nguyenthuctuan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU

Đất nước Việt Nam ta có 54 dân tộc sinh sống, đa dân tộc, đồng thời cũng đa bản sắc dân tộc, mỗi dân tộc có một nét văn hoá riêng, nhưng do sự giao thoa, tiếp xúc giữa các nền văn hoá, mà các dân tộc này có những phong tục, tập quán giống nhau. Trong đó có tục lệ ăn trầu, một phong tục văn hoá truyền thống của người Việt, không chỉ dân tộc kinh ăn trầu mà ở một số dân tộc khác cũng ăn trầu, mà còn ding trầu cao vào các nghi lễ lớn như cưới xin, cúng gia tiên, đám ma, ngày lễ tết… có lẽ trầu cau là một thứ mà không thể thiếu được trong văn hoá cổ truyền của dân tộc ta. Mặc dù ngày nay, một số nghi thức đã mất dần đI, thêm vào đó là những nét văn hoá hiện đại, tục lệ ăn trầu bắt nguồn từ sự tích trầu cau được trích trong Lĩnh Nam chích quái, mà Trần Thế Pháp đã nêu ra. Gắn lion với tục ăn trầu là những hiệntượng văn hoá phong phú mà người xưa thường làm. Qua tục ăn trầu ta có thể hiểu thêm về nếp sống, một nếp cảm nghĩ, mối quan hệ tình cảm giữa những người lao động cùng những ước mơ lành mạnh của họ bắt nguồn từ xa xưa. Ngày nay, số người ăn trầu ngày càng ít dần, tục ăn trầu sẽ không còn trong xã hội tương lai, nhưng những giá trị tinh thần chân chính biểu hiện qua tục ăn trầu thì vẫn tồn tại. Tất cả những vốn quý đó cần được nghiên cứu và sử dụng nhằm phát huy cao độ những di sản văn hoá quá khứ để góp phần cải tạo và xây dung nếp văn hoá mới ở nước ta. Vì vậy em đã chọn đề tài trên.
Đây là một đề tài mà nhiều nhà sử học hay các nhà văn hoá đã nghiên cứu và tìm tòi. Nghiên cứu tục lệ ăn trầu của người Việt để hiểu được một phần trong phong tục văn hóa cổ truyền của người Việt.
- Nghiên cứu tục lệ ăn trầu của người Việt, em đi sâu và tìm hiểu tục lệ ăn trầu trong văn hóa cổ truyền của người Việt. Từ đó hiểu thêm bản sắc văn hóa của người Việt Nam.

I. NGUỒN GỐC TỤC LỆ ĂN TRẦU
Có từ sự tích trầu cau, có 2 anh em sinh đôi là Tân + Lang, do một hiểu lầm với người chị dâu là Lưu Liên nên người em là Lang đã bỏ đai đến một dòng suối vì sầu não, cô đơn mà thác, biến thành phiến đá vôi.
- Tục ăn trầu có từ rất sớm, nhưng chưa biết từ thời điểm nào. Phải đợi đến tận cuối thế kỷ XV, sách Lĩnh Nam chính quái của Trần Thế Pháp ra đời, nó mới được ghi chép thành một truyện tích rõ ràng, có một nguồn gốc mang nhiều ý nghĩa thâm thuý.
Sau khi đọc sử tích trầu cau trong Lĩnh Nam chích quái, ta nhận thấy một truyện được ghi chép lại không những có kết cấu chặt chẽ, lại phối hợp được cả những yếu tố hiện thực lẫn huyền ảo một cách khéo léo  như thế tác giả của nó đã khiến một câu truyện vụn vặt, còn mờ nhạt trong dân gian trở thành một truyện cổ tích có đầu đuôi, vừa lý thú hấp dẫn, vừa hàm chứa nhiều ý nghĩa thâm thuý.
+ Ở giai đoạn đầu truyện có tính hiện thực với dấu vết hiện đại, với những tên tuổi rõ ràng, có ý nghĩa, với những tình tiết hợp lý, tự nhiên. Ở giai đoạn cuối, truyện trở nên huyễn hay hai anh em họ Cao và vợ người anh vì không hiểu nhau nên đã tự chia lìa chỉ đến khi cả ba người cùng chết đi và chết bên nhau, người anh hoá cây cau, người em hoá phiến đá, vợ người anh hoá cây trầu không, họ mới có được sự cảm thông hoàn toàn, từ nay họ sẽ mẫimĩ gắn bó bên nhau và kết hợp làm một qua miếng trầu tình nghĩa ở đáo, một dòng nước đỏ tươi như máu được tiết ra, tượng trưng cho tính gia đình muôn đời thiêng liêng, bền chặt.
Trần Thế Pháp, cũng như các tác giả đời Lê khác, khi viết lại sự tích trầu cau nói riêng, dàn dung lại những truyện huyền thoại dân gian trong Lĩnh Nam chích quái nói chung, hiển nhiên đã có hậu ý đề cao những giá trị cũ của dân tộc với mục đích phổ biến để giáo dục con em theo tinh thần 24 điều dụ của Lê Thánh Tông. Có lẽ bắt đầu từ đấy (cuối thế kỷ XV) các truyện cổ tích, thần thoại nói chung, truyện trầu cau nói riêng mới được truyền bá rổngãi trong toàn quốc.
Riêng trong sự tích Trầu cau, các tác giả muốn giải thích cho mọi người rằng, dân tộc ta đã có một đời sống văn hoá khá cao ngay từ xưa từ thời Hùng Vương kia (Theo Đại việt sử lược, vào khoảng thế kỷ VII trước Tây lịch). Ngay từ thuở đó, xã hội Việt Nam có truyền thống lấy gia đình làm gốc, anh em biết thương quý nhau, trên kính dưới nhường, vợ chồng lấy nhau vì tình, vì nghĩa, và người đàn bà đã biết chọn đời chung thuỷ son sát với chồng… Không phải đợi đến khi Hoa sang đô hộ nước ta, giáo hoá ta, dân ta mới biết thế nào là hiếu đễ, thế nào là biết nghĩa.
Vì sự tích Trầu cau có ý nghĩa sâu sắc như thế nên tục ăn trầu của dân ta đã được thăng hoa, trở thành một mỹ tục mang tính chất đặc thù của một nền văn minh cổ Đông Nam Á.
Mỹ tục ăn trầu này đã gắn lion với những sinh hoạt văn hoá, từ đời sống vật chát, đến đời sống tinh thần của dân tộc ta.
*Tiềm ẩn sự tích anh em ở nơi sự tích Trầu - cau - vôi, đôi vợ chống và người em trai bất hạnh: sống chia rẽ anh em là chết sự hối hận đền bù cho cái chết, bằng cho cái chết, chết rồi nên vì biết hối hận nên lại sống lại, hoá thân vào trầu - cau - vôi, hoà hợp với miếng trầu. Một triết lý nhân sinh, huyền nhiệm, tuyệt với.
Anh em như thể tay chân
Máu chảy, ruột mềm.
Ngày nay, qua nhiều sách vở và các tài liệu khảocor, người ta được biết trầu cau là hai loại cây đã xuất hiện rất lâu đời ở các vùng Trung Ấn, Đông Nam Á và ơt một số quần đảo trên Thai Bình Dương; như trong di chỉ khảo cổ thuộc văn hoá Hoà Bình, hạt cau đã được tìm thấy trên dưới một vạn năm. Tại các nơi đây đã có nhiều dân tộc có tục ăn trầu như các dân tộc thiếuố xưa ở miền Nam nước Trung Hoa (kể từ lưu vực sông Dương Tử trở xuống), tức người Trung hoa miền nam ngày nay, các dân tộc Thái Lan, Miến Điện, các dân tộc Việt - Mên - Lào, kể cả các dân tộc thiểu số như người Thái, Nùng, Mường, Dao, Thượng… trên bán đảo Đông Dương, cùng các dân tộc trên quần đảo Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân; và ở Ấn Độ cũng có nhiều nơi dân chúng có tục ăn trầu.
Có lẽ người xưa, do kinh nghiệm mà có, đã biết sử dụng vôi, trầu, cau, cũng như các loại lá, rễ, quả của nhiều thứ cây khác tìm được để bảo vệ sức khoẻ, phòng ngừa hay trị bệnh. Quả thực, ăn trầu đã giúp cho cơ thể được ấm nóng, chống lạnh, chống sơn lam thuỷ khí; ăn trầu lại sạch miệng, răng lợi va xương cốt được bồi dưỡng, vững mạnh.
Như Giáo sư Trần Quốc Vượng đã nói:
Trầu cau là một loại đặc biệt, không thuộc đồ ăn, đồ uống, cũng không thuộc đồ hút, với mọi gia đình người Việt chúng ta, Trầu cau cũng thân thuộc như cơm ăn, nước uống, như bát chè xanh, như điều thuốc lào”.
Trầu có tong miếng, mỗi miếng trầu gồm một miếng cau khô hay tươi, một miếng lá trầu không quét vôi, một miếng vỏ cây chát (cây chay, cây vỏ đỏ) ăn trầu có vị cay thơm, nó trừ được mùi hôi trong mồm, các chất trong lá trầu, hạt cau và vôi có tác dụng làm chắc chân răng. Mùa đông giá rét, ở những người làm nông nghiệp đó họ thường phải lội xuống nước, làm việc không ngơi nghỉ, nhai trầu làm cho người ấm lên, đỡ được phần giá buốt.
Theo Giáo sư Trần Ngọc Thiệp tục ăn trầu nó tiềm ẩn một triết lý về sự tổng hợp của nhiều chất khác nhau:
+ Cây cạ vươn cao là biểu tượng của trời (dương).
+ Vôi - chất đá là biểu tượng của đất (âm)
+ Dây trầu mọc lên từ đất quân quýt lấy thân cây biểu tượng cho vũ trụ trung gian hoà hợp. Sự tổng hợp biện chứng của âm dương tam tài ấy tạo nên một kết hợp hết sức hài hoà. Miếng trầu có cái tươi ngọt từ hạt cau, cái cay của lá trầu, cái nồng nàn của vôi, cái bùi của rễ… Tất cả tạo nên một chất kích thích, làm cho thơm mồm, đỏ môi và khuôn mặt người ăn bừng bong như say rượu. Ăn trầu có nhai mà không nốt, nó mang một tính cách linh hoạt khó thấy - không thuộc loại ăn, mà cũng không thuộc loại uống, cũng không thuộc loại hút”.
Chính vì vậy trầu cau đã trở thành một thứ không thể thiếu trong sinh hoạt tinh thần của người Việt.

II. TRỒNG TRẦU CAU
Cây cau thẳng tắp, cây trầu không mềm mại trên mảnhvườn nho nhỏ của mỗi gia đình người Việt xưa kia, chúng là những thứ cây quý giá, thể hiện một lối sống thanh bình, yên ả, một cuộc sống định canh, định cư thuộc nền nông nghiệp lú nước. Trong xã hội Âu Lạc nền văm minh nông nghiệp khá phát triển cho nên “nhà nào cũng có vườn trồng cau và trầu không. Có lẽ từ đó trở đi việc trồng cau ngày càng phổ biến cùng với nghề làm vườn, có thể nói trong các gia đình người Việt xưa, đặc biệt là ở nông thôn, trầu cau là một thứ không thể thiếu được, mà nếu thiếu nó gia đình người Việt cảm giác thiếu và trống vắng một cái gì đó. Vì vậy ta có thể nói trồng trầu cau là một tục lệ của cư dân nng “xưa”. Nói từ “xưa” có nghĩa là trồng trầu cau nó chỉ là tục lệ xưa mà thôi, còn ngày nay, tục trồng trầu cau không còn nữa, mà nó chỉ tồn tại trong một số gia đình ở nông thôn, mà trong những gia đình nông thôn đó có những cụ ông, cụ bà với những hàm răng đen, chắc, có lẽ những hàm răng đen đó, nó được tạo ra từ chính miếng trầu. Vậy nên tục nhuộm răng đen luôn gắn lion với tục lệ ăn trầu, mà người xưa thường làm, muốn cho hàm răng đẹp, nụ cười tươi, cácthiếu nữ xưa đến tuổi trưởng thành đều học ăn trầu để có một hàm răng đẹp và môi đỏ, nét mội cắn chỉ. Có thểnói răng đen làbiểu hiện của cái đẹp.
“Răng đen ai nhuộm cho mình.
Để duyên mình đẹp, để tình anh say”.
Người thôn nữ má hang, răng đen đã trở thành hình ảnh làm si mê biết bao chàng trai, như câu ca xưa thường nói.
“Mình về mình nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
Năm qua mua lấy miệng cười
Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen”.
Tục trồng trầu cau mặc dù không còn mấy tồn tại trong xã hội đại Việt này nay. Vậy tại sao nói lại không còn mấy tồn tại như trước kia nữa, có lẽ do con người ngày nay đã quên mất thói quen ăn trầu mà xưa kia người ta gọi đó là nhu cầu cần thiết, rồi các phong tục ct xưa kia cũng mất dần, xã hội biến đổi nó mất dần bản sắc dân tộc, nhưng đồng thời, nó lại bổ sung thêm những cái mới, mang màu sắc hiện đại, văn minh, tiến bộ.
Việc trồng trầu cau ngày nay không còn mang sắc thái thể hiện phong tục ăn trầu của người Việt nữa mà nó tồn tại vì kinh tế, như vườn trầu ở Hoóc Môn - Bà Điểm, nó đã đi vào lịch sử dân tộc gắn lion với cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta, nay nó đã trở thành mục đích kinh tế, trồng trầu cau để đem lại lợi nhuận.
Xưa kia trầu cau đã trở thành sản phẩm trao đổi giữa các vùng, ở chợ đồng bằng, trung du, miền núi sản phẩm cau tươi, cau khô, lá trầu không, vỏchay, rễ quạch, chúng là những món hàng phổ biến ở các chợ cả nông thôn và miền núi, chúng kết hợp lại với nhau cho một màu sắc thắm tươi, đủ hưng vị cuộc đời.

- Hai ta sang một con đò
Trông cho vắng khách trao cho miếng trầu.
Kín đáo, tế nhị là phong cách biểu hiện tình cảm của người Việt. Chắt lọc trong nguồn dân ca, những hình ảnh trong thơ được mài rũa tinh vi và nghệ thuật điêu luyện rõ rệt. Hình ảnh trao trầu tượng trưng lời hẹn ước, gửi gắm niềm tin:
- Giơ tay trao một miếng trầu,
Lòng tin gửi lại cho nhau ít nhiều.
Lời hứa một khi thể hiện ở cách cấu tạo hình tượng không chỉ dừng lại ở lời ca tự sự thường có tác dụng gợi cảm sâu sắc:
-Từ ngày ăn miếng trầu trao
Miệng ăn môi thắm ngày nào cho quên!
Hình tượng miếng trầu trong thơ ca dân gian chủ yếu thể hiện lòng chung thủy trong tình yêu nam nữ, trong quan hệ vợ chồng. Nhưng dần dần ý nghĩa mô-típ miếng trầu trong thơ được mở rộng thể hiện tình nghĩa trong mọi mối quan hệ giữa người lao động. Khi người ta nhắc nhau:
-Miếng trầu ăn nặng bằng chì,
Ăn thì đã vậy lấy gì trả ơn!.
Thì không còn chỉ là tình nghĩa vợ chồng, tình yêu trong gia đình nữa mà đặt những vấn đề rộng hơn.
Truyền Trầu - cau - vôi và hình tượng miếng trầu trong thơ ca dân gian bắt nguồn từ cuộc sống thực tiễn của con người phản ánh những mối quan hệ gia đình và xã hội, phản ánh những quan hệ tình cảm lành mạnh của người lao động. Hình tượng nghệ thuật ấy ngày nay còn là những tư liệu quí giúp ta tìm hiểu đặc điểm tâm hồn người Việt xưa kia. Những yếu tố trong sáng trong đời sống tình cảm còn giá trị sâu sắc, chúng ta trân trọng những tình cảm ấy, như đồng chí Lê Duẩn có lần đã chỉ ra.
“Con người không phải chỉ sống với miếng cơm manh áo mà còn có đời sống tình cảm, đời sống văn hóa, những cái đó gắn liền với dân tộc. Nay mai dù cho đến khi chủ nghĩa cộng sản thành công thì câu ca dao Việt Nam vẫn làm rung động lòng người Việt Nam hơn hết. Trong việc xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa chúng ta phát huy những đức tính truyền thống của các dân tộc trên đất nước ta, chúng ta có thể tìm trong văn học dân gian bản sắc dân tộc cần được kế thừa trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN

Chúng ta đều biết, xưa kia trầu cau là hai loại cây được trồng khắp nơi trên quê hương đất nước để lấy lá, lấy trái dùng hằng ngày. Từ vua quan cho chí thứ dân, từ đàn ông cho chí đàn bà, ai ai cũng thích nhai trầu; nhiều người còn nghiện là đằng khác, nhất là các bà gia bình dân, nhai trầu bỏm bẻm, do đó mới có khẩu ngữ “bà già trầu”.
Đặc biệt cây cau chẳng những được dân gian quí hóa bảo nhau trồng ở sân trước nhà - chuối sau cau trước - mà ngay ở Hoàng thành vào đời Minh Mạng (1820 - 1840) cây cau còn được chọn khắc trên đỉnh đồng, có tên Anh Đỉnh, đỉnh ths tư trong cửu đỉnh, được đặt trước sân Thế Miếu.
Với chúng ta, hình ảnh những hàng cau thẳng tắp, cao vút (nhiều khi cao hơn 10 mét), có lá mọc thành chùm ở ngọn cây,thân lá xẻ hình lông chim, lung linh trong nắng sớm, đong đưa trước gió chiều hay in hình trên nền trời xanh thẳm vào những đêm trăng snags.
Từ dáng thanh thoát, tạo nhã của cây cau giữa vườn quê đêm trăng, lá trầu miếng vôi quyện thắm mặn nồng trong câu chuyện truyền thuyết, đến tục ăn trầu thuần việt, chuyện trầu cau còn đi sâu vào đời sống, tâm linh trong sinh hoạt đời thường của người xưa.
Giờ đã thưa dần những người ăn trầu, kể cả ở các làng quê, nhưng trầu cau vẫn mang cốt cách tao nhã, sang trọng, vẫn là “đầu trò tiếp khách” trong những lễ nghi quan trọng đời người như cưới, hỏi. Miếng trầu cau là biểu tượng cho sự tôn kính, là “cầu nối” giữa người sống với tổ tiên, được dùng phổ biến trong những ngày giỗ chạp, lễ tế thần, gia tiên, lễ mừng thọ.
Về màu sắc, đã có một sự hòa hợp rất lạ kỳ giữa màu xanh của lá trầu, màu trắng của ruột cau và màu bạc của vôi lại cho ra một sắc màu đỏ thắm đến diệu kỳ.
Về mặt tâm lý, sắc thắm này chính là màu biểu trưng cuarngafy cưới, cho hạnh phúc lứa đôi, cho tấm lòng sắt don chung thủy.
“Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như bôi”
(Hồ Xuân Hương)
Dù son phấn đương đại đã làm mất dần cái duyên ăn trầu của người con gái, song nét văn hóa trầu cau không dễ phai mờ trong truyền thống người Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn hóa ẩm thực và y phục dân tộc Việt Nam - Giáo trình đào tạo cử nhân trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn “Nguyễn Việt Hương).
2. Tạp chí dân tộc học ssoo 3 -1974.
3. Sổ tay văn hóa Việt Nam - Đặng Đức Siêu
4. Văn hóa Việt Nam tìm tòi + suy ngẫm - Trần Quốc Vương. H: Văn học 2003.
5. Cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Ngọc Thêm. H. Giaos dục, 1997.
6. Việt Nam phong tục - Phan Kế Bính. H. KHXH, 2003.
7. Trầu cau - Hiểu Ngọc H. Thế giới 2004.
8. Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam - Tân Việt. H. Văn hóa dân tộc, 1997.

















MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 0
I. NGUỒN GỐC TỤC LỆ ĂN TRẦU 1
II. TRỒNG TRẦU CAU 4
III. TRẦU CAU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT 6
1. Cách ăn trầu của người Việt 6
1.1. Cấu tạo miếng trầu 6
1.2. Bổ cau 7
2. Văn hoá người Việt được thể hiện qua cách ăn trầu 10
3. Cau trầu trong một số nghi lễ 11
3.1. Miếng trầu cúng mụ 11
3.2. Trong nghi lễ hôn nhân 12
4. Trầu cau trong giao tế xã hội 14
1.1. Mời trầu tiếp khách 14
4.2. Trầu cau là món quà biếu thông dụng 16
4.3. Mời trầu là cách ngỏ tình yêu giữa nam và nữ 17
IV. HÌNH TƯỢNG TRẦU - CAU - VÔI TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN, DÂN CA, CA DAO 17
1. Truyện trầu - cau - vôi của người Việt 17
2. Mời trầu trong sinh hoạt dân ca 19
3. Hình tượng trầu - cau trong thơ da dân gian 21
KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top