laclongquan

New Member

Download miễn phí Luận văn Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản tự sự cho học sinh trung học cơ sở





Việc ra đềkiểm tra, đềthi Vănlà một vấn đềnóng, đang được toàn xã hội
quan tâm. Trên thực tế, việc ra đềvăn “an toàn” là cách lựa chọn phổbiến trong quá
trình giảng dạy. Mặc dù các tác giảSGK đã lưu ý GV chọn ra các đềtương tự, không
nhất thiết phải là những đềtrong SGK, thếnhưng các đềbài mới đến với HS chưa
nhiều. Trong điều kiện giảng dạy của mình, GV còn hạn chếvềthời gian đểchuẩn bị,
đầu tưcho một đềvăn hay. Đồng thời, đểtiện lợi và tiết kiệm thời gian, GV chọn các
đề ởSGK vì đa sốdàn ý và các ý chính đã có hướng dẫn trong sách GV cũng như
trong các sách tham khảo. Tình trạng HS sao chép văn mẫu vẫn còn trong nhà trường.
Bên cạnh việc ra đềthi giống hoàn toàn nhưSGK, có một xu hướng khác là ra đềthi
hoàn toàn mới, không gắn với chương trình học, chủyếu kiểm tra khảnăng sáng tạo
của HS khá giỏi. Việc đổi mới cách ra đềthi đã khẳng định tính ưu việt nhưng vẫn
còn nhiều tranh luận



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

kiện để HS sáng tạo kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm,
nghị luận,… Ví dụ : “Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó
với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế
nào?” [49, tr.103]. Chọn ngôi kể cho bài kể chuyện này, HS là người chứng kiến toàn
bộ câu chuyện, xưng hô “tôi” và kể lại đoạn truyện bằng cách gọi tên nhân vật “ông
giáo”, lão Hạc. Có những đoạn cần thêm yếu tố biểu cảm để thể hiện tình cảm, sự xúc
động của bản thân trước những tình tiết xúc động của câu chuyện.
Ở lớp 9, việc lựa chọn ngôi kể thể ở các bài luyện tập như “Giới thiệu trước lớp
về về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng lời văn của em” [50, tr.92], “Hãy đóng vai
nàng Kiều kể lại cho lớp nghe việc báo ân, báo oán. Trong khi kể, cố gắng làm nổi
bật tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư.” [50, tr.117]. Thực hiện bài tập giới
thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều, HS có thể chọn ngôi kể thứ ba, gọi tên nhân vật
Thúy Vân (Vân), Thúy Kiều (Kiều, người con gái tài hoa, nàng,…) khi giới thiệu cần
phải kết hợp miêu tả chân dung, diện mạo, tính cách của các nhân vật. Ở bài tập đóng
vai nàng Kiều kể lại việc báo ân, báo oán, HS chọn ngôi thứ nhất Thúy Kiều xưng
“tôi” khi kể là điều bắt buộc gắn với yêu cầu bộc lộ nội tâm, diễn biến tâm trạng, suy
nghĩ khi “tôi” (Thúy Kiều) quyết định tha bổng Hoạn Thư.
Chọn ngôi kể cho bài văn tự sự là một trong những thao tác giúp bài văn tự sự
đạt yêu cầu cao. Cần chọn ngôi kể đúng theo yêu cầu đề bài quy định, xác định được
điểm nhìn của người kể, của nhân vật, chú ý đến đối tượng nghe kể, tạo phong cách
kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
3.1.2. Rèn luyện dùng từ
Hiện nay việc cung cấp vốn từ cho HS không còn theo dạng bài học từ ngữ
như chương trình cũ mà kiến thức tiếng Việt là sự tổng hợp các nội dung từ việc đọc -
hiểu văn bản, từ các kiến thức của phần tiếng Việt cũng như các bài luyện tập, thực
hành của cả ba phần Văn, Tiếng Việt và Làm văn.
Muốn viết câu đúng, dùng từ chính xác và làm được đoạn văn, bài văn tự sự
đúng yêu cầu đặt ra, việc đầu tiên là HS phải có vốn từ ngữ từ cuộc sống giao tiếp,
tiếp đến là vốn từ ngữ mới trong sách vở thông qua hoạt động học tập, từ đó giúp các
em có được vốn từ ngữ cơ bản mới. Các kiến thức về từ loại, về các thành phần
chính, thành phần phụ của câu và các dạng câu, xây dựng đoạn văn, các liên kết
câu,… phải được HS nắm và vận dụng trong quá trình luyện tập, thực hành.
 Dùng từ
“Từ là đơn vị ngôn ngữ đã có sẵn, thuộc kho từ vựng của ngôn ngữ, và tồn tại
trong tiềm năng ngôn ngữ của mỗi người – Nó là tài sản chung của xã hội” [68,
tr.188]
Cái khó của việc tạo lập văn bản chính là việc sử dụng từ ngữ, bởi vì từ vựng
là một hệ thống phong phú và phức tạp trong ngôn ngữ, là một đơn vị ngôn ngữ quan
trọng, phản ánh trực tiếp hiện thực khách quan và sự biến đổi xã hội. Trong văn bản,
từ gắn liền với một phong cách chức năng nhất định. Bên cạnh ý nghĩa từ vựng, ý
nghĩa ngữ pháp, từ còn có ý nghĩa biểu cảm. Đặc trưng ngữ pháp của từ là đặc trưng
tiềm ẩn và khó thấy nhất. Chỉ khi tham gia vào đơn vị lớn hơn thì đặc trưng này mới
được bộc lộ ra ngoài. “Nghĩa của từ trong hệ thống ngôn ngữ tồn tại dưới dạng tiềm
năng và chỉ được hiện thực hóa trong những lời nói cụ thể “ [51. tr.106]
Từ là chất liệu để tạo nên câu. Muốn diễn tả chính xác và sinh động những
suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình, người nói phải biết rõ những từ mà mình
dùng và có vốn từ phong phú.
 Dùng từ trong tạo lập VBTS : cũng như trong bất cứ văn bản nào,
dùng từ trong VBTS là làm sao lựa chọn và sử dụng từ chính xác (đúng) và hay.
Dùng từ chính xác là dùng từ đảm bảo được sự tương hợp sát sao giữa ý nghĩa của từ
với nội dung muốn biểu đạt, trong quá trình kể việc, kể người như hành động, tính
chất, trạng thái v.v... Nghĩa biểu thái của từ phải phù hợp với tình cảm, thái độ của
người nói, viết đối với đối tượng được đề cập đến ; đồng thời nghĩa biểu thái của các
từ phải tương hợp với nhau và tương hợp với sắc thái ý nghĩa chung của cả câu văn.
Dùng từ hay là dùng từ chính xác, có sức cô đọng, hàm súc và có tính hình ảnh.
 Một số lưu ý về việc dùng từ trong VBTS :
- Dùng đại từ và đại từ nhân xưng : Bất cứ tác phẩm tự sự nào cũng đều
phải có nhân vật, dù nhân vật đó là người hay vật, đồ vật. Dùng các đại từ và đại từ
nhân xưng là công việc bắt buộc trong văn tự sự thể hiện qua ngôi kể, lời kể. HS lựa
chọn các đại từ nhân xưng : “tôi, em, tớ, mình” khi chọn ngôi kể thứ nhất. Các đại từ
thay thế cho người, cho vật “nó” phải dùng đúng chỗ, thể hiện được ý nghĩa biểu
cảm và vai xã hội. Có một số bài làm, ngay ở phần mở bài, các em đã dùng ngay đại
từ thay thế “nó”, “bạn ấy” khiến cho phần giới thiệu nhân vật chưa hợp lí. Từ ngữ
xưng hô trong quá trình các nhân vật giao tiếp với nhau hay hướng đến đối tượng
nghe kể thường là những danh từ chỉ quan hệ thân thuộc có chức năng như đại từ. Ví
dụ : dùng từ xưng hô “con” khi nói chuyện trực tiếp với ba, mẹ, với người lớn tuổi
hay câu chuyện được kể cho ba mẹ, cho người có vai xã hội trên nghe (và ngược
lại). Dùng từ “em” khi xưng hô và kể cho thầy cô nghe, dùng từ “mình, tớ, tao...”
khi xưng hô với bạn hay câu chuyện được kể đối tượng là nghe là bạn bè cùng lứa
tuổi.
- Dùng danh từ và danh từ riêng riêng chỉ người, chỉ địa danh : các đối tượng,
sự việc được kể phải được xác định và gọi đúng tên bằng việc sử dụng các danh từ.
Tên gọi nhân vật trong VBTS phải được viết hoa. (Thạch sanh, Lí Thông, Mị
Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Vũ Nương, Trương Sinh…). Những đại từ thay thế
cho nhân vật chỉ trong những trường hợp đặc biệt mới viết hoa. Tên địa danh vẫn
thường xuất hiện trong truyện kể khi xác định không gian của câu chuyện, vì thế, lưu
ý HS viết đúng chính tả tên các địa danh được nhắc đến. Ví dụ : Kể lại truyền thuyết
Con Rồng cháu Tiên [46], HS lưu ý các danh từ riêng chỉ người và địa danh sau phải
viết hoa : Rồng, Tiên, Lạc Việt, (đất) Lạc, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân, Ngư
Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, (phương) Bắc, Âu Cơ, Thần Nông, Long Trang, Hùng
Vương, Phong Châu, Văn Lang, Việt Nam.
- Dùng động từ : Lời văn của VBTS là lời kể việc, những việc làm, hành
động, suy nghĩ của nhân vật. Động từ được dùng là các động từ chỉ hành động, trạng
thái của nhân vật và được dùng đúng trường từ vựng. Ví dụ khi kể lại việc Quang
Trung chỉ huy đánh trận Ngọc Hồi (Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái)
[50, tr.68], tác giả đã dùng nhiều động từ có chung trường từ vựng : chỉ sự đánh giết
:
Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà
chết. Tên Thá...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Rèn luyện kĩ năng dự đoán và kiểm chứng cho học sinh trong dạy học Hình học không gian lớp 11 nâng c Luận văn Sư phạm 0
H Phát triển tư duy và rèn luyện kiến thức kĩ năng thực hành hóa học cho học sinh thông qua chương trì Luận văn Sư phạm 0
U Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học phần mềm tiến hóa sinh học 12 tr Luận văn Sư phạm 0
K Rèn luyện kĩ năng giải toán về "đường thẳng và mặt phẳng trong không gian, quan hệ song song" cho họ Luận văn Sư phạm 0
B Rèn luyện kĩ năng giải toán thể tích khối đa diện cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 3
N Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tiến hành thí nghiệm trong dạy học Sinh học 10 trung học phổ thông : Luận văn Sư phạm 0
J Sử dụng blog để rèn luyện kĩ năng viết cho sinh viên Đại học Thương mại Hà Nội. Diplôme Master en Sc Ngoại ngữ 0
H Dạy học định lí Toán học ở trường THPT theo hướng tăng cường rèn luyện kĩ năng phát hiện và giải quy Luận văn Sư phạm 0
S Một số biện pháp rèn luyện kiến thức - kĩ năng thí nghiệm cho Học sinh THCS theo hướng dạy học tích Tài liệu chưa phân loại 0
C Rèn luyện cho học sinh dân tộc thiểu số kĩ năng khai thác kênh hình và tự xây dựng một số dạng kênh Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top