kElly_nh0kpump

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
I. Phần mở đầu

Có một không gian mênh mông và một thời gian sâu thẳm, văn hóa Trung Hoa dường như vẫn còn để ngỏ cho mọi cuốc thám hiểm. Sánh vai cùng các nền văn minh – văn hóa lớn, lâu đời như ấn Độ, Ai Cập, ả Rập, Lưỡng Hà, ta thấy văn minh – văn hóa Trung Hoa quả thực đáng để loài người lưu ý và quan tâm. Trung Hoa là một nền văn hóa được xây dựng từ xa xưa với các mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, là các triều đại phong kiến nối tiếp nhau, là những “vạn lý trường thành” và cũng là những nét phong tục bình dị hàng ngày. Văn hóa Trung Hoa có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều nước trong khu vực và thế giới, đặc biệt là các nước phương Đông.
ở đây em xin đề cập đến một mĩ tục của người Trung Quốc, đó là “phong tục đón tết Nguyên Đán của người Trung Quốc”.
Sự hình thành và lưu truyền gìn giữ nét đẹp này là cả một quá trình lịch sử lâu dài, một nội dung phong phú có ý nghĩa quan trọng và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Cùng với những phong tục khác như ăn, mặc, ở… phong tục đón tết Nguyên Đán của người Trung Quốc đã làm phong phú thêm, tô điểm thêm cho một nền văn hóa đẹp đẽ và có từ lâu đời.
Với lý do trên bài báo cáo khoa học bước đầu muốn đề cập đến nguồn gốc hình thành, biểu hiện và ý nghĩa của phong tục này nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn về văn hóa Trung Quốc và muốn có sự đối chiếu với Việt Nam – một nước láng giềng bao lâu nay với Trung Quốc.
Sau một thời gian dài tìm tòi suy nghĩ cũng như được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn, em đã hoàn thành bài báo cáo khoa học về đề tài “Một số phong tục ngày tết Nguyên Đán của người Trung Quốc”. Do thời gian có hạn cũng như trình độ còn hạn chế, kiến thức ít ỏi nên bài báo cáo khoa học không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các thầy cô giáo và các bạn để bài báo cáo khoa học được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành Thank sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn cũng như các thầy cô giáo trong khoa Đông Phương học trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại học Quốc Gia Hà Nội, các thầy cô giáo công tác tại trung tâm nghiên cứu Trung Quốc, thư viện trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Hà Nội, thư viện quốc gia, các bạn sinh viên K48 khoa Đông Phương đã giúp em hoàn thành bài báo cáo khoa học này.
II. Nội dung
1. Nguồn gốc tết Nguyên Đán của người Trung Quốc
1.1. “Tết” là gì?
“Tết” bắt âm từ chữ “tiết”. “Tiết” là một giai đoạn thời gian theo sự vận động chu kì của từ “lễ tiết”. “Lễ tiết” có hai ý nghĩa: một là “cúng” (lễ), hai là ăn uống cho cả một năm làm lụng vất vả; vì vậy mà người ta gọi là “ăn Tết”.
1.2. Nguyên Đán là gì?
Theo cách giải thích bằng tiếng Hán Việt thì “nguyên” là bắt đầu, “đán” là “buổi sáng sớm”.
1.3. Tết Nguyên Đán là gì?
Tết Nguyên Đán là hết một vòng bốn mùa, là ngày đầu tiên của một năm. Ngày tết Nguyên Đán còn được gọi là “Tam Nguyên” ( 3 mở đầu) vì đó là ngày đầu năm, đầu mùa (mùa xuân), đầu tháng (tháng giêng).
1.4. Nguồn gốc ngày tết Nguyên Đán
Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Nhất Thanh viết theo từ điển “Thượng Hải mục trung ngoại lịch đại niên sự biểu thị” thì khởi đầu lịch Tàu 3000 năm trước lịch Tây kỉ nguyên”. Thời nhà Hạ (2205 – 1818 trước Tây Lịch) lịch Tàu chọn tháng 1 là tháng Giêng nhưng đến thời Hán Vũ Đế lại chọn tháng Dần là tháng giêng và lưu truyền cho đến ngày nay.
đối với những người Trung Quốc mà nói, những ngày long trọng nhất, náo nhiệt nhất, vui vẻ nhất chính là ngày tết Nguyên Đán. Theo sách “phong tục – lễ nghi dân gian Trung Quốc” – nhà xuất bản Thanh Hóa thì nó bắt nguồn từ từ “lạp tế” (tế lễ tháng Chạp) của xã hội nguyên thủy. Mọi người trải qua một năm cần cù lao động, lúc giao thừa giữa cuối năm và đầu năm mới đem những thứ thu hoạch đựơc để thờ cúng thần linh và tổ tiên để cảm tạ sự ban ơn của tự nhiên, dần dần hình thành phong tục chúc mừng đầu năm.
Như vậy, tết Nguyên Đán hay còn gọi là tết âm lịch (ăn tết theo ngày âm chứ không phải ăn tết theo ngày dương như phương Tây) là một mĩ tục của người dân Trung Quốc. Cái tên “tết âm lịch” (xuân tiết tế) bắt đầu từ năm 1913. Lúc bấy giờ, ngài Chu Khải Khâm đưa tờ trình lên Viên Thế Khải là “định tứ thời tiết hạ trình” (tờ trình xin định ra ngày nghỉ của 4 mùa) và đã định ra ngày mùng 1 âm lịch của tháng đầu tiên trong năm là ngày tết.
2. Những phong tục trong tết Nguyên Đán của người Trung Quốc
2.1. Phong tục là gì?
Theo từ điển tiếng Việt (NXB Văn hóa – thông tin tái bản in năm2002) thì “phong tục” là những nếp cũ đã thành tục lệ được lưu truyền trong dân gian được mọi người hưởng ứng và làm theo.
quan trọng là bùa hộ mệnh trừ khử tà ma của người bề trên cho trẻ mới sinh.
Sau đến thời Tống Nguyên lấy ngày mồng 1 tháng giêng làm ngày lập xuân. Không ít phong tục vào ngày lập xuân cũng chuyển đến tết xuân. Phong tục rải tiền xuân đã thay đổi thành tập tục mừng tuổi cho trẻ con.
đến thời Minh Thanh, tiền mừng tuổi đại đa số dùng dây đỏ xâu tiền thành chuỗi ban cho trẻ con. Sau thời dân quốc thì thay đổi, dùng giấy đỏ bọc 100 đồng, ngụ ý “Trường mệnh bách tuế” (thọ 100 tuổi). Mừng tuổi cho thế hệ sau đã trưởng thành thì trong giấy gói đỏ có một đồng tiền, tượng trưng cho “tài nguyên mậu thịnh” (tiền của phát đạt), “nhất bản vạn lợi” (một vốn vạn lời). Sau khi tiền xu trở thành tiền giấy, các bậc cha mẹ thích chọn tiền giấy mới mừng cho con cái, vì “tiền” và “liên” đồng âm, biểu thị đời sau liên tục phát tài, phát triển cao hơn đời trước.
Từ chuyện kể trên, không khó phát hiện ra rằng tục lệ tiền mừng tuổi như nguồn nước chảy dài, tiền mừng tuổi thay thế cho lời chúc tốt đẹp nhất của thế hệ trước dành cho thế hệ sau, là bùa hộ mệnh của bề trên cho trẻ con, bảo vệ trẻ con năm mới khỏe mạnh, mong muốn một năm mới may mắn.
2.2.7. Phong tục đốt pháo ngày tết
Trong ngày lễ tưng bừng của người Trung Quốc, người ta đều đốt pháo hoa, pháo tép. Pháo đốt trong ngày tết cũng có nguồn gốc sâu xa của nó.
Tập tục này ở Trung Quốc đã có hơn 2000 năm lịch sử. Trong “Kính Sở tuế thời ký” đã từng ghi chép: mồng một tháng giêng, khi gà gáy lần thứ nhất mọi người đều dậy nổ pháo trúc trong sân nhà mình để trừ tà ma và ác quỷ.
Trong bài thơ “Xuân sớm” của thi nhân Lai Hộc (thời nhà Hán) có câu:
“Tân lịch tài tương bán chỉ khai
Tiểu đình do tụ bộc can khôi”.
Nghĩa là : Năm mới mở nửa trang giấy ra, trang đã phủ đầy tro của pháo sào (pháo trúc) trong sân nhỏ.
Như vậy đốt pháo ngày tết vừa có ý nghĩa như để trừ tà ma ác quỷ, vừa có ý nghĩa là tiếng reo để chào đón một năm mới an lành. Người ta có thể đốt pháo ngay trong đêm giao thừa, cũng có thể đốt vào sáng mồng 1 tết.
2.2.8.Phong tục chúc tết
Mùng một tết, mọi người đều dậy sớm ăn mặc chỉnh tề đi thăm người thân và bạn bè, chúc tết lẫn nhau.
Về nguồn gốc của tập tục chúc tết : có một truyền thuyết như thế này: Thời đại cổ xưa có một loài quái vật, đỉnh đầu mọc một cái sừng, miệng đỏ như một chậu máu, mọi người gọi đó là “niên”. Mỗi khi đến đêm 30 tháng chạp, nó xuyên qua rừng núi để cướp đồ ăn, cắn người. Con “niên” sau khi ăn no nê, nghênh ngang ra đi (vì mọi người phải chuẩn bị một ít đồ ăn đặt ngoài sân hay cửa) mọi người mới mở cửa, gặp nhau, nói lời mừng vui, chúc mừng lẫn nhau chưa bị con “niên” ăn thịt. Phong tục chúc tết được lưu truyền cho đến nay.
Chúng ta đều biết mùa xuân mới là lúc thuận lợi để người ta thăn bạn bè cố hữu, chúc mừng lẫn nhau. Sách “Phạm thiên lô tùng lục” của Sài Ngạc viết rằng: “Nam nữ lần lượt chúc bề trên, chủ nhà dắt trẻ con đi thăm bè bạn thân hữu hay sai con em đi chúc mừng thay,gọi là chúc tết”. Hiện tại, ngoài bạn bè, hàng xóm chúc mừng lẫn nhau năm mới vạn sự như ý, còn các đơn vị cũng tổ chức thành đoàn đi chúc tết, bạn bè, đồng chí tụ tập nhau vào sáng mùng 1 tết chúc mừng lẫn nhau làm tăng thêm mối thân tình của gia đình đồng chí. Ngày tết người ta thường chúc nhau các câu như “An khang thịnh vượng”, “đại các đại lợi”… Ngày tết tránh nói những điều rủi ro, kém may mắn… Lễ “khai hạ” kết thúc tết nguyên đán.
Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu phong tục ngày lễ tết Nguyên đán của người Trung Quốc. Chúng ta cùng tin tưởng rằng: Cùng với tiến bộ của xã hội, nội dung ngày lễ truyền thống của Trung Quốc, ngày càng có sự thay đổi lớn.
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phớ




Khoa Đông Phương học
Mục lục

I. Phần mở đầu 1
II. Nội dung 3
1. Nguồn gốc tết Nguyên Đán của người Trung Quốc 3
1.1. “Tết” là gì? 3
1.2. Nguyên Đán là gì? 3
1.3. Tết Nguyên Đán là gì? 3
1.4. Nguồn gốc ngày tết Nguyên Đán 3
2. Những phong tục trong tết Nguyên Đán của người Trung Quốc 4
2.1. Phong tục là gì? 4
2.2. Người Trung Quốc đón tết Nguyên Đán có những phong tục gì? 4
2.1.1. Phong tục cúng táo vương thần 4
2.2.2.Phong tục quét rác đón tết – nguồn gốc 5
2.2.3.Phong tục dán giấy hoa lên cửa sổ. 6
2.2.4.Dán câu đối Tết 7
2.2.4.1.Nguồn gốc của câu đối tết 7
2.2.4.2. Câu đối – nội hàm văn hóa. 8
2.2.5.Dán tranh tết 9
2.2.6. Phong tục trong đêm giao thừa (hay còn gọi là đêm trừ tịch) 10
2.2.6.1.Nguồn gốc 10
2.2.6.2.Các phong tục trong đêm giao thừa 10
2.2.7. Phong tục đốt pháo ngày tết 14
2.2.8.Phong tục chúc tết 15
III. so sánh với việt nam. 15
1. Nguồn gốc tết Nguyên Đán. 16
2. Một số nét khác biệt trong phong tục đón tết Nguyên Đán giữa Việt Nam và Trung Quốc . 16
IV. ý nghĩa 18
V. kết luận 18
Tài liệu tham khảo 19


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

nqtruongtth

New Member
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
 

nqtruongtth

New Member
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

Cho em xin link tải về với ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây Trà hoa vàng tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Khoa học Tự nhiên 0
H Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tập trung quản lý thu NSNN qua KBNN huyện Phong thổ Luận văn Kinh tế 0
V Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ tại xã Tiền Phong - Huyện Thường T Luận văn Kinh tế 0
M Một số ý kiến đề nghị qua đợt thực tập và rèn luyện tư cách đạo đức, tác phong nghề nghiệp của người Luận văn Kinh tế 0
D Một số nghiên cứu về rệp cánh kiến đỏ (Lacciferr lacca Kerr) tại Quế Phong, Nghệ An Nông Lâm Thủy sản 0
T Phong cách báo chí và phong cách một số nhà báo Việt Nam tiêu biểu Luận văn Sư phạm 0
T Một số vấn đề về đời sống hiện nay của nữ thanh niên xung phong chống Mỹ (Qua nghiên cứu khảo sát tạ Văn hóa, Xã hội 0
B Sự hình thành và phát triển của một số thể văn xuôi quốc ngữ trên Nam Phong tạp chí Văn học 0
T Phong cách lãnh đạo của người quản lý doanh nghiệp (khảo sát ở một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn Tâm lý học đại cương 0
T Ảnh hưởng của Nho giáo đến một số lĩnh vực chủ yếu trong xã hội phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễ Kinh tế chính trị 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top