Download miễn phí Tiểu luận Một nét bản sắc văn hóa Việt Nam ( nhìn từ hương ước)





Phải nói rằng: Hương ước đã phần nào thể hiện tính tự trị của làng. Các bản Hương ước đề cập đến hầu hết những vẫn đề quan trọng của làng xã: Đọc “Hương ước Thái Bình”, “Hương ước Thanh Hóa”, “Hương ước cổ Hà Tây”, ta thấy nội dung của chúng thường hàm chứa các mặt sau:
- Việc bầu báng.
- Việc tế tự.
- Việc canh phòng (tài sản gia đình, của công và hoa màu).
- Các loại hình thưởng phạt.
- Việc khao vọng, biếu xén (lên lão, đỗ đạt, thăng chức).
- Việc chia ruộng.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

MỘT NÉT BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM
( NHÌN TỪ HƯƠNG ƯỚC)
1. Lẽ dĩ nhiên: Bản sắc văn hóa tộc người luôn ẩn tàng trong các biểu hiện văn hóa cụ thể của tộc người đó. Cũng có một mỗi liên hệ như thế giữa Hương ước và bản sắc văn hóa Việt Nam. Bởi lẽ, từ Hương ước, toát lên một nét thuộc về tâm thức văn hóa Việt. Tính dung hòa hay khoan hòa. Phần còn lại của bài sẽ gắng chứng minh cho nhận định vừa nêu.
2. Hầu hết các học giả Việt Nam, với điều kiện tư liệu hiện nay, đều xác định mốc xuất hiện của Hương ước là từ thế kỉ XV – thời Lê sơ (Hương ước được hiểu như là các văn bản ghi những điều ước của làng bằng chữ Hán hay Nôm)... Chí ít thì dưới thời Lê Thánh Tông trị vì (1490 - 1497), trong số các văn kiện về nội chính của triều đinh, có một chỉ dụ nhằm hạn chế việc các làng lập Hương ước Dẫn theo Từ Chi: Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb Văn hóa dân tộc – Tạp chí văn hóa nghệ thuật, H. 2001, tr. 352.
. Chứng tỏ bấy giờ, việc lập Hương ước đã khá phổ biến. Các thời kì sau đó, Hương ước tiếp tục tồn tại và nảy nở. Trong bài, người viết chỉ giới hạn việc khảo sát loại hình Hương ước cho đến cuối thế kỉ XIX. Vì từ đó trở về sau, bản thân Hương ước đã phát sinh nhiều yếu tố khác.
Vậy là, Hương ước đã tồn tại quan suốt thời kì phát triển điển hình của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam. Các bối cảnh (context) của Hương ước là như thế. Ấy mà, suốt mấy trăm năm đó, không vì cái bóng của nền quân chủ hắt xuống mà Hương ước nơi làng xã trở nên nhạt mờ. Trái lại, nó vẫn hiện diện một cách sinh động trong đời sống làng, giữ vai trò như một “cương lĩnh tinh thần” Từ Tri, Sđd, tr. 311.
(Từ Chi) của cộng đồng thôn ổ.
Những gì vừa nêu dấy lên trong ta cảm giác về sự tồn tại của một mối mâu thuẫn: Giữa một bên là việc hiện hữu (existence) của Hương ước tượng trưng cho tính tự trị của làng (có câu “phép vua thua lệ làng” _ Hương ước chính là lệ làng đấy thôi); Với một bên là xu hướng TW tập quyền, xu hướng chối bổ mọi biểu hiện cục bộ địa phương chủ nghĩa (Régionaliame), mà cái Hương ước lại có vẻ như “nhuốm” một sắc màu cục bộ! Đãng lẽ có cái này thì phải thôi cái kia: Tập quyền thì không chấp nhận tự trị và đã có tự trị thì tập quyền khó lòng phát triển theo đúng nghĩa của nó. Thế nhưng, trong lịch sử làng xã Việt vẫn không mất hết quyền tự trị, mà xu hướng tập quyền vẫn là một hiện thực khó lòng chối cãi.
Tìm hiểu vấn đề, mới vỡ lẽ ra rằng: Cái gọi là mâu thuẫn ấy chỉ là một ảo giác (illusion). Kì thực, giữa làng với nước đã không có một đường biên ngăn cách đến mức chúng trở thành hai, cực thực thể hoàn toàn biệt lập với nhau: Đã diễn ra một sự nhân nhượng lẫn nhaugiữa nước với làng. Tình hình đó ảnh xạ qua Hương ước.
2.1. Như ta đã biết, từ Lí – Trần trở đi, các ông vua Việt Nam đều muốn tiến hành con đường tập quyền. Nó vừa là một đòi hỏi khách quan, lại vừa là một hiện thực. Trong quá trình đó, có một điều mà các triều đại không thể không tính đến: Sự hiện diện của một biển tiểu nông bao gồm các làng xã với cả sức mạnh truyền thống lẫn hiện tại của nó. Hơn nữa, làng xã lại có vai trò cực kì quan trong đối với Nhà nước: Đó là hạ tầng sản xuất kinh tế nông nghiệp lúa nước nuôi sống cả Quốc gia, là nguồn để Nhà nước thu thuế, bắt phu, huy động lực lượng cho quân đội...
Trên thực tế, bất cứ triều đại nào cũng muốn hút cơ sở về TW. Chức xã quan ra đời có lẽ để thể hiện ý nguyện đó. Nhưng việc thực hiện được đến đâu lại là một chuyện khác, chỉ bởi cái chức quan đó có một thân phận cực kỳ chìm nổi – khác hẳn các chức quan khác trong lịch sử hệ thống quan chức Việt Nam. Theo sử cũ, đời Lý chưa đặt chức xã quan (hay một loại hình quan chức nào tương đương). Sang đời Trần, Thái Tông bắt đầu đặt các chức đại tư xã, tiểu tư xã; quan từ ngũ phẩm trở lên là đại tư xã, lục phẩm trở xuống là tiểu tư xã, cùng với xã trưởng, xã giám đều là xã quan, giữ việc làm hộ tịch, chức vụ cũng xem là quan trọng. Các đời sau noi theo không đổi Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, TII, Quan chức chí – Lễ nghi trí, Nxb Sử học, H. 1961, tr. 31.
. Đến Thuận Tông, trong đời Quang Thái (1397) mới bãi chức xã quan. Vì sao mà bỏ? Phải chăng vì sự có cũng như không (về mặt hiệu năng) của nó khi mà sự kiểm soát của Nhà nước ở vùng trung tâm thời Mạt Trần đầy biến động còn hạn chế nói chi đến các vùng cơ sở, các vùng ngoại vi (suburban) xa xôi! Đên hậu Lê, nhất là dưới thời Lê Thánh Tông, trong nỗ lực xây dựng một mô hình tập quyền cao độ, Nhà nước rất quan tâm đến làng xã và có các chính sách cụ thể. Phan Huy Chú: “Nhà Lê, khi mới dựng Nước, lại đặt xã quan, xã lớn 3 người, xã vừa 2 người, xã nhỏ 1 người. Thánh Tông, trong đời Quang Thuận, đổi xã quan làm xã trưởng. Sự Trung Hưng, trong đời Vĩnh Thọ (1658) lại sai các châu chọn đặt xã trưởng, xã tư, lấy nho sinh, sinh đồ làm các chức ấy, giao cho chỉnh lý việc làng, khám hỏi các việc kiện cáo... Đến giữa đời Cảnh Trị (1663 - 1672), lại sai chọn con em nhà lương thiện cho làm xã trưởng, để dạy dỗ nhân dân trong xã, hạn 3 năm được xét công việc thì thăng làm huyện quan. Trong đời Bảo Thái (1720) lại đinh phép khảo khóa, những xã lớn, xã vừa, xã nhỏ, đều định danh số, giao cho các xã trưởng coi giữ làng mạc, thu nộp thuế điền, thuế đinh, nếu hai lần khảo đều làm việc giỏi, sẽ được cất nhắc cho chức phẩm, lệ cứ ba năm xét công một lần” Pha Huy Chú, Sđd, tr. 32.
.
Nhưng những sự xếp đặt có một bề ngoài rất bài bản đó trong thời Hậu Lê, chỉ đến đây thôi. Vì: “về sau lâu dần bỏ lệ ấy không thi hành nữa. Những đời Long Đức (1732) Vĩnh Hựu (1735) về sau, việc đặt xã trưởng đều do ở dân, phép khảo khóa bỏ đi, mà chức xã quan không coi trọng nữa” Pha Huy Chú, Sđd, tr. 32.
.
Triều Nguyễn cai trị đất nước, với Minh Mạng - Ông vua có khát vọng tái hiện công nghiệp của Lê Thánh Tông bằng cách củng số sức mạnh vào tay Nhà nước tập quyền TW, đã thi hành nhiều chính sách mạnh mẽ đối với các vùng biên: Áp dụng chế độ lưu quan - đưa quan lại của triều Đinh lên cai trị trực tiếp các châu, huyện vùng dân tộc thiểu số (1853), tiến hành cải cách hành chính trên quy mô cả nước (1831 - 1832); Thực hiện chính sách quân điền ở Bình Định (1838). Dưới triều đại Minh Mệnh, nước Đại Nam lộ được nhiều thành tựu trên nhiều mặt; Nhưng – cũng đừng quên rằng: 20 năm Minh Mệnh tại vị (1820 -1840) cũng là khoảng thời gian xuất hiện những phản ứng cực kỳ mạnh mẽ của các tầng lớp ở cơ sở với 250 cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ khác nhau, đã để lại những vết rạn (Cr-ack) nhất định trong bộ máy quyền lực của triều Nguyễn sau này. Nên lí giải hiện tượng đó như thế nào? Ở một góc độ nào đó, có thể xem đó như là một ứng phó (Response) của chủ nghĩa địa phương, của tính tự trị làng xã, của cái truyền thống (tradition) trước sự tác động của những thách thứ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top