dathao_a4

New Member

Download miễn phí Luận văn Rèn kỹ năng lập ý ở loại bài nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông





MỤC LỤC
Trang phụbìa
Lời Thank
Mục lục
Danh mục các chữviết tắt
MỞ ĐẦU.1
Chương 1: THỰC TRẠNG DẠY – HỌC LẬP Ý ỞTRƯỜNG THPT
HIỆN NAY
1.1. Nghiên cứu khảnăng lập ý của học sinh .15
1.1.1. Mục đích – đối tượng – mẫu khảo sát và phạm vi khảo sát .15
1.1.2. Phép đo .15
1.1.3. Cách đánh giá kết quả.16
1.1.4. Thực nghiệm đo thực trạng lập ý của HS THPT .17
1.2. Kết luận vềnăng lực lập ý của học sinh và thực trạng dạy học lập ý ở
trường THPT hiện nay .29
1.2.1. Vềnăng lực lập ý của HS .29
1.2.2. Vềthực trạng lập ý của HS .29
1.2.3. Vềthực trạng giảng dạy của GV .30
1.2.4. Vềtầm quan trọng của việc lập dàn ý .32
Chương 2: MỘT SỐVẤN ĐỀLÝ THUYẾT XUNG QUANH KỸNĂNG
LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊLUẬN XÃ HỘI
2.1. Khái quát vềvăn nghịluận và kiểu bài nghịluận xã hội .33
2.1.1. Khái niệm, vịtrí .33
2.1.2. Các yếu tốtạo nên nội dung và cấu trúc bài văn nghịluận xã hội .34
2.2. Lập dàn ý cho bài nghịluận xã hội .39
2.2.1. Lập ý là gì? .39
2.2.2. Các bước của việc lập ý .40
2.2.3. Qui trình lập ý bài văn nghịluận xã hội .41
2.3. Yêu cầu vềmô hình ý và qui trình chung khi làm bài văn nghịluận xã
hội đối với học sinh THPT .53
2.3.1. Yêu cầu vềmô hình ý .53
2.3.2. Qui trình chung khi làm bài văn NLXH .58
Chương 3: BIỆN PHÁP RÈN KỸNĂNG LẬP Ý TRONG VĂN NLXH
VÀ NHỮNG THỬNGHIỆM BƯỚC ĐẦU
3.1. Biện pháp rèn kỹnăng lập ý qua việc tích hợp với giờ đọc văn .59
3.2. Biện pháp rèn kỹnăng lập ý ởphân môn làm văn .61
3.2.1. Rèn ý thức và kỹnăng lập ý trong giờlý thuyết làm văn .61
3.2.2. Rèn ý thức và kỹnăng lập ý trong giờthực hành làm văn .66
3.2.3. Rèn ý thức và kỹnăng lập ý trong giờtrảbài làm văn .66
3.2.4. Rèn ý thức và kỹnăng lập ý thông qua các bài tập ởnhà .68
3.3. Thửnghiệm giảng dạy .95
3.3.1. Mô tảthửnghiệm .95
3.3.2. Nội dung thửnghiệm .96
3.3.3. Địa điểm thửnghiệm .97
3.3.4. Cách thức tiến hành .97
3.3.5. Cách thức đánh giá .98
3.3.6. Kết quảthửnghiệm .99
3.3.7. Đánh giá chung vềkết quảthửnghiệm .104
KẾT LUẬN.107
THƯMỤC THAM KHẢO.111
PHỤLỤC.118



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

àm của mình: Đã đạt được
những điểm nào? Còn tồn tại những điểm nào? Mắc phải những lỗi nào về lập ý
cùng với phương hướng khắc phục.
Tiến trình, nội dung và phương pháp của một giờ trả bài đã được trình bày,
hướng dẫn ở sách giáo viên và các tài liệu khác. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây chỉ
là xem xét việc rèn kỹ năng lập ý cho bài văn nghị luận xã hội ở giờ trả bài như
thế nào mà thôi. Và để góp phần giúp HS rèn luyện tốt kỹ năng lập ý cho loại bài
NLXH theo tinh thần trên, tác giả luận văn cho rằng GV trong giờ trả bài làm văn
nên tiến hành giờ dạy-học theo qui trình sau:
Bước 1: Yêu cầu HS nêu lại đề bài đã làm
Ở bước này, sau khi học sinh đã nhắc lại đề bài, giáo viên chép đề bài đã
làm lên bảng để thuận tiện cho cả thầy và trò trong quá trình làm việc.
Bước 2: Hướng dẫn HS phân tích đề - tìm ý – lập dàn ý
Ở bước này, giáo viên kết hợp ôn lại các kiến thức lý thuyết về phân tích đề
- tìm ý – lập dàn ý đã học ở tiết lý thuyết “Lập ý cho bài văn nghị luận” và hướng
dẫn học sinh thực hành lập ý theo lý thuyết đã học một cách thật triệt để. Trong
quá trình hướng dẫn, tổ chức cho học sinh thực hiện giáo viên nên ghi bảng những
ý, những kiến thức, những vấn đề trọng tâm để học sinh dễ theo dõi và khắc sâu
được kiến thức.
Bước 3: Gv tổng kết và chép dàn ý chuẩn lên bảng
Sau khi đã hướng dẫn học sinh thực hiện được công việc phân tích đề - tìm
ý – lập dàn ý, giáo viên bổ sung, tổng kết và lập thành một hệ thống kiến thức
chuẩn trên bảng cho học sinh dễ theo dõi, đối chiếu.
Bước 4: Hướng dẫn học sinh đối chiếu kết quả bài làm của mình với dàn
ý trên bảng
Khi đã có được dàn ý chuẩn và chép chúng lên bảng, giáo viên phải tiến
hành việc hướng dẫn, gợi ý cho học sinh đối chiếu kết quả bài làm của mình với
dàn ý trên bảng để các em có thể nhận ra những ưu khuyết điểm về bài làm của
mình.
Bước 5: Giáo viên nhận xét và sửa lỗi cho học sinh (có lỗi lập ý)
Đây là bước khá quan trọng trong việc giúp học sinh sửa chữa những lỗi
mình đã mắc phải trong quá trình làm bài để có thể làm những bài sau tốt hơn.
3.2.4. Rèn ý thức và kỹ năng lập ý thông qua các bài tập ở nhà
Với lượng thời gian hết sức hạn hẹp dành cho môn làm văn, đặc biệt là
phần thực hành làm văn mà phân phối chương trình đã định ra thì vấn đề rèn ý
thức và kỹ năng lập ý thông qua các bài tập ở nhà cho học sinh là hết sức cần
thiết. Qua việc làm các bài tập ở nhà, giáo viên có điều kiện giúp học sinh luyện
tập và khắc sâu thêm những kiến thức các em được tiếp thu ở lớp; đồng thời giúp
học sinh rèn giũa và cọ xát được với nhiều kiểu và dạng đề bài để kỹ năng làm bài
của các em thuần thục hơn và giúp các em đạt hiệu quả cao trong quá trình làm
bài.
Hơn thế, hình thành và rèn luyện cho học sinh có được một kỹ năng thành
thạo đòi hỏi phải có thời gian thực hành thật nhiều và phải trải qua một quá trình
lâu dài với tinh thần làm việc thật sự và kiên trì, đặc biệt đối với môn Ngữ văn.
Nhà văn Nguyễn Công Hoan lúc sinh thời đã từng tâm sự: “Nghề viết văn không
phải do đọc lắm kinh nghiệm và lý luận mà thành thạo được. Muốn thành thạo,
trước hết phải làm và làm nhiều. Anh muốn biết bơi thì anh phải nhảy xuống nước
mà tập, chỉ đứng trên bờ mà nói thì thiên vạn cổ cũng chẳng biết bơi”. Các nghiên
cứu của tâm lý – giáo dục học cũng chỉ ra rằng: “Quy trình công nghệ trong giáo
dục rốt cục là thể hiện bằng một hệ thống thao tác. Hệ thống thao tác bằng tay là
cơ sở vững chắc cho những thao tác trí óc. Muốn huấn luyện thao tác chỉ có một
cách làm duy nhất là thông qua hành động” (Hồ Ngọc Đại – Bài học là gì?
NXBGDHN 1985)
Chính vì thế để thực hiện thành công việc rèn luyện kỹ năng lập ý cho học
sinh, nhất thiết phải kết hợp tiến hành nhiều hình thức và biện pháp khác nhau
trong một thời gian dài. Và hình thức rèn kỹ năng lập ý bằng hệ thống bài tập ở
nhà là một trong những hình thức cơ bản theo tinh thần đó. Trong khuôn khổ và
phạm vi của luận văn, tác giả luận văn chỉ nêu lên một số nguyên tắc, một số đề
bài tiêu biểu và hướng dẫn thực hành một vài đề để người đọc có cơ sở tham khảo
và dựa vào đó tự xây dựng cho mình một hệ thống bài tập ở nhà cụ thể phục vụ có
hiệu quả cho việc rèn luyện kỹ năng lập ý cho học sinh.
3.2.4.1 Một vài nguyên tắc cơ bản khi xây dựng hệ thống bài tập ở nhà
* Nguyên tắc toàn diện
Nguyên tắc này yêu cầu, khi soạn thảo bài tập về nhà để rèn kỹ năng lập ý
phải giúp học sinh có được một hệ thống bài tập toàn diện, đầy đủ để sau một năm
học, một khóa học, các em được tiếp xúc hầu hết với các kiểu bài, dạng đề mà tác
giả luận văn đã trình bày ở trên.
* Nguyên tắc thống nhất
Nguyên tắc này yêu cầu, khi soạn thảo bài tập về nhà để rèn kỹ năng lập ý
phải có sự thống nhất về nội dung, về mức độ, về khái niệm, về thuật ngữ, về mô
hình dàn ý, về cách trình bày... Thống nhất giữa bài tập và lý thuyết về kỹ năng
lập ý, thống nhất giữa bài tập và bài tập, thống nhất giữa lý thuyết làm văn nói
chung và lý thuyết kỹ năng lập ý nói riêng, thống nhất giữa kỹ năng lập ý với các
kỹ năng làm văn khác. Cũng như thế cần có cái nhìn thống nhất về vấn đề rèn kỹ
năng lập ý giữa THCS và THPT, giữa các lớp trong cùng một cấp học.
* Nguyên tắc đa dạng
Nguyên tắc này yêu cầu, bài tập về nhà để rèn kỹ năng lập ý phải đa dạng,
gây được hứng thú và kích thích suy nghĩ của học sinh, tránh sự đơn điệu nhàm
chán (Chẳng hạn sự đa dạng biểu hiện ở chỗ: mọi kiểu bài, dạng bài có thể ra đề
bằng nhiều cách khác nhau)
* Nguyên tắc vừa sức
Nguyên tắc này yêu cầu, hệ thống bài tập về nhà để rèn kỹ năng lập ý phải
vừa sức. Căn cứ vào lứa tuổi, đặc điểm và điều kiện cụ thể của mỗi trường mỗi địa
phương... mà đề ra hệ thống bài tập tương ứng tạo được sự hứng thú cho học sinh
khi rèn luyện. Vừa sức theo quan niệm của tác giả luận văn là việc giao cho học
sinh một nhiệm vụ, đặt họ vào một tình huống có vấn đề mà yêu cầu giải quyết
không quá khó và cũng không quá dễ.
* Nguyên tắc từ dễ đến khó
Nguyên tắc này yêu cầu, hệ thống bài tập về nhà để rèn kỹ năng lập ý phải
được xây dựng và giúp học sinh thực hành theo trình tự từ đễ đến khó, từ đơn giản
đến phức tạp, bài trước sẽ là cơ sở để làm bài sau... Dễ đến khó trong mỗi kiểu và
mỗi dạng bài tập; dễ đến khó trong mỗi cấp học và năm học; dễ đến khó cho từng
loại học sinh, từng địa phương, từng trường, từng lớp...
3.2.4.2. Hệ thống đề bài tập ở nhà cho học sinh
* Một số đề bài thường gặp
Ở đây, tác giả luận văn chỉ làm công tác liệt kê những đề bài chung nhất,
khái quát nhất mà giáo viên và học sinh có thể gặp trong quá trình dạy – học. Căn
cứ vào những đề bài này, giáo viên có ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Rèn kỹ năng viết đoạn trong dạy học tập làm văn lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong dạy học sinh học 8 Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số biện pháp rèn kỹ năng viết văn tả người cho học sinh lớp 5 Luận văn Sư phạm 0
D Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học bài tập toán ở trường trung học phổ t Luận văn Sư phạm 0
D rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh trong phân môn tập làm văn lớp 3 Luận văn Sư phạm 0
T Quy trình và nội dung rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên khoa sư phạm- ĐHQG Hà Nội Luận văn Sư phạm 2
T một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học Luận văn Sư phạm 0
D một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn hóa lớp 10 trung họ Luận văn Sư phạm 0
M Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông trong dạy học sinh Luận văn Sư phạm 0
K Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học vật lý cho học sinh chương Dao động cơ Vật lý 12 Cơ bản Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top