smjle_sad73

New Member

Download miễn phí Thực trạng nghiên cứu và đào tạo triết học ở Việt Nam thời gian qua – Mấy đề xuất phương hướng đổi mới





Với điều kiện và đặc điểm của riêng mình, các nhà triết học Việt Nam cũng
phải trên nền tảng ưu thế của mình mà quan niệm, tư duy, khám phá thế giới,
xã hội, con người theo cách của mình. Kế thừa, phát triển triết học thế giới, đặc
biệt là triết học phương Đông, trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác -Lênin, với sứcmạnh riêng của những đặc điểm tư duy
Việt Nam, chúng ta sẽ tạo ra những sản phẩm triết học đích thực mang giá trị
Việt Nam và giá trị nhân loại.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO TRIẾT HỌC Ở VIỆT NAM
THỜI GIAN QUA – MẤY ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI
NGUYỄN VĂN HUYÊN (*)
Phân tích thực trạng của công tác nghiên cứu và đào tạo triết học ở các viện
nghiên cứu và các trường đại học nước ta trong 30 năm trở lại đây và làm rõ
một số vấn đề đang đặt ra trong công tác này, bài viết đề xuất một số phương
hướng đổi mới. Đó là: đối với việc nghiên cứu triết học Mác - Lênin, không
nên tách rời triết học duy vật biện chứng và triết học duy vật lịch sử thành hai
mảng riêng biệt, mà nên theo hướng xây dựng tri thức theo các khía cạnh: triết
học giá trị, triết học về đời sống tinh thần và tư duy, triết học chính trị – xã
hội, triết học kinh tế, triết học hành động, triết học văn hoá. Đối với đào tạo
triết học, cần biên soạn lại giáo trình triết học theo tinh thần mở, phương pháp
tiếp cận đa dạng và phong phú; đồng thời đổi mới phương pháp giảng dạy,
gắn giảng dạy với nghiên cứu.
1. Thành tựu và những vấn đề đang đặt ra
Nghiên cứu và đào tạo triết học ở Việt Nam từ ngày có Đảng đến nay, đặc biệt
là từ 30 năm (từ 1975) trở lại đây, đã thu được những thành tựu to lớn, đánh
dấu bước trưởng thành quan trọng trong lịch sử phát triển nền triết học nước
nhà.
Với kho tàng tư tưởng dân tộc quý báu, tiếp thu tinh hoa triết học nhân loại
bằng triết học Mác - Lênin và đứng trên nền tảng triết học khoa học đỉnh cao
đó, sự nghiệp nghiên cứu và đào tạo triết học Việt Nam chỉ trong một thời gian
ngắn, đã nâng văn hoá triết học của nhân dân ta lên một tầm cao mới, trang bị
thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho đội ngũ cán bộ của Đảng. Nhà
nước và các đoàn thể vận dụng sáng tạo và hiệu quả tri thức và văn hoá triết
học vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, phát triển con người, hình
thành một đội ngũ các nhà triết học có trình độ, năng lực, khả năng đảm đương
sự nghiệp xây dựng và phát triển nền triết học theo hướng hiện đại: đối thoại
được với những tư tưởng, trào lưu triết học thế giới, khẳng định được năng lực
trí tuệ, năng lực tư duy và năng lực sáng tạo của giới khoa học nói chung, giới
triết học Việt Nam nói riêng.
Có thể nói, cùng với hệ thống các ngành khoa học xã hội và nhân văn, nền triết
học nói chung, hoạt động nghiên cứu – đào tạo triết học 30 năm qua nói riêng
ở Việt Nam đã thực sự góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng thế giới
quan, nhân sinh quan, phát triển đời sống tinh thần, phát triển trí tuệ, năng lực
tư duy, khả năng khám phá và sáng tạo trong mọi lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị
đến văn hoá, xã hội, khoa học, giáo dục của dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, để tiếp tục phát huy hơn nữa sức mạnh và nguồn lực triết học nước
nhà, phát huy những thành tựu nghiên cứu và đào tạo triết học thời gian qua,
đặc biệt là nghiên cứu và đào tạo triết học trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện
nay, tất cả chúng ta đều nhận thấy, dù là trực quan hay cảm tính (vì chưa có cứ
liệu điều tra cụ thể), những bất cập của cả quá trình nghiên cứu và đào tạo của
chúng ta.
Trước hết, cần khẳng định rằng, ở nước ta trong thời gian qua, nghiên cứu và
đào tạo nói chung, triết học nói riêng chưa có sự gắn kết thực sự có hiệu quả.
Sự hợp tác trong nghiên cứu và đào tạo giữa các trường đại học đã được thiết
lập, nhưng có thể khẳng định, hiệu quả của sự hợp tác đó chưa cao. Trong khi
đó, như chúng ta đều biết, nghiên cứu và đào tạo luôn là một quá trình thống
nhất – quá trình tìm tòi khám phá, làm giàu tri thức, tạo ra tri thức mới và nạp
tri thức cho con người. Do đó, phải có nghiên cứu triết học tốt mới có đào tạo
triết học tốt. Đào tạo triết học không thể nào khác là phải trên cơ sở và bằng
những thành tựu triết học mới. Cho nên, cần có cách nhìn nhận mới, cách triển
khai, cách tổ chức mới để làm sao có thể kết hợp giữa nghiên cứu và đào tạo
một cách tốt nhất trong cả quá trình này. Chỉ khi có được một cơ chế thích hợp
trong hoạt động đó, chúng ta mới có thể tạo ra chuyển biến cả trong nghiên
cứu lẫn trong đào tạo triết học. Phải chăng, đó là mô hình viện gắn với trường,
viện trong trường, trường trong viện, người làm công tác giảng dạy đồng thời
là nhà nghiên cứu và nhà nghiên cứu cũng phải tham gia giảng dạy.
Thứ hai, điều quyết định nhất để bảo đảm tính đúng đắn và do vậy, cả kết quả
của nghiên cứu và đào tạo triết học, trước hết phải có quan niệm đúng về triết
học. Quan niệm đúng thì dù nhanh hay chậm, quá trình nghiên cứu – đào tạo sẽ
cho ta kết quả đúng và đi tới mục tiêu; quan niệm sai thì hướng đi sẽ lệch lạc,
nghiên cứu và đào tạo sẽ cho ra những sản phẩm méo mó, què quặt. Quan
niệm về triết học của chúng ta, theo tôi, còn nhiều vấn đề cần bàn, nhưng
phải chăng, một nhược điểm căn bản nhất là còn cứng nhắc và máy móc, nếu
không nói là thô thiển đối với tính chất và đặc điểm của bản thân triết học.
Suốt một thời gian dài – cho đến những năm 90 của thế kỷ XX, chúng ta quan
niệm và nghiên cứu triết học như là một hệ thống triết học hoàn chỉnh với một
số quy luật, phạm trù cố định. Những năm gần đây đã có nhiều đổi mới, nhưng
trong nhận thức và trong tư duy, và do đó, cả trong cách tiếp cận và thực hành,
chúng ta vẫn theo hướng tách nhận thức về tự nhiên khỏi nhận thức về xã hội.
2. Về nghiên cứu triết học
Triết học là khoa học về tư duy và về thực chất, là một hệ thống luận lý về thế
giới (tự nhiên, xã hội, con người). Như vậy, có thể nói, triết học là các cách
luận lý của loài người, chúng tồn tại từ cổ đại đến hiện đại, từ Đông sang Tây.
Luận lý ấy diễn ra dưới vô vàn hình thức và phương pháp: lôgíc – lịch sử, phân
tích – tổng hợp, khái quát hoá - trừu tượng hoá, v.v. để cuối cùng, đưa ra
những đánh giá dưới dạng kết quả tổng hợp của con người về thế giới. Luận lý
về đối tượng (sự vật, hiện tượng) có thể đem lại các kết quả khác nhau, tùy
theo các quan niệm khác nhau, nhưng trong mỗi loại luận lý lại là thống nhất ở
cách thức, ở phương pháp. Triết học Mác - Lênin là đỉnh cao trong luận lý của
loài người về thế giới, về xã hội và tư duy. Cho nên, trong nghiên cứu, chúng
ta không thể tách triết học duy vật biện chứng và triết học duy vật lịch sử thành
hai mảng riêng biệt. Về thực chất, triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử là một thể thống nhất, là một cách luận lý về tự nhiên, xã hội và con người.
Yếu tố duy vật biện chứng, duy vật lịch sử luôn hoà quyện trong quá trình luận
lý về kinh tế, lúc đó ta có triết học kinh tế; về chính trị – ta có triết học chính
trị; về xã hội – ta có triết học xã hội; về văn hoá - ta có triết học văn hoá; về
khoa học – ta có triết học về cái đúng – chân lý; triết học về đạo đức – (cái
thiện), triết học về thẩm m
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của Tập đoàn viễn thông quân đội (VIETTEL) - Thực trạng và giải pháp Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về sản lượng Biogas và thực trạng sử dụng năng lượng biogas tại khu vực Đan – Hoài – Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, lực lượng vũ trang và khả năng đáp ứng của lực lượng quân dân y trên một số đảo Y dược 0
D Nghiên cứu thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan ở học sinh Trung học phổ thông thành phố Bắ Y dược 0
B Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải xây dựng tại thành phố Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 0
N Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng tổ chức thu thập thông tin - Nghiên cứu khách hà Luận văn Kinh tế 0
B Nghiên cứu thị trường với sự phát triển của doanh nghiệp công nghiệp - Thực trạng và giải pháp Công nghệ thông tin 0
S Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng về an ninh mạng và biện pháp khắc phục Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu thực trạng quản trị nhân lực bộ phận lễ tân tại các khách sạn 4 sao ở Nghệ An Luận văn Kinh tế 2
A Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế trang trại của Sơn la về quy mô, số lượng, loại hình sản xu Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top