heoconnhuquynh

New Member

Download miễn phí Bài tập cá nhân môn Kinh tế chính trị





Đề bài:
1: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
2 : Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, công nghiệp,thương mại và dịch vụ ở Việt Nam
3 : Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi ra nhập WTO
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

và 84,55 số vốn đăng ký của năm 1997; năm 1999 chỉ còn 1568 triệu USD vốn đăng ký, bằng 38,7% vốn đăng ký của năm 1998 và là năm thấp nhất kể từ năm 1991.
Từ năm 2000 – 2003, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001; năm 2003 đạt 3,1 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2002. Xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 đạt 4,5 tỷ USD tăng 45,1% so với năm 2003; năm 2005 tăng 50,8%. Đặc biệt, trong 2 năm 2006 - 2007, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đã tăng đáng kể. Năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt tới mức kỉ lục trong 20 năm qua 20,3 tỷ USD, trong đó đăng ký mới 17,86 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006 và tăng gấp đôi năm 1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng, đăng ký bổ sung tính từ 1998 đến nay đạt 98,5 tỷ USD, thực hiện gần 42 tỷ USD.
Trong khi vốn đăng ký tăng mạnh qua các năm thì vốn thực hiện cũng có xu hướng tăng nhưng với tốc độ chậm. Nếu như cả giai đoạn 1991-1995 vốn thực hiện mới chỉ đạt 7,1 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đăng ký mới (bao gồm phần vốn góp bên Việt Nam trên 1 tỷ USD – chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất và vốn nước ngoài đưa vài khoảng 6,1 tỷ USD ) thì trong thời kỳ 1996-2000, mặc dù có ẩnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế khu vực vốn thực hiện đã đạt 13,5 tỷ USD, tăng 89% so với 5 năm trước, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới (trong đó, vốn góp của bên Việt Nam là 1,4 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12 tỷ USD ) và tăng 90% so với 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005, vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới, tăng 6% so với 5 năm trước và vượt 30% dự báo ban đầu (11 tỷ USD), trong đó, vốn góp của bên Việt Nam đạt trên 1,1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12,6 tỷ USD. Riêng 2 năm 2006 và 2007, tổng vốn thực hiện đạt 8,7 tỷ USD (trong đó, vốn đóng góp của bên Việt nam đạt gần 1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 7,7 tỷ USD), tuy chỉ bằng 27 % tổng số vốn đăng ký mới, nhưng vốn thực hiện năm 2007 tăng 12% so với năm 2006, và là tiền đề cho việc giải ngân của hai năm tới 2008 và 2009 tăng cao vì trong dự án cấp mới trong hai năm 2006 và 2007 có nhiều dự án quy mô vốn đăng ký lớn.
Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án đầu tư nước ngoài tăng dần qua các giai đoạn, tuy có “trầm lắng” trong vài năm sau khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997. Thời kỳ 1988-1990, quy mô vốn đầu tư đăng ký bình quân đạt 7,5 triệu USD/dự án/ năm .Từ mức quy mô vốn đầu tư đăng ký bình quân của một dự án đạt 11,6 triệu USD trong giai đoạn 1991-1995 đã tăng lên 12,3 triệu USD/dự án trong 5 năm 1996-2000. Điều này thể hiện số lượng các dự án quy mô lớn được cấp giấy phép trong giai đoạn 1996-2000 nhiều hơn trong 5 năm trước. Tuy nhiên, quy mô vốn đăng ký trên giảm xuống 3,4 triệu USD/dự án trong thời kỳ 2001- 2005. Điều này cho thấy, đa phần các dự án cấp mới trong giai đoạn 2001- 2005 thuộc dự án có quy mô vừa và nhỏ. Trong hai năm 2006 và 2007, quy mô vốn đầu tư trung bình của 1 dự án đều ở mức 14,4 triệu USD, cho thấy số dự án có quy mô lớn đã tăng lên so với thời kỳ trước, thể hiện sự quan tâm của một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào một số dự án lớn (Itel, Panasonic, Piaggio…)
Từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài năm 1987, Việt Nam đã chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp –xây dựng. Tính đến hết năm 2007, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 5745 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50 tỷ USD chiếm 66,8% về số dự án, 61% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện.
Trong năm 2007, tuy vốn đầu tư đăng ký trực tiếp tập trung vào lĩnh vực công nghiệp (50,6%), nhưng đã có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước, tăng 16,5% so với năm 2006(31,19%) với nhiều dự án xây dựng cảng biển, kinh doanh bất động sản, xây dựng khu vui chơi, giải trí…
Đến hết năm 2007, lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp có 933 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 4,4tỷ USD, đã thực hiện khoảng 2,02 tỷ USD, chiếm 10,8% về số dự án, 5,37% tổng số vốn đăng ký và 6,9% vốn thực hiện, (giảm từ 7,4% so với năm 2006).
Sau 20 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì vốn đầu tư đã trải rộng khắp cả nước, không còn địa phương “trắng” đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế - xã hội chung và các vùng phụ cận.
Vùng trọng điểm phía bắc có 2220 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 24 tỷ USD, chiếm 26% số dự án, 27% tổng vốn đăng ký cả nước, trong đó Hà Nội đứng đầu (987 dự án với tổng số vốn đăng ký 12,4 tỷ USD ) chiếm 51% vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện cả vùng. Tiếp theo thứ tự là Hải Phòng,Vĩnh Phúc và Hải Dương.
Vùng trọng điểm phía Nam thu hút được 5293 dự án với tổng vốn đầu tư 44,87 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn đăng ký, trong đó Thành Phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước (2397 dự án với tổng vốn đăng ký 16,5 tỷ USD ) chiếm 36,9% tổng vốn đăng ký của vùng. Tiếp theo thứ tự là Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Vùng trọng điểm miền Trung thu hút được 491 dự án với tổng vốn đăng ký 8,6 tỷ USD, chiếm 6% tổng số vốn đăng ký của cả nước, trong đó: Phú Yên (39 dự án với tổng vốn đăng ký 1,9 tỷ USD ) hiện đứng đầu các tỉnh miền trung với dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô có vốn đăng ký 1,7 tỷ USD. Tiếp theo là Đà Nẵng và Quảng Nam.
Tây Nguyên và các vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Đồng Bằng Sông Cửu Long là những địa bàn thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn thấp so với vùng khác, dù Nhà nước đã có chính sách ưu đãi đặc biệt cho những vùng có điều kiện địa lý khó khăn.
Qua 20 năm đã có 8 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Các nước Châu á chiếm 69%, trong đó khối ASEAN chiếm 19% tổng số vốn đăng ký. Các nước Châu Âu chiếm 24%, trong đó EU chiếm 10%, các nước Châu Mỹ chiếm 5% riêng Hoa Kỳ chiếm 3,6%. Tuy nhiên, nếu tính cả số vốn đầu tư từ các chi nhánh tại nước thứ 3 của các nhà đầu tư Hoa Kỳ thì vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ đạt con số trên 3 tỷ USD, đứng vị trí thứ 5 trong tổng số 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Ví dụ: tập đoàn Intel không đầu tư thẳng từ Mĩ vào Việt Nam mà thông qua chi nhánh tại Hồng Kông. Hai nước Châu úc (New Zealand và Australia ) chỉ chiếm 1% tổng số vốn đăng ký.
Theo đối tác có vốn đầu tư vào nước ta hiện nay đã có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vốn đăng ký trên 100 triệu USD, lớn nhất là Hàn Quốc 4463,2 triệu USD; tiếp đến là quần đảo Vigin thuộc Anh 4267,7 triệu USD; Singapore 2614,2 triệu USD; Đài Loan 1735,6 triệu USD; Malayxia 1091,2 triệu USD; Nhật Bản 965,2 triệu USD; Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên 460,5 triệu USD; Mỹ 358,3 vtriệu USD. Tính từ 1988 đến nay, đã có 18 nước và vùng lãnh thổ có số vốn đăng ký đạt tr...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top