dunghoivisao

New Member

Download miễn phí Luận văn Đề tài Phong tục Việt Nam trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn





Có lẽai cũng nhận thấy hiếu đểvới cha mẹlà một truyền thống tốt đẹp của dân ta từxưa đến
nay. Chữhiếu luôn ởvịtrí hàng đầu trong nền luân lý của người Việt “Hiếu giảbách hạnh chi tiên”.
Con cái phải biết kính trọng thương mến cha mẹ, biết vâng lời cha mẹ, biết phụng dưỡng cha mẹ. Các nhà văn Tựlực văn đoàn không phủnhận truyền thống này. Viết vềthái độphản kháng của Dũng đối với ông bà Tuần, họchỉmuốn cho mọi người đều thấy rằng chế độ đại gia đình đã xác định quyền lực tuyệt đối của người làm cha làm mẹ, cho họlà bậc có toàn quyền “Chú thím thì có oai quyền đâu bằng cha mẹ” [50, tr. 65] và “dễmấy lúc mà con kiện được cha mẹ”. Và hậu quảcủa cách nghĩnày là không ít người làm cha làm mẹquên mất con mình đã trưởng thành. Từng lời ăn, tiếng nói, từng cửchỉhành động của con, họ đều cho rằng họcó quyền định tất cả. Họbuộc con họkhông được làm bạn với người này, quan hệvới người kia. Lâu ngày, hậu quảcủa cách hành xửnày là con cái họtuy lớn nhưng chưa khôn. Có đầu óc nhưng không tựquyết được bất cứviệc lớn việc nhỏnào. Thân trong Đoạn tuyệtlà một nhân vật có thểminh chứng rõ nhất cho hiện trạng xã hội trên.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

m vợ Thân, Loan bắt đầu sống cuộc sống khổ nhục của kiếp làm dâu. Ông bà Hai trong
lúc ép gả Loan cho Thân có biết đâu rằng ông bà đã làm một cuộc mua bán: “Trước kia, cha mẹ giao
ước cho nàng làm vợ Thân là đã làm một việc bán linh hồn của con đi, nay cha mẹ bắt nàng làm vợ
Thân là đã bán xác thịt của nàng, bán nàng vì một số tiền ba nghìn bạc” [101, tr. 59]. Loan là đứa con
dâu trừ nợ, nàng tránh sao khỏi bị bà phán Lợi bắt làm trăm công nghìn việc trong nhà: “Rồi Loan nhớ
lại bao nỗi vất vả trong mấy tháng về làm dâu. Bao nhiêu việc khó nhọc là về phần nàng cả. Mấy hôm
đầu, chính Thân cũng ngỏ ý rằng chàng cưới Loan về để hầu hạ mẹ. Phải, người ta cưới nàng về để
hầu chứ không phải làm một người vợ. Việc này là việc phụ. Vì vậy, đầu tiên, người ta dạy bảo Loan
như người ta dạy bảo một con ở (…) Nhà chồng nàng giầu có, lắm việc đầy tớ có thể làm được, nhưng
mẹ chồng nàng muốn cho nàng phải đảm đang một là để dạy nàng cho quen, hai là xưa kia bà về làm
dâu bà đã chịu khổ sở, nên bà không muốn con dâu bà hơn bà” [101, tr. 55]. Nhưng dường như vẫn
chưa vừa lòng, gia đình bà phán Lợi còn muốn Loan ý thức rõ phận nàng là phận của đứa con dâu gạt
nợ: “cũng luôn luôn nhắc để cho em (Loan, P.T.M.T) khỏi quên rằng người ta mất bao nhiêu tiền mới
mua được em về” [101, tr. 64].
Có thể nói quan niệm “áo mặc sao qua khỏi đầu” tồn tại trong suốt một thời kì dài ở Việt Nam
đã không cho phép con cái có bất cứ một quyền gì. Mọi việc trong gia đình từ nhỏ đến lớn phải đều do
cha mẹ quyết định. Loan tuy là lớp người trẻ, có nhiều hành động táo bạo: “Đáng lẽ bước qua cái hỏa
lò để ở cửa, nàng đứng dừng lại cúi nhìn cẩn thận rồi vờ như vô ý lấy chân hắt đổ cái hỏa lò, mấy viên
than hồng lăn lộn cả ra mặt đất. Nàng còn nhớ vẻ mặt ngơ ngác của bà phán Lợi vừa cười gượng vừa
sai người nhà quét thu mấy viên than hồng vào góc cửa. Lại còn khi lễ tơ hồng, người ta đặt nàng ngồi
sau lưng Thân, nàng sắp lễ, thản nhiên đứng lên ngồi ngang hàng với Thân” [101, tr. 51] vậy song
nàng cũng không dám vượt qua quyền của cha mẹ. Để an ủi cho sự tan nát của cõi lòng mình, nàng
phải xem việc lấy chồng của nàng như một sự hy sinh hòng mang lại niềm vui cho cha mẹ. Loan chấp
nhận lấy Thân, Loan mong thay đổi được chồng, cùng chồng xây dựng một gia đình hạnh phúc. Nhưng
tất cả mãi mãi chỉ là mong muốn! Cuộc hôn nhân gượng ép không bao giờ mang lại kết quả tốt đẹp.
Đau khổ, tủi nhục phải chịu đựng hàng ngày trong gia đình chồng không những khiến Loan nhận ra:
“Cái cớ hy sinh để được vừa lòng mẹ trước kia bây giờ không đủ sức mạnh để dìu dắt nàng nữa. Nàng
chỉ nhận thấy bấy lâu nàng đã hèn nhát sống theo tục lệ, không có cái can đảm phá tan những tục lệ
mà cái học của nàng đã cho nàng biết được rằng đáng bỏ, đáng phá” [101, tr. 98] mà còn tiếp cho cái
ý định chống đối lại cổ tục trước kia trong nàng càng thêm quả quyết hơn.
Thật ra bà phán Lợi không ghét bỏ con dâu và Thân cũng thương vợ. Nhưng cách sống cổ hủ
của họ là nguyên nhân gây ra những rạn nứt, đổ vỡ trong gia đình. Nào bổn phận của một người con
dâu đối với mẹ chồng, rồi những người trong gia đình chồng, và chồng làm cho Loan cảm giác cuộc
sống trong gia đình này sao quá ngột ngạt: “Mấy tháng, nàng luôn luôn phải sống trong một gia đình
mà người nào cũng muốn làm cho nàng khổ, mà không lúc nào nàng không nghĩ đến bổn phận, cái bổn
phận cay nghiệt của nàng đối với mọi người trong nhà. Bổn phận đó, trong thâm tâm nàng, nàng
không đánh giá là bổn phận, chỉ là sự bó buộc gây nên bởi tập quán nó làm cho mọi người quanh quẩn
quấy rầy nhau mà không có kết quả gì tốt” [101, tr. 53]. Tư tưởng mới mẻ tiến bộ Loan vừa tiếp thu
được ở nhà trường với những suy nghĩ cổ hủ của bà phán Lợi đã không thể dung hòa lẫn nhau. Nhất
Linh qua tiểu thuyết Đoạn tuyệt đã cho hay trong buổi giao thời của xã hội, khi cái cũ chưa chịu cáo
chung, cái mới thì chưa đủ sức để khẳng định mình thì bi kịch giữa con dâu, mẹ chồng và những người
trong gia đình chồng không thể không xảy ra. Loan thật đáng thương, một cô gái trẻ tuổi, xinh đẹp, có
học thức nhưng chính là người phải hứng chịu nhiều hủ tục nhất. Nàng vừa là nạn nhân của tục ép
duyên vừa là nạn nhân của lối sống cổ hủ gia trưởng trong gia đình chồng.
Cuộc đời Loan trong Đoạn tuyệt đã đáng thương như thế, sang đọc Chồng con của Trần Tiêu,
lòng ta càng xót xa hơn gấp bội phần: “Hĩm đầu tóc rối bù, quần áo lốc thốc, nằm lăn lộn trên giường,
gào thét như một con điên: “Con cắn cỏ con lạy thầy bu, thầy bu đừng ép con. Con không bằng lòng
lấy người ta đâu” [103, tr. 817]. “Hĩm trẻ, Hĩm đẹp, Hĩm là một cô gái có tình yêu tha thiết như mẹ
Hĩm ngày còn xuân, như hết thảy các cô gái mới dậy thì” vậy mà cha Hĩm ép gả Hĩm cho một ông lão
đáng tuổi cha tuổi chú. Hĩm chỉ biết khóc lóc van xin chứ không thể cãi lại quyết định của ông bác và
cha. Phong tục đã cho cha mẹ cái quyền định đoạt chuyện nhân duyên cho con cái: “Việc dựng vợ gã
chồng là quyền ở bố mẹ chứ việc gì phải hỏi đến nó” [103, tr. 814]. Việt Nam văn hóa sử cương của
Đào Duy Anh cũng có đoạn viết: “Về việc hôn nhân của con cái thì cha mẹ có quyền độc đoán. Nếu
con cái không bằng lòng người vợ hay chồng của cha mẹ lấy cho mình thì chỉ có một cách đối phó là
bỏ nhà mà đi. Song người con bất hiếu như thế thì gia đình từ bỏ” [4, tr. 125]. Tất cả đều đã rõ ràng,
hôn nhân Hĩm đã được cụ lý định cả rồi. Hĩm không làm sao có thể thay đổi được. Hĩm nghĩ đến cảnh
“Ngày xưa con gái thứ hai cụ chê chồng, bị cụ bắt trói bỏ võng khênh đến nhà giai” [103, tr. 818],
Hĩm sợ, Hĩm đành phải chấp nhận. Người ta chờ đợi ngày cưới bao nhiêu Hĩm sợ cái ngày ấy bấy
nhiêu. Trong Chồng con, Trần Tiêu viết: đó là “một ngày đầy nước mắt, một ngày ủ dột, lạnh lẽo như
một ngày tang”, “Nhiều người chạy lại đứng vây ngoài cửa buồng. Một vài người rơm rớm nước mắt
nhìn cảnh tượng đau đớn. Hai thím cầm hai tay Hĩm co kéo. Hĩm, nước mắt chứa chan cố sức kéo giựt
lại, như con bò non biết trước người ta đem đi đâu, cố cưỡng lại chốc lát” [103, tr. 820].
Không biết đây có đúng là đoạn tả cảnh ngày cô gái về nhà chồng? Sao đau thương và tang tóc
vô cùng. Trong khi Hĩm như con bò non đang trên đường đi đến cõi chết thì ông lý, cha cô “sung
sướng tưởng đến anh con rể mà ông đánh giá là một kho tàng để ông bòn rút” [103, tr. 817]. Ông dửng
dưng nhìn con gái ông vừa kêu gào vừa khóc lóc van xin ngất lên ngất xuống: “Ông Lý chạy ra nhận
lễ. Ông sung sướng nhìn xuống gói giấy đỏ đề ngoài hai chữ “nhất bạch” đặt trên cái đĩa. Ông cho thế
là đủ rồi còn ông rể nghị có mặt hay không có mặt cũng chẳng quan hệ” [103, tr. 818]. Người đọc cảm
thấy đau đớn, tàn nhẫn và phũ phàng hơn cho Hĩm khi nhà văn vạch trần suy nghĩ sẽ được nhờ vả con
rể của cha Hĩm: ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top