hoa_moclan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN MỞ ĐẦU
1. 1ý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Phạm vi nghiên cứu
4. Ý nghĩa của đề tài
5. Bố cục đề tài
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG
1.1. Tiền đề cho sự ra đời của đạo Tin Lành
a- Tiền đề xã hội đạo Tin Lành
b- Tiền đề nhận thức và tâm lý sự ra đời đạo Tin lành
c- Vai trò của một số cá nhân trong phong trào cải cách tôn giáo
1.2. Những đặc điểm chung của đạo Tin lành
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO TIN LÀNH TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC H’MÔNG
2.1. Quá trình phát triển đạo Tin lành ở một số tỉnh phía Bắc
2.2. Ảnh hưởng của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta
2.3. Nguyên nhân sự ra đời của đạo Tin Lành
a- Nguyên nhân khách quan
b- Nguyên nhân chủ quan
c- Từ đặc điểm lịch sử và văn hoá của dân tộc H’mông
d- Sự yếu kém của hệ thống chính trị làm công tác tôn giáo
2.4. Những biện pháp khắc phục mặt tiêu cực của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta
a- Những nguyên tắc mang tính phương pháp luận khi giải quyết vấn đề tôn giáo
b- Một số biện pháp cụ thể
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Địa bàn khu vực miền núi phía Bắc là nơi có nhiều dân tộc cư trú. Nơi đây không chỉ có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh và quốc phòng mà gần đây còn là một trong những địa bàn phức tạp về tôn giáo. Bên cạnh một số tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của các dân tộc còn có các tôn giáo ngoại lai được du nhập vào với những lý do và hoàn cảnh lịch sử rất khác nhau. Công giáo và Tin lành là hai tôn giáo đã được du nhập vào một số tỉnh ở phía Bắc từ lâu, tuy không phát triển mạnh nhưng đã bám rễ ở một số dân tộc ít người (nhất là Công giáo). Từ sau năm 1954 và nhất là sau năm 1975 với nhiều lý do khác nhau, các tôn giáo này lại có sự suy giảm. Những năm gần đây, trên địa bàn này lại có sự phát triển của đạo Tin lành không bình thường do những hoạt động truyền đạo trái phép, sự phát triển đạo trái phép tạp trung chủ yếu vào đồng bào dân tộc H’mông và có sự lan rộng vào một số dân tộc khác như dân tộc Dao, dân tộc Thái. Đây là vấn đề rất đáng được quan tâm bởi sự du nhập và phát triển của đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc H’mông và một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Do vậy, tui đã chọn đề tài “Sự du nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay để nghiên cứu”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
- Trên cơ sở nghiên cứu du nhập và phát triển của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, từ đó rút ra được những nguyên nhân của tình hình đó.
- Chỉ ra những tác động ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với các mặt trong đời sống xã hội của đồng bào dân tộc H’mông, nơi có đạo Tin lành hoạt động.
- Từ đó đưa ra một số kiến nghị trong việc giải quyết nhằm góp phần hạn chế đến mức thấp nhất tình hình phát triển đạo Tin lành hiện nay trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.
3. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là một số tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó tập trung chủ yếu vào các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, là những tỉnh có đồng bào dân tộc H’mông theo đạo Tin lành.
- Phương pháp mà chúng tui sử dụng trước hết là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, lôgíc và một số phương pháp như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…
4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.
- Đánh giá một cách tương đối hệ thống, toàn diện tình hình phát triển đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta trong một số năm gần đây.
- Qua phân tích tình hình phát triển của đạo Tin lành chỉ ra những nguyên nhân ảnh hưởng tác động của nó đối với các mặt trong đời sống xã hội, giúp cho ta hiểu thêm về một số vấn đề tôn giáo.
5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo, niên luận được trình bày qua hai chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về đạo Tin lành.
Chương 2: Quá trình du nhập, phát triển và ảnh hưởng của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở miền núi phía Bắc nước ta trong giai đoạn hiện nay.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẠO TIN LÀNH

1.1. Sự ra đời của đạo Tin lành.
“Tin lành” trong tiếng Việt là khái niệm dùng để chỉ một tôn giáo cải cách chống lại Giáo hội công giáo La Mã. Tin lành chủ chương chỉ có Kinh thánh mới là chuẩn mực, cội nguồn đức tin. Trong đó phần Tân ước có bốn sách Phúc âm “Tin lành – Evangelical) kể về cuộc đời của chúa Jesus. Các giáo sĩ của hội Cơ đốc và truyền giáo (CMA) khi đến Việt Nam tiếng Việt còn chưa trôi chảy, chỉ mới dịch được 01 sách duy nhất của Kinh thánh “Tin lành theo Thành Gioan” để truyền đạo. Do vậy, giới chức pháp ở đây gọi họ là “La Mission Evangelique”, từ đó các phòng giảng trụ sở, truyền giáo đều phải theo bảng chữ “La Mission Evangelique” hay “Eglise Evangelique” để xin hoạt động, các tín đồ người Việt đã dịch ra là: “Hội Thánh Tin Lành” [19.20].
a) Tiền đề xã hội của đạo Tin lành:
Vào thế kỷ thứ XV, XVI là thời kỳ đang lên của giai cấp tư sản, trong xã hội diễn ra trận quyết chiến của giai cấp tư sản Châu Âu, đấu tranh chống lại giai cấp phong kiến đương thời. Giai cấp tư sản lúc này là giai cấp tiêu biểu, tiên tiến của thời đại đã giành được những thắng lợi đầu tiên trong cuộc đấu tranh chống giai cấp phong kiến đã trở lên lỗi thời, lạc hậu và chỗ dựa tư tưởng của nó là Công giáo. Để phù hợp với sự lớn mạnh và phát triển ngày càng mạnh mẽ của mình, giai cấp tư sản muốn có riêng một hệ tư tưởng, một tôn giáo cho giai cấp mình. Hệ tư tưởng đó, tôn giáo đó phải đáp ứng được những yêu cầu của thời đại, của giai cấp. Tôn giáo mà giai cấp tư sản sẽ xây dựng phải là một tôn giáo đơn giản, đỡ phức tạp, mềm dẻo, đỡ tốn kém hơn so với thứ tôn giáo mà họ đã kịch liệt phê phán cần loại bỏ thay thế; tôn giáo đó chính là đạo Công giáo. Theo họ, đó là một tôn giáo rườm rà, cứng nhắc, phức tạp, rất tốn kém cả về mặt thời gian và tiền của, nó không phù hợp với thời đại công nghiệp. Mặt khác giai cấp tư sản rất đề cao sự tự do cá nhân
b) Nguồn gốc nhận thức và tâm lý của sự ra đời đạo Tin lành:
Đó là sự lúng túng, bế tắc của Thần học kinh viện thời Trung cổ. Sự khủng hoảng về vai trò ảnh hưởng, uy tín của Giáo hội Công giáo và quyền lực của Giáo hoàng. Thời Giáo hoàng Leon X, hàng giáo phẩm xa hoa, trần tục, lợi dụng danh Thánh nhằm mục đích kinh tế, điển hình là: Vào năm 1511, với sự ra đời của sắc lệnh “Ban ơn xoá tội” do Giáo hoàng Leon X quyết định cho những ai dâng tiền cho Giáo hội với việc mua, bán bùa xoá tội, với lời truyền ai mua sẽ được xoá mọi tội lỗi, dù là đã phạm tội, đang phạm tội thì sẽ được xoá tội, khi chết sẽ được lên thiên đàng. Trong khi đó đông đảo cả nước ở Châu Âu, đặc biệt là ở Đức đời sống của nhân dân đang trong cảnh lầm than, cơ cực; do vậy họ rất oán giận, căm phẫn trước hành động của Giáo hội La mã, đã gây ra sự phản ứng mãnh liệt đối với đông đảo những tín đồ giáo sĩ người Đức, nơi được mệnh danh là con bò sữa của Giáo hoàng [12.120]. Chính nơi đây đã dấy lên phong trào tôn giáo làm tiền đề cho sự ra đời của đạo Tin lành.
c) Sự xuất hiện của đạo Tin lành còn kể đến vai trò của một số cá nhân trong phong trào cải cách tôn giáo của tầng lớp tư sản chống lại chế độ phong kiến đã lỗi thời luôn tìm mọi cách kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Phong trào cải cách tôn giáo đầu tiên diễn ra ở Đức gắn với tên tuổi của Mac-tanh Lui-thơ (Martin Luther) (13-1546). Ông là người nổi tiếng và thay mặt cho phong trào cải cách tôn giáo ở Đức lúc bấy giờ. Ngày 30/11/1517 được coi là ngày mở đầu cho phong trào cải cách của Luther, bằng việc ông công bố bản: “95 luận đề”. Ông thẳng thắn nhìn vào sự đồi bại của giáo hội Roma, những tệ nạn tham nhũng như mua bán phiếu chuộc tội, lợi dụng danh Thánh để bóc lột dân chúng, lên án Giáo hoàng và giáo quyền Roma. Ông tuyên bố chỉ công nhận chỉ có Chúa và Kinh thánh, bác bỏ quyền lực của toà thành và cộng đồng. Đầu năm 1520 Luther liên tục viết bài công khai đề xuất tư tưởng Giáo hoàng không có quyền can thiệp vào chính quyền thế tục. Trong bức thư công khai gửi quý tộc Cơ đốc tôn giáo nước Đức về vấn đề cải cách chề độ độc quyền của xã hội, ông viết: “Giáo hội La mã là bọn giặc lớn, là kẻ cướp cường bạo lớn trong dân gian nhưng lại chuyên lên án cờ giáo hội thần thánh và thành Phi-e-zơ”. Giáo hoàng Leon X đã khai trừ Luther ra khỏi Giáo hội. Được sự giúp đỡ và ủng hộ của một số thị dân và chư hầu nước Đức, Luther đã phản đối một cách quyết liệt. Ông đã đốt cháy sắc lệnh của Giáo hoàng trước mắt quần chúng, công khai chống lại với Giáo đình. Như vậy, cuộc cải cách của Luther đã chống lại Giáo hoàng và tăng nữ, đưa ra học thuyết về sự thánh thiện, bình đẳng của mọi tín đồ, có thể trực tiếp với chúa trời mà không cần tầng lớp trung gian. Những luận điểm đó đã phản ánh những đòi hỏi của các cá nhân, của giai cấp tư sản lúc bấy giờ. Tuy nhiên, những tầng lớp dưới của xã hội đã không thoả mãn sự cải cách này của Luther, họ đã đi xa hơn, triệt để hơn. Đại diện cho xu hướng này là Thomas Muntzer (1940-1525), đại biểu của phái nông dân cùng kiệt cách mạng. Ông là người có tư tưởng tiến bộ vừa chống thần quyền, vừa chống thế quyền. Lúc đầu ông nhiệt liệt ủng hộ cuộc cải cách của Luther, hoan nghênh “95 luận đề”, nhưng khi Luther phản bội thì ông kiên quyết chống lại tư tưởng ôn hoà, thoả hiệp, tách khỏi tư tưởng cải lương tư sản và trực tiếp vận động cách mạng. Ông công kích tất cả những quan điểm cơ bản và toàn bộ triết học tư tưởng của Luther về thần học cơ đốc giáo. Ông cho rằng: “Không có thiên đường cũng chẳng có địa ngục để đầy đoạ con người, không có quỷ thần mà chẳng qua là dục vọng sâu sa của con người” [10.132]. Ông kêu gọi những nông dân Đức đứng lên khởi nghĩa xây dựng xã hội mới không có giai cấp, không có tư hữu, không có chế độ riêng, không có chính quyền đối lập với nhân dân xã hội đó là: “Thiên đường của trần gian, vương quốc của thần thánh” [10.123]. Quan điểm đó đã trở thành quan điểm xã hội không tưởng, chính quan điểm này đã làm cho giai cấp phong kiến và giáo sĩ chống lại mạnh mẽ.
Cũng trong nửa đầu thế kỷ XVI, phong trào cải cách tôn giáo đã phát triển ra các quốc gia khác bên ngoài nước Đức, như ở Áo, ở các nước Bắc Âu, Ba Lan, Hungari… Cũng trong thời gian này, tại Thụy Sỹ và sau đó là Hà Lan, Anh đã xuất hiện những trung tâm mới của phong trào cải cách tại Thụy Sỹ. Phong trào này tập trung ở Duyrich và Giơnevơ. Ở thành phố Duyrich xuất hiện Ubric Zwingli (1484-1531) đã lãnh đạo vùng Đông bắc Thụy Sỹ tiến hành cải cách Ubric Zwingli chịu ảnh hưởng rất lớn của chủ nghĩa nhân văn, rất ủng hộ đối với tư tưởng của một số người như: Wicliffe và Huss… Tháng 1 năm 1523 đã đề ra “67 điều luận cương” nhấn mạnh quyền uy tối cao của Kinh thánh, chủ trương cứu vớt chỉ cần dựa vào niềm tin, mở cửa trường học, đơn giản hoá nghi thức truyền bá… Năm 1517 ông phản ứng mạnh mẽ việc chuộc tội nhờ hành hương đến thánh Phi-e-zơ và Phao lô, ông phủ nhận toà thánh La mã, phủ nhận tầng lớp trung gian giữa chúa trời và con chiên của linh mục, ông nói: “Duy chỉ có một mình chúa Jesus là xứng đáng cho ta tôn vinh, thờ kính, ấy vậy mà phẩm trật La mã chủ trương rằng mình là trọng tài giữa Đấng Christ với dân ngài và có quyền rao giảng cho giáo thuyết” [12.107]. Ông không chấp nhận lễ phong chức
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: [Free] Sự du nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay để nghiên cứu

cho minh xin tai lieu nayf ve nghien cuu duoc khong ad
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top