yu_sona87

New Member

Download miễn phí Luận văn Ngôn từ nghệ thuật trong xình ca Cao Lan





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Cơ sở lí thuyết và thực tiễn 11
1.1. Cơ sở lí thuyết 11
1.2. Cơ sở thực tiễn 21
Chương 2: Ngôn từ nghệ thuật của xình ca xét về mặt hình thức 31
2.1. Kết cấu xình ca 31
2.2. Thể, vần và nhịp điệu trong xình ca 49
Chương 3: Ngôn từ nghệ thuật xình ca xét về mặt nội dung 62
3.1. Các biện pháp tu từ thường gặp trong xình ca 62
3.2. Sự thể hiện thời gian, không gian nghệ thuật và một vài biểu 75
tượng thường gặp qua ngôn từ xình ca.
KẾT LUẬN 102
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN 104
QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC
Một số khúc xình ca được ghi bằng chữ Hán, chữ Nôm Cao Lan.
Một số hình ảnh về phong tục và hát xình ca của đồng bào Cao Lan



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chàng trai, đó có thể được xem là những "từ
được đánh dấu". Người con trai ấy tự hào khi kể cho bạn hát nghe thời niên thiếu
mình đã đi chơi khắp năm châu bốn biển, song chàng cũng ngậm ngùi, đôi chút
ân hận vì hiểu rõ lòng cha mẹ già ngóng trông khi con mải mê theo những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
chuyến du hương hết năm này qua năm khác. Nhưng không phải chỉ có vậy,
những tiếng được lặp lại này giúp cho việc liên kết các câu thành một chỉnh thể
và tiếp nối trong khúc hát, tạo thành lời kể chuyện liền mạch trong sự cởi mở
chân thành.
Điệp câu hát cũng được sử dụng với mật độ cao và khá linh hoạt trong
XCCL. Thủ pháp này đã tạo ra những cặp "sóng đôi" cả về ngữ nghĩa và cấu trúc
cú pháp. Sự lặp lại không phải y nguyên những câu hát trước mà thường có sự
thay đổi trật tự từ, ví dụ:
Sờu sờn dàu dàu hậy Cúng Tông Đoàn thuyền du du trên Quảng Đông
Lộc chi hậy tắc lộc chi hông Sáu thuyền đi đến sáu thuyền không
Lộc chi chi hậy tạo Ai Nàm Cúc Sáu thuyền đi đến An Nam quốc
Lộc chi nùi pún thụi quay hông. Sáu thuyền không đến phải về không.
Hoặc:
Su lài tạo
Cụ súi mù chi pù pù săm
Cụ súi mù chi pù pù lợc
Ná pù sằm van sờn pạo nhằn.
(Vào đến nơi (thôn của em), qua suối không biết chỗ nào trơn trượt, qua
suối không biết chỗ nào trơn ngã, ai biết chỗ nào trơn thì bảo với anh một lời).
Người Cao Lan còn thường hay có cách nói cặp đôi, cặp ba như so slam
so slơi (mồng ba mồng bốn); tời dắt, tời ngừy, tời slam (thứ nhất, thứ nhì, thứ
ba); sắu chắp, sắu tày (tay nắm, tay làm); cụ súi, cụ sun, cụ san (qua suối, qua
thôn, qua núi)...Thủ pháp điệp trong câu hát trong xình ca còn bắt nguồn từ
cách nói trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Tời dắt pin kệnh sun lơu tời Thứ nhất chúc người cao tuổi nhất
Tời ngừy pin kệnh sun lơu nhằn Thứ hai xin chúc các lão làng
Tời slam pin kệnh nình chếnh súi Thứ ba chúc suối làng em trong nhất
Nìn sun chếnh súi lềnh phăn phăn. Uống vào mát thấu tận trong lòng.
Điệp khúc hát là thủ pháp lặp lại về hình thức cấu trúc một khúc hát nào
đó trong bài hát, giữa nội dung ý nghĩa khúc hát “gốc” và khúc hát được lặp lại
có mối liên hệ nhất định.
Bài xình ca sau là lời đối đáp của chàng trai và cô gái đang trong giai đoạn
tìm hiểu, họ thử tài của nhau bằng việc ra câu đố. Mỗi câu hỏi và câu trả lời tạo
thành một cặp “sóng đôi”, hai khúc hát tạo thành một bài có hình thức kết cấu
chặt chẽ và ý nghĩa sâu sắc:
Hỏi:
Slăn hấy tời ốc cấy to chốc? Bao nhiêu gỗ nứa làm nên nhà
Slăn hấy tời sờn cấy to tênh? Làm thuyền cần mấy cân đinh
Cấy sợp căn tênh tềnh sờn táy? Mấy thanh ván ghép thành thuyền lớn
Cấy vài hợp lài sờn hắm sềnh? Đôi ta vượt sóng biển trùng xa.
Trả lời:
Slăn hấy tời ốc slợi to chốc Bốn mươi cây gỗ làm nên nhà
Slăn hấy tời sờn slợi to tênh Làm thuyền cần bốn mươi cân đinh
Slăn hấy căn tênh tềnh sờn táy Bốn mươi tấm ván bao thành tấm
Slam vài hợp lài sờn hắm sềnh. Ba bên hợp lại tạo nên thuyền.
Xình ca hát đố chủ yếu sử dụng thủ pháp điệp khúc hát để tạo nên những
cặp đối đáp sát ý và chặt chẽ. Về cơ bản, điệp khúc hát đã bao hàm cả thủ pháp
điệp từ, điệp câu hát. Việc lặp lại này không hề gây nên nhàm chán, đơn điệu bởi
một số từ ngữ đã được thay đổi, thêm bớt, đảo trật tự, để tạo ra nhịp điệu uyển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
chuyển khi diễn xướng. Hơn nữa, điều đó luôn kết hợp với những ý nghĩa sâu sắc,
phong phú dưới hình thức của ngôn ngữ, tạo nên nét hấp dẫn, lôi cuốn người nghe.
Xét về phương diện liên kết văn bản và nghệ thuật hình tượng, có thể thấy
biện pháp trùng điệp tạo nên một số giá trị biểu đạt và nét đặc trưng trong xình
ca như sau:
Trước hết, cách trùng điệp câu hát theo kiểu “sóng đôi”, “sóng ba” làm
cho khúc hát dễ nhớ, dễ thuộc, từ đó dễ dàng lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
Đồng thời, nhờ có lối điệp, những khúc xình ca trở nên mềm mại, uyển chuyển
hơn, sinh động hơn, có thể truyền tải được nhiều thông tin ngữ nghĩa, diễn đạt
được những ẩn ý thâm sâu trong lời hát.
Cách trùng điệp còn góp phần tạo nên nhịp điệu, tiết tấu cho khúc hát. Nó
giúp tạo lập mối quan hệ kết liền, gắn bó giữa các câu hát trong khúc ca thành
một mạch cảm xúc nhất định phù hợp với cảnh diễn xướng cụ thể của xình ca.
Tóm lại, từ những đặc điểm về hình thức và biện pháp kết cấu nổi bật
trong XCCL có thể khẳng định rằng: Kết cấu là yếu tố quan trọng trong hình thức
NTNT của xình ca. Đây có thể được xem là yếu tố ổn định, bền vững để cấu tạo, tổ
chức, sắp xếp những câu hát, lời hát theo công thức chung của xình ca, đồng thời
mở lối cho những sáng tạo của chủ thể diễn xướng.
2.2. THỂ, VẦN VÀ NHỊP ĐIỆU TRONG XÌNH CA
2.2.1. Thể
Có thể nói, thể (còn gọi là thể thơ) là yếu tố quan trọng trong NTNT của
dân ca. Nó chi phối các yếu tố khác như kết cấu, nhịp điệu, vần..., của bài hát,
khúc hát. Về cơ bản thể của XCCL giống với thơ Đường của Trung Quốc, hầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
hết các bài xình ca giao duyên được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt và dạng
biến thể của tứ tuyệt.
Trong giới hạn của luận văn, xin được giới thiệu khái quát về hai loại thể
mà các TGDG Cao Lan thường sử dụng để tạo nên hình thức của xình ca.
 Thể thất ngôn tứ tuyệt: Một khúc hát xình ca tương ứng với một khổ
thơ thể thất ngôn tứ tuyệt bao giờ cũng có bốn câu, mỗi câu bảy tiếng, ví dụ:
Kịn nình sanh tắc háo chi va Nhìn em như thể thiên nga
Mỉn pếc dừ tồng công phán xà Chẳng phải phấn son như ngọc ngà
Mấy sếch di nà trang hới tởi Bõ công sinh thành cha mẹ dưỡng
Di nà sanh tởi tạng lìn va. Sinh được ra em đẹp như hoa.
Nhịp thường gặp trong thể này là 2/2/3 hay 4/3, có khi ngắt nhịp 3/2/2
hay 3/4. Vần thơ trong xình ca có nhiều loại như: vần bằng, vần trắc; vần gián
cách, vần ôm. Khúc ca sau đây có hình thức đặc trưng của các khúc trong xình
ca: Nhịp 4/3 ở mỗi câu và gieo vần ôm (dạng AA-A), vần chân được gieo ở hai
câu đầu với câu cuối:
Cù nìn cù líu / slăn nìn lài Năm cũ qua rồi / năm mới đến
So slam so slợi / pơi hènh hai Mùng ba mùng bốn / đi du xuân
So slam so slợi / va hai sáo Mùng ba mùng bốn / hoa đua nở
Tưy hắm sin tìu / lưy lù lài. Anh đi nghìn dặm/ thăm người thương.
 Dạng biến thể của thể thất ngôn tứ tuyệt:
Đó là những khúc ca có bốn câu, nhưng câu đầu tiên chỉ có ba tiếng, ba câu
sau mỗi câu có bảy tiếng. Về cơ bản, những khúc hát thuộc dạng biến thể này có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
nguồn gốc là những khổ thơ thất ngôn tứ tuyệt, do hoàn cảnh diễn xướng đã được
biến đổi đi cho phù hợp, ví dụ:
Sếch nình nhợp Mời em vào (nhà)
Làng mù sắc mục họn săn sài Anh không đẹp gì mà...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top