Dinsmore

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Luận chứng giá trị tư tưởng về tự do của Hêgen





Quan điểm "chủ - khách thể" luôn mang tính quyết định ở trong triết học của ông. Hêgen phát hiện ra sự đối kháng giữa chủ thể và khách thể ở tất cả mọi cái. Trong mỗi sự đối kháng, ai đó cần giành thắng lợi bằng mọi giá, ai đó ở địa vị thống trị, còn người khác thì bị lâm vào địa vị lệ thuộc. Triết học Hêgen bao hàm trong mình "công nghệ" đạt tới sự thống trị, một công nghệ rất độc đáo, bị che đậy bởi việc chủ thể và khách thể thâm nhập lẫn nhau, giả định lẫn nhau, v.v. Tâm thế luôn thống trị đối với thực tại và đối với những người luôn che đậy nỗi sợ hãi trước chúng: vấn đề "ai thắng ai" thường sinh ra từ nỗi sợ hãi và sự tha hóa lẫn nhau. Sự không tự do bên trong cố gắng đền bù nỗi sợ hãi của mình nhờ sự đàn áp ở bên ngoài. Chính vì vậy mà Hêgen đã gắn tự do với việc khuất phục (nhận thức, ý thức, làm chủ) cái tất yếu.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Chñ ®Ò: LuËn chøng gi¸ trÞ t­ t­ëng vÒ tù do cña Hªgen
Có thể khẳng định rằng, triết học là sự tìm tòi những con đường giải phóng con người (khỏi sự thống trị của thần linh, khỏi những cám dỗ của dục vọng cơ thể, khỏi cảm tính, khỏi áp bức và bóc lột, khỏi sự thống trị tuyệt đối của lý tính, v.v.). Và, tự do (như là kết quả của sự giải phóng ấy) chính là cái đích mà triết học cố gắng tìm ra và luận chứng những con đường đưa con người tới đó. Như vậy, nếu đề tài về con người là đề tài trung tâm của triết học, thì tự do là hạt nhân, là trung tâm tạo ra nguồn cảm hứng chủ yếu cho những tìm tòi triết học.. Chính vì vậy mà đề tài "tự do" được nhắc tới và được đắc biệt nhấn mạnh trong rất nhiều tác phẩm của các nhà triết học phương Tây hiện đại.
Đề cập tới đề tài này, chúng ta không thể không trở lại với Hêgen, với quan niệm của ông về tự do. Bởi lẽ, quan niệm về tự do của ông đã để lại một dấu ấn quá sâu rộng trong những tìm tòi lời giải đáp cho vấn đề tự do.
Có thể nói, tư tưởng về tự do là tư tưởng xuyên suốt triết học Hêgen, song quan niệm của Hêgen về tự do lại mang tính độc đáo trong nhiều trường hợp riêng biệt. Chính sự độc đáo này trong quan niệm về tự do của Hêgen đã phản ánh một thời đại cụ thể và các đặc điểm đặc trưng của tư tưởng châu Âu Cận đại. Vì vậy, nó có ý nghĩa vượt ra khỏi khuôn khổ của triết học Hêgen. Quan niệm của Hêgen về tự do cho phép chúng ta khảo cứu các đặc điểm đặc trưng của tâm trạng đã trở nên rất phổ biến trong tự ý thức của văn hóa châu Âu thế kỷ XIX.
Hêgen đã bắt đầu từ quan niệm về tự do được các Đức Cha của Giáo hội đưa ra. Ông ý thức rõ ràng rằng, quan niệm của người châu Âu về tự do bắt nguồn từ Thiên chúa giáo. Quan niệm này gắn liền với phương diện đạo đức của khái niệm "tự do": "Tự do chủ quan hay tự do đạo đức này, chủ yếu được gọi là tự do theo nghĩa của người châu Âu. Căn cứ trên quyền tự do như vậy thì con người cần phân biệt giữa cái thiện và cái ác nói chung"
Do mắc phải tội tổ tông nên con người đã đánh mất sự trong sáng và sự chất phác ban đầu và do vậy, giờ đây, nó cần sống trong sự đối kháng giữa cái thiện và cái ác, cần phân biệt giữa cái thiện và cái ác, cần thực hiện sự lựa chọn của mình đối với cái thiện và cái ác. Đó là quan niệm xuất phát về tự do của Thiên chúa giáo. Tiếp nhận quan niệm này, Hêgen đã cố gắng mở rộng và đào sâu khái niệm "tự do". Trước hết, ông xác lập mối quan hệ giữa tự do và mặt đối lập của nó - tất yếu.
Theo Hêgen, tất yếu là cái có sức mạnh cưỡng chế. Con người không có quyền lực đối với cái tất yếu Con người buộc phải tính đến nó, cho dù thích hay không thích.
Minh họa điển hình cho cái tất yếu là các quy luật của tự nhiên được khoa học tự nhiên phát hiện ra. Chúng tác động một cách không phụ thuộc vào ý chí và ý thức của con người. Con người chỉ còn cách cần nghiên cứu các quy luật ấy, tính đến và sử dụng chúng trong hoạt động thực tiễn của mình. Đương nhiên, tất yếu đóng vai trò là cái hạn chế tự do bên ngoài của con người. Chính vì vậy mà quan hệ giữa tự do bên ngoài và tất yếu đã thu hút được sự quan tâm của Hêgen. Khi đặt tự do phụ thuộc vào tất yếu, Hêgen đã vượt ra khỏi khuôn khổ của quan niệm đạo đức về tự do vốn đặc trưng cho Thiên chúa giáo.
Trong quan hệ giữa tự do và tất yếu, tự do đánh mất ý nghĩa đạo đức vốn có ở nó như là sự lựa chọn giữa cái thiện và cái ác.
Trong triết học Hêgen, tự do thể hiện ra là tự do chủ quan. Tất yếu hiển nhiên là cái hạn chế tự do chủ quan. Nhưng, khi đó, đương nhiên sẽ nảy sinh vấn đề khác phục cái tất yếu. Trong trường hợp ngược lại, tự do là không đầy đủ, bị hạn chế. Tự do bị hạn chế, về thực chất, đã là không tự do. Đó là nỗi sợ hãi trước cái tất yếu. Trung thành với phương pháp của mình, Hêgen không đi theo con đường loại bỏ "tồn tại khác". Ông cho rằng, ở đây, cái tất yếu cần thể hiện với tư cách như vậy.
Theo ông, không nên loại bỏ, mà cần đồng hóa cái tất yếu ấy. Việc nhận thức cái tất yếu thể hiện ra là bước đi thứ nhất trên con đường đồng hóa như vậy. Sau khi đã nhận thức được cái tất yếu (các quy luật của tự nhiên và của xã hội), con người có được khả năng bắt cái tất yếu phục tùng lợi ích và nhu cầu của mình. Song, điều đó chỉ có thể diễn ra với một điều kiện là tự do hiện diện trong bản thân tất yếu, mặc dù là dưới dạng bị che đậy Hêgen viết: "Chân lý của bản thân tất yếu là tự do". Như vậy, cái tất yếu ở Hêgen là một loại tất yếu đặc biệt.
Trước hết, không nên nói rằng cái tất yếu ở Hêgen là tất yếu mù quáng. Tất yếu được ông hiểu như là tính có quy luật của thế giới, là cái đưa thế giới tới một mục đích xác định. Nó không phải cái gì khác ngoài tên gọi khác của "lý tính thế giới" . Cái cần tự hiện thực hóa mình trong tự nhiên và trong lịch sử. Do vậy, theo Hêgen, người nào nhận thức được cái tất yếu thì qua đó, cũng nhận thức được tính hợp lý, lý tính của thế giới và tính thần thánh của nó. Và, khi đó, tự do ở đằng sau tất yếu sẽ mở ra cho người ấy. Hêgen tin tưởng rằng, mục đích tối hầu của thế giới, mục đích cần được thực hiện thông qua con người và lịch sử xã hội, - đó là sự khải hoàn của tự do và của tính hợp lý mà, xét về thực chất sâu xa, chính là một.
Nói cách khác, Hêgen tin tưởng vững chắc vào sự thống trị và sự thắng lợi ngày một lớn hơn của lý tính và tự do. Với tư cách lực lượng bên ngoài và mang tính cưỡng chế, cái tất yếu rốt cuộc sẽ trở thành cái chiến bại, tức là được nhận thức và đồng hóa, bộc lộ bộ mặt chân thực, vô hình của mình và biến thành tự do.
Như vậy, tự do ở Hêgen thường xuyên phát triển trong sự đối lập với tất yếu. Theo Hêgen, tự do chỉ có thể tồn tại với tư cách là sự thống trị đối với tất yếu. Giữa tự do và tất yếu luôn có sự đối kháng theo nguyên tắc "ai thắng ai". Song, sự đối kháng như vậy được Hêgen vạch ra thông qua sự chuyển hoá lẫn nhau nữa các mặt đối lập. Tự do chiến thắng tất yếu nhờ đồng hóa nó, đưa nó vào thành phần của mình.
Về vấn đề tự do và tất yếu cần lưu ý rằng, Hêgen đã nhiều lần quan tâm tới vấn đề thống trị và nô dịch. Ông đề cập tới sự thông trị và nô địch về mặt tinh thần khi quy quan hệ giữa người với người về quan hệ thống trị và phục tùng
Trong xã hội đương thời với Hêgen, những quan hệ như vậy có một vai trò to lớn. Nhưng khi chúng loại bỏ mọi quan hệ khác và con người đánh mất khả năng quan hệ với nhau như những người bình đẳng, không lệ thuộc vào địa vị xã hội, thì xã hội đó đang bị bệnh hoạn nặng nề. Nhà lý luận coi tình hình như vậy là bình thường, tất cũng bị bệnh hoạn nặng như vậy! Nhưng chúng ta 'không quan tâm tới phương diện tâm lý, mà cần làm rõ nguyên nhân nào đã buộc triết học Hêgen phải quy quan hệ của con người v
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S [Free] Luận chứng về chữ Tín trong việc xây dựng hệ giá trị văn hóa kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Vận dụng lí luận giá trị sức lao động để chứng minh căn cứ khoa học việc đẩy mạnh Công nghiệ Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận Đánh giá sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam 10 năm qua Tài liệu chưa phân loại 0
A [Free] Tiểu luận Kỹ năng của luật sư trong hoạt động đánh giá và nghiên cứu chứng cứ Tài liệu chưa phân loại 0
J Vận dụng lí luận giá trị sức lao động để chứng minh căn cứ khoa học việc đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận Những giá trị và yếu tố tiêu cực của nho giáo, quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng Tài liệu chưa phân loại 0
A Tiểu luận Phép biện chứng duy tâm của Hegel - Những giá trị và hạn chế Tài liệu chưa phân loại 0
V Tiểu luận Tác động của tỷ giá, bất động sản, giá vàng lên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian Tài liệu chưa phân loại 0
D Bài tiểu luận chứng từ xuất nhập khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, ý nghĩa và phương pháp luận Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top