LOVE_STORY

New Member

Download miễn phí Luận văn Từ lý thuyết tiếp nhận đến việc giảng dạy tác phẩm văn chương ở trường phổ thông ứng dụng dạy tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại ở SGK các lớp THPT





Ởbên này sông Đuống, nghe quê hương bịgiặc tàn phá, nghe “xót
xa nhưrụng bàn tay”, tác giảgởi vềKinh Bắc niềm xót thương, đau đớn
cho quê hương và lòng căm thù, uất hận bọn giặc dã man, tàn bạo. Dạy bài
Tây Tiến của Quang Dũng phải giới thiệu cho học sinh biết về đoàn quân
Tây Tiến, học có thật, và học đang ngày đêm chiến đấu, đang ngày đêm
từng người ngã xuống vì nghiệtngã của chiến tranh. Thực tếcuộc chiến và
những mảnh đời, những sựhy sinh mất mát là vô cung to lớn. Nhưng vượt
lên trên những điều tưởng chừng nhưkhó chịu đựng nỗi ấy là một niềm tin
mãnh liệt vào chiến thắng của ngày mai.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ường phổ
thông.
Cũng như các thể loại văn học khác, tiến trình dạy một tác phẩm thơ
cách mạng không có gì khác biệt so với dạy thơ ca nói riêng và dạy tác phẩm
văn học nói chung. Tuy nhiên, tùy vào tính chất loại thể, và tùy vào đặc thù
của mỗi trào lưu, giai đoạn sáng tác mà chúng ta giảng dạy cho hợp lý.
Bên cạnh những tiến trình cơ bản trong hoạt động dạy học, GV phải
nghiên cứu tỉ mỉ đặc điểm của hình tượng văn học, đặc điểm của hình
tượng văn học trong tác phẩm thơ và trong tác phẩm thơ ca lãng mạn cách
mạng để giảng dạy một cách hợp lý. Ở đây chúng ta không đi sâu tìm hiểu
những đặc trưng của thơ ca cách mạng, không tìm hiểu thơ ca cách mạng viết
về đề tài gì, sử dụng những nghệ thuật gì, chúng ta chỉ bàn đến những vấn đề
cần lưu ý khi dạy học tác phẩm loại này, những tác động của loại thể này đến
HS và định hướng cho HS trong việc bồi dưỡng năng lực, nhân cách.
Dạy học tác phẩm thơ ca cách mạng yêu cầu trước nhất là nắm vững
hoàn cảnh sáng tác. Đây là giai đoạn mà mọi thứ thuộc về cá nhân đều phải gác
lại, ngay cả hạnh phúc riêng tư. Phải chăng vì thế mà có những người mẹ người
chị đã chờ chồng chờ anh suốt một thời thanh xuân không hề ca thán, có những
lứa đôi đằng đẵng suốt bao năm chiến tranh ở hai đầu chiến tuyến.
Ở bên này sông Đuống, nghe quê hương bị giặc tàn phá, nghe “xót
xa như rụng bàn tay”, tác giả gởi về Kinh Bắc niềm xót thương, đau đớn
cho quê hương và lòng căm thù, uất hận bọn giặc dã man, tàn bạo. Dạy bài
Tây Tiến của Quang Dũng phải giới thiệu cho học sinh biết về đoàn quân
Tây Tiến, học có thật, và học đang ngày đêm chiến đấu, đang ngày đêm
từng người ngã xuống vì nghiệt ngã của chiến tranh. Thực tế cuộc chiến và
những mảnh đời, những sự hy sinh mất mát là vô cung to lớn. Nhưng vượt
lên trên những điều tưởng chừng như khó chịu đựng nỗi ấy là một niềm tin
mãnh liệt vào chiến thắng của ngày mai.
Chú ý hoàn cảnh sáng tác của mỗi tác phẩm giúp GV xác định được
vị trí của tác phẩm, tác giả, những vấn đề liên quan đến việc ra đời của tác
phẩm giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn, xác thực về những hình tượng
mà tác phẩm thể hiện, giúp ta hiểu đúng tâm tư, tình cảm của tác giả. Trong
chiến tranh, mỗi người, mỗi hoàn cảnh đều rất đặc biệt, trên chiến trường
bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Chú ý hoàn cảnh sáng tác để chúng ta đặt
tác phẩm đúng vào hệ quy chiếu của nó để phân tích, bình giảng tránh lệch
lạc, duy ý chí.
Vấn đề thứ hai là nắm vững những cảm hứng mà các tác phẩm thơ
giai đoạn này thể hiện. Đó là cảm hứng về chủ nghĩa yêu nước, anh hùng
cách mạng, là lý tưởng, tình yêu quê hương đất nước, dân tộc. Tình yêu lứa
đôi nếu có cũng là lồng vào chủ nghĩa yêu nước, thể hiện sự hy sinh của
người lính, khát khao hạnh phúc là rất thật, nhưng điều thật hơn chính là
chiến đấu vì Tổ quốc. Tình yêu cũng biến thành lý tưởng:
Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ và phần để em yêu
(Tố Hữu)
Đến đây, chủ nghĩa cá nhân của thơ ca một thời Thơ mới không còn
phù hợp nữa. Không còn những khát khao “ta muốn say cánh bướm với
chiều hôm” mà là khi Tổ quốc lên tiếng gọi thì tâm hồn ta sẵn sàng để lên
đường.
Vấn đề thứ ba trong dạy học tác phẩm thơ ca cách mạng là chú ý đến
hình tượng nhân vật trữ tình trong tác phẩm. Người thi nhân ở đây không
đứng ngoài nhìn ngắm mây trời, cảnh sắc như trong Thơ mới mà là nhập
cuộc, là lên đường.
“Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng gọi
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”
(Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên)
Họ không còn thái độ ủy mị, chờ đợi như một thời giao thời của tư
tưởng, không còn chủ nghĩa vị kỷ cá nhân luôn muốn khẳng định mình của
thơ ca lãng mạn giai đoạn trước đó.
Nhân vật trữ tình trong thơ có thể là chính tác giả, có thể là những
hình tượng mà tác giả xây dựng xuất phát từ những điển hình của đời sống
hằng ngày.
Con đã về đây ơi mẹ Tơm
Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm
Cho con cho Đảng ngày xưa ấy…
(Mẹ Tơm, Tố Hữu)
Hình ảnh người mẹ dành cơm nuôi bộ đội, hình ảnh người mẹ chèo
thuyền đưa bộ đội sang sông, hay hình ảnh người nữ chiến sĩ hiện lên lung
linh: “em là ai, cô gái hay nàng tiên?”, hình ảnh người lính ngã xuống rồi
vẫn đứng lên giữ vững vị trí chiến đấu của mình một cách hiên ngang, kiên
cường… tất cả những hình tượng đó tạo nên sức sống mãnh liệt cho thơ ca
và con người trong giai đoạn khốc liệt này.
Dạy học tác phẩm thơ ca cách mạng là yêu cầu GV phải khơi gợi
được lòng yêu nước, khơi gợi được tinh thần sống vì lý tưởng của học trò.
Đất nước thành bình đã hơn 30 năm, những thế hệ học trò hôm nay chưa
từng nếm trải những biến động lớn của thời cuộc. Hơn nữa các em được
nuông chiều trong chăn êm nệm ấm, được bảo bọc và được cung cấp đủ
đầy những nhu cầu cho sự phát triển của bản thân. Các em không biết thế
nào là cảnh chia ly, không biết bao nhiêu máu xương dân ta đã dổ xuống để
bảo vệ đất nước, để các em có cuộc sống thanh bình. Hy sinh đối với các
em là hai từ trở thành xa lạ, nhiều khi các em còn không hiểu tại sao mình
phải hy sinh, phải sống vì người khác. Vì thế, các em hầu như vô cảm với
lịch sử đã qua, sống không mục đích, không lý tưởng.
Không phải cứ dấn thân vào cuộc chiến mới thấy hết những khốc liệt
của chiến tranh. Thời chiến tranh, yêu nước là lên đường, là đánh đuổi quân
xâm lăng. Ngày nay yêu nước là góp phần xây dựng Tổ quốc ngày một tươi
đẹp, là phát triển kinh tế xã hội, là tham gia vào lực lượng lao động sản
xuất và sống có lý tưởng. Nhiều em ngộ nhận lý tưởng ở đây là lý tưởng
cách mạng, là phải đi bộ đội, phải bảo vệ cuộc sống khi có chiến tranh mới
là sống có lý tưởng. Thật ra, biết xây dựng cho mình những kế hoạch cho
tương lai, sống lành mạnh, đam mê lao động, nghiên cứu, có những hoài
bão, sống vì cộng động, đóng góp cho xã hội chính là sống có lý tưởng.
Việc dạy dỗ ở nhà trường xưa nay đã hình thành cho HS chúng ta lối
tư duy một chiều, nếu người thầy không giải quyết cặn kẽ vấn đề về tư duy
thì việc dạy học sẽ gặp nhiều khó khăn.
Dạy học tác phẩm thơ ca cách mạng khai thác cái nhìn của tác giả
trước thời cuộc, cái nhìn của những thế hệ sau đối với thời cuộc mà tác
phẩm tái hiện. Bên cạnh việc dạy các em hiểu tác phẩm, người thầy phải
dạy cho các em cách đưa tác phẩm đó vào đời sống hiện thực trong mọi
tình huống.
Dạy văn không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy người. Dạy cho các em
biết sống, biết cảm, biết nghĩ, và biết chia sẻ, thương yêu. Chiến tranh đã đi
qua hơn 30 năm, cuộc sống hối hả của kinh tế thị trường, của công nghệ
thông tin cuốn con người trôi theo những tham vọng không có điểm dừng.
Việc giáo dục cho thế hệ trẻ những truyền thống vinh quang của d...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top