 20 hợp tác xã kinh doanh thương mại (do quận quản lý). Trong đó có 196 công ty trách nhiệm hữu hạn, 44 công ty cổ phần và 46 doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp tập trung chủ yếu là kinh doanh thương mại hàng phi lương thực thực phẩm và hàng hóa tổng hợp. Số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ là 38 và khách sạn, nhà hàng là 40 doanh nghiệp. Tổng số hộ kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà hàng là 6.059 hộ. Trong đó kinh doanh thương mại là 3.513 hộ. Trong năm 2004, có khoảng 13% trong tổng số 3.513 hộ kinh doanh thương nghiệp là bán buôn, số còn lại là bán lẻ. Các hộ bán lẻ tập trung chủ yếu kinh doanh hàng phi lương thực, thực phẩm, chiếm 82.2% trong tổng số 2.050 hộ bán lẻ.
Điểm đặc biệt là số các cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà hàng ở quận Long Biên rất nhiều, có khoảng 2.002 cơ sở kinh doanh loại hình này, chủ yếu là các hộ kinh doanh nhà nghỉ và nhà hàng. Số hộ kinh doanh là 1.962 hộ, chiếm 98% số lượng các cơ sở. Trong đó kinh doanh nhà hàng có tới 1.789 hộ.
- Phân bố các cơ sở kinh doanh và lao động dịch vụ: Các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ và khách sạn, nhà hàng, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở phường Ngọc Lâm, Đức Giang, Gia Thụy, Bồ Đề có các trục đường lớn thuận tiện cho việc mở văn phòng giao dịch của các doanh nghiệp. Số doanh nghiệp tập trung ở 4 phường này lên đến 273 đơn vị (chiếm 3/4 số lượng các công ty, doanh nghiệp). Các hộ kinh doanh cá thể tập trung nhiều nhất ở phường Đức Giang là 1.539 hộ, chiếm 1/4 tổng số hộ kinh doanh.
Tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ là 11.815 người. Trong đó làm việc trong các công ty là 4.316 người, trong hợp tác xã là 149 người và 7.350 người làm việc trong các hộ cá thể. Trung bình một công ty dịch vụ có 12 lao động.
- Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ: Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, khách sạn và dịch vụ khác trên địa bàn quận (năm 2003) đã tạo ra mức doanh thu 2.906,7 tỷ đồng. Trung bình mỗi doanh nghiệp tạo ra được 7,87 tỷ đồng. Trong số doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì các công ty trách nhiệm hữu hạn có số lượng đông nhất và cũng có mức doanh thu cao nhất. Trong năm 2003, các công ty trách nhiệm hữu hạn có doanh thu gần 2.483,2 tỷ đồng, tính trung bình một công ty có doanh thu là 10,3 tỷ đồng. Bán buôn là lĩnh vực thu nhiều lợi nhuận nhất, trung bình 1 công ty trách nhiệm hữu hạn bán ra ngần 14 tỷ đồng năm 2003. Các công ty cổ phần có mức doanh thu là 188 tỷ đồng, trung bình một công ty có doanh thu là 3,5 tỷ đồng. Các doanh nghiệp tư nhân có mức doanh thu là 221,5 tỷ đồng, trung bình một doanh nghiệp tư nhân đạt doanh thu gần 14 tỷ đồng, một hợp tác xã chỉ thu về 1,16 tỷ đồng.
Đối với các hộ kinh doanh thương nghiệp, hoạt động của các hộ sôi động hơn so với hoạt động của các doanh nghiệp do số lượng mặt hàng kinh doanh đa dạng, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hay nhu cầu xây dựng của đời sống dân cư. Tổng doanh thu của các hộ kinh doanh năm 2003 là 298 tỷ đồng, tính trung bình một hộ kinh doanh tạo ra 49,2 triệu đồng/năm. Các hộ bán lẻ hàng lương thực thực phẩm có mức doanh thu trung bình cao nhất, mỗi hộ bán ra khoảng 203 triệu đồng/năm, sau đó là các hộ bán buôn hàng phi lương thực thực phẩm 136 triệu đồng/năm và kinh doanh nhà nghỉ 146 triệu đồng/năm.
- Quy hoạch mạng lưới chợ: Hệ thống cơ sở vật chất của các ngành dịch vụ quận Long Biên vẫn còn cùng kiệt nàn lạc hậu, chưa có các công trình thương mại, dịch vụ có quy mô lớn và tầm cỡ. Hiện nay trên địa bàn quận có 47 chợ lớn, nhỏ và tụ điểm buôn bán, trong đó 3 chợ đã có dự án đầu tư xây dựng là chợ Thượng Cát, Gia Quất, Vũ Xuân Thiều. Bốn chợ cần có phương án đầu tư nâng cấp do đã xuống cấp và quá tải: chợ Ô Cách (phường Đức Giang) diện tích 1.600 m2, có 150 hộ kinh doanh. Chợ Việt Hưng (phường Việt Hưng), diện tích 3.000 m2, có 268 hộ kinh doanh. Chợ Gia Lâm (phường Ngọc Lâm), diện tích 4.751 m2, có 186 hộ kinh doanh. Chợ Mới (phường Thạch Bàn), diện tích 2.294 m2, diện tích xây dựng 690 m2 đã xuống cấp cần đầu tư nâng cấp với quy mô lớn hơn. Chợ Đức Hòa (phường Thượng Thanh) được xây dựng theo hình thức BOT, diện tích 1.329m2, diện tích xây dựng 564 m2, có 90 hộ kinh doanh. Số tiền thu được từ cho thuê địa điểm kinh doanh là 40 triệu đồng/năm, tiền thu từ bán vé chợ là 40,08 triệu đồng/năm.
Đặc thù của các chợ là bán lẻ phục vụ đời sống hàng ngày của cán bộ và nhân dân trong khu vực, với quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng của các chợ đều xuống cấp, gây ra tình trạng hàng hóa chậm luân chuyển, các hộ kinh doanh phải nghỉ nhiều…đã ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch thu ngân sách và các kế hoạch khác của quận.
Do nhu cầu sinh hoạt mua bán hàng ngày phát triển, nên đã xuất hiện nhiều chợ tạm, chợ cóc, tụ điểm buôn bán ở các khu dân cư, chủ yếu là những người kinh doanh không có địa điểm cố định hay bán hàng tươi sống phục vụ nhân dân vào buổi sáng. Toàn quận có 39 chợ cóc, chợ tạm và tụ điểm buôn bán, trong đó phường Ngọc Thụy có 6 chợ tạm, chợ cóc với tổng số 320 hộ kinh doanh, phường Long Biên có 5 chợ với 196 hộ kinh doanh chủ yếu là thực phẩm, rau xanh, hàng ăn uống. Ngoài ra trên địa bàn quận còn có một số bách hóa tổng hợp với quy mô nhỏ, không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của dân cư đô thị: bách hóa Sài Đồng (3 tầng), bách hóa Gia Lâm.
Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của ủy ban nhân dân quận và các phường, việc tổ chức và xây dựng chợ đã có những tiến bộ rõ rệt, góp phần tích cực vào việc lưu thông hàng hóa, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, tạo việc làm cho hàng ngàn người lao động, tăng thu cho ngân sách và góp phần vào những tiến bộ bước đầu trong việc giữ gìn trật tự văn minh đô thị. Tuy nhiên, do trước đây nằm trong huyện Gia Lâm và trong một thời gian dài theo cơ chế bao cấp, chợ bị xem nhẹ, lúc đó thường chỉ chú ý xây dựng các cửa hàng, cửa hiệu thương nghiệp quốc doanh, không chú ý đến xây dựng chợ. Do yêu cầu đòi hỏi của thị trường, việc xây dựng chợ tuy đã được quan tâm, song số người tham gia kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ tăng lên quá nhanh, thời gian xây dựng chợ còn ngắn và ít kinh nghiệm nên chưa có những giải pháp đồng bộ, dẫn đến tình trạng thiếu chợ để hàng trăm người lấn chiếm vỉa hè và kinh doanh trong các chợ tạm gây hậu quả về nhiều mặt, làm cho thị trường lộn xộn, thiếu kỷ cương, vi phạm Nghị định 36/CP của Chính phủ, tác động xấu đến văn minh đô thị và làm thất thu ngân sách. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của chợ rất yếu kém, không đảm bảo an toàn vệ sinh rác, chất thải và văn minh của chợ. Hiệu quả sử dụng chợ còn thấp, nhiều chợ đã được cải tạo xây dựng mới nhưng chưa phát huy sử dụng hết công suất. Vấn đề kiến trúc nhiều chợ xây dựng không thông thoáng, ít cổng, thậm chí có chợ có cả những hộ dân ở lẫn… Điều đó làm cho việc sử dụng...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Khoa học Tự nhiên 0
D hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc do aasc thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc AAC Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH PCSC Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại CTY CP giặt ủi y tế VT Y dược 0
D HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦY CANH RAU CẢI BÓ XÔI (Spinacia oleracea) TRONG NHÀ LƯỚI Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu của Công ty cổ phần Dược & Vật tư thú y HANVET Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn Thiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới của công ty cổ phần đầu tư – mở du lịch việt nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top