Download miễn phí Bài giảng Tin học văn phòng - Microsoft excel





Biểu đồlà đồthịbiểu diễn dữliệu bảng tính. Các biểu đồlàm cho dữliệu của
bảng tính phức tạp trởthành trực quan và dễhiểu hơn. Biểu đồbiến đổi dữliệu từ
các hàng và các cột trên bảng tính thành hình khối, đồthị. Biểu đồcó các trục,
trên đó có các giá trịtỉlệtương ứng với giá trịdữliệu trên bảng tính.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

t là: 4, 8, 6 và 2. Công
thức ở ô B6 là: =AVERAGE(B1:B4,5). Giá trị trả về trong ô B6 là 5.
Hàm MAX(danh sách các trị): tìm giá trị số học lớn nhất của các giá trị có
trong danh sách.
Ví dụ: Dữ liệu trong các ô : B1, B2, B3, B4 lần lượt là : 4, 8, 6, 2.
=MAX(B1:B4) cho kết quả 8
Hàm MIN(danh sách các trị): tìm giá trị số học nhỏ nhất của các giá trị có
trong danh sách.
Ví dụ: Dữ liệu trong các ô : B1, B2, B3, B4 lần lượt là : 4, 8, 6, 2.
=MIN(B1:B4) cho kết quả 2
120
Ví dụ: Xem bảng tính sau:
Lưu ý: Trong Excel có sẵn chức năng tính toán nhanh như sau: Trước tiên bạn
đánh dấu vùng cần tính toán rồi right click vào thanh trạng thái của Excel (nằm
bên dưới màn hình, nếu không thấy bạn vào menu View, chọn Status Bar), sẽ
hiện menu có các mục chọn là các giá trị cần tính: None (huỷ giá trị đã tính),
Average (tính trị trung bình), Count (đếm số ô), Count Nums (chỉ đếm số ô chưa
giá trị số), Max (tìm giá trị lớn nhất), Min (tìm giá trị nhỏ nhất) và Sum (tính tổng
các giá trị). Tiếp theo bạn chỉ cần click một mục tương ứng thì kết quả sẽ được
hiển thị ngay bên phải thanh trạng thái.
b. Các hàm điều kiện:
Hàm IF: Trả về các giá trị cho trước với điều kiện nào đó.
Cú pháp: IF(điều kiện, trị đúng, trị sai)
- Điều kiện là một biểu thức logic.
- Excel sẽ kiểm tra kết quả của biểu thức logic: nếu đúng sẽ chọn trị thứ
nhất (trị đúng trong cú pháp), nếu sai sẽ chọn trị thứ hai (trị sai trong
cú pháp).
- Bản thân trị đúng, trị sai có thể là những hằng trị, biểu thức (chuỗi, số,
logic) và cũng có thể là một hàm IF.
Ví dụ : Xem bảng sau :
121
Thiết lập công thức cho cột “ghi chú” với điều kiện thí sinh nào có
tổng số điểm từ 16 trở lên thì ghi “Đậu”, ngược lại thì ghi “Hỏng”.
Công thức ở ô F3 : =IF(E3>=16,”Đậu”, “Hỏng”).
Lưu ý: Các giá trị trả về nếu là dạng chuỗi thì phải để trong dấu ngoặc kép.
Hàm SUMIF: Tính tổng có điều kiện.
Cú pháp: SUMIF(vùng điều kiện, điều kiện, vùng tính tổng)
Nếu các ô trong vùng điều kiện thỏa mãn điều kiện thì cộng các giá trị
tương ứng trong vùng tính tổng.
Ví dụ: Trong bảng kết quả tuyển sinh trên. Tính tổng số điểm
của các thí sinh có số điểm toán từ 9 trở lên.
=SUMIF(B3:B10,”>=9”,E3:E10) {Kết quả 44}
Hàm COUNTIF: Đếm có điều kiện.
Cú pháp: COUNTIF(vùng muốn đếm, điều kiện đếm)
Đếm các giá trị thỏa mãn điều kiện trong vùng muốn đếm.
Ví dụ : Trong bảng kết quả tuyển sinh trên. Đếm có bao nhiêu điểm 9
trong kỳ thi ?
=COUNTIF(B3:D10,”=9”); {kết quả 4}
Lưu ý : Có thể lấy ô nào đó làm điều kiện, khi đó địa chỉ của ô không cần
để trong ngoặc kép.
Ví dụ :
=COUNTIF(B3:D10,D3) {kết quả 4}
Vì ô D3 = 9, nên có thể lấy ô này làm điều kiện thay vì phải viết “=9”
trong ngoặc kép.
Hàm AND(điều kiện 1, điều kiện 2,...): cho giá trị đúng khi mọi điều
kiện nêu trong danh sách đều cho trị đúng.
Ví dụ:
=AND(3>2,5<8) {kết quả TRUE}
=IF(AND(B2>8, C3>=5),”yes”,”no”)
{kết quả: nếu giá trị ô B2 lớn hơn 8 và ô C3 lớn hơn hay bằng
5 thì cho giá trị là “yes”, ngược lại cho giá trị “no”}.
122
Hàm OR(điều kiện 1, điều kiện 2,...): cho giá trị đúng khi có bất kỳ
một điều kiện nêu trong danh sách cho trị đúng.
Ví dụ:
=OR(3>2,5=8) {kết quả TRUE}
=OR(1+1=3,2+3=6) {kết quả FALSE}
Hàm NOT(điều kiện): cho trị đúng nếu điều kiện sai và cho trị sai nếu
điều kiện đúng.
c. Các hàm ngày tháng: Nhóm hàm ngày tháng sẽ trả về các giá trị ngày tháng
để giúp ta tính toán về thời gian như số ngày, tuần, tháng năm, ...
Dữ liệu ngày (Date) là một dạng đặc biệt của dữ liệu số. Dữ liệu ngày thường
có dạng M/D/YY, ví dụ : 1/25/02 (ngày 25 tháng 1 năm 2002). Bạn có thể
chọn các kiểu dữ liệu
ngày, bằng cách dùng
lệnh Format | cells,
chọn lớp Number,
chọn mục Date và sau
đó chọn dạng dữ liệu
ngày muốn dùng trong
khung Type.
Có thể chọn mục
Custom ở khung
Category và nhập dạng
cần thiết vào khung
Type, chẳng hạn thay
đổi dữ liệu kiểu ngày
theo Việt Nam
(Ngày/Tháng/Năm).
Dạng tổng quát của kiểu ngày theo qui định như sau:
- d: hiển thị số thực tế của
ngày hiện tại.
- dd: hiển thị ngày theo 2
số.
- ddd: hiển thị ngày theo 3
chữ viết tắt bằng tiếng
Anh.
- mm: hiển thị tháng theo
hai số.
- mmm: hiển thị tháng theo
3 chữ viết tắt.
- yy: hiển thị hai số sau
cùng của năm.
- yyyy: hiển thị bốn số của năm.
Ví dụ: Định dạng : dd/mm/yyyy
Hiển thị : 15/11/2001
123
Hàm WEEKDAY(Dữ liệu kiểu ngày): Cho giá trị thứ (từ 1 đến 7)
của dữ liệu kiểu ngày.
Ví dụ: =Weekday(“2/9/2001”) {kết quả 1}
(Ngày Quốc khánh năm 2001 là ngày chủ nhật)
* Giả sử dữ liệu trong ô D3 là ngày 14 tháng 2 năm 2002.
=Weekday(d3) {kết quả 5}
(Ngày Valetine năm 2002 là thứ năm).
Hàm TODAY(): Cho ngày tháng năm hiện hành (lấy ngày theo ngày hệ
thống của máy tính).
Hàm DAY(Dữ liệu kiểu ngày): Cho giá trị ngày của dữ liệu kiểu ngày.
Ví dụ: =DAY("1/11/96") {kết quả 1}
Hàm MONTH(Dữ liệu kiểu ngày): Cho giá trị tháng của dữ liệu kiểu
ngày.
Ví dụ: =MONTH("1/11/96") {kết quả 11}
Hàm YEAR(Dữ liệu kiểu ngày): Cho giá trị năm của dữ liệu kiểu ngày.
Ví dụ: =YEAR("1/11/96") {kết quả 1996}
Hàm DAYS360(ngày bắt đầu, ngày kết thúc): Cho tổng số ngày kể
từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc.
Ví dụ: giá trị ô B2 là ngày 25/4/2001 và B3 là 2/9/2001.
=DAYS360(B2,B3) {kết quả 127}
d. Các hàm thống kê: Xem bảng sau :
Hàm COUNT(danh sách các trị): cho số các ô chứa giá trị số trong
danh sách.
Ví dụ: =COUNT(-2,"VTD",5,8) {kết quả 3}
=COUNT(D1:D8) {kết quả 7}
Hàm COUNTA(danh sách các trị): cho số các ô chứa dữ liệu trong
danh sách.
Ví dụ : =COUNTA(-2,"VTD",5,8) {kết quả 4}
=COUNTA(D1:D8) {kết quả 8}
A B C D E F
1 TT Tên Toán Văn DTB Xếp hạng
2 1 Hùng 6 6 6.0
3 2 Hoa 5 5 5.0
4 3 Dũng 7 7 7.0
5 4 Long 6 7 6.3
6 5 An 4 5 4.3
7 6 Hòa 9 9 9.0
8 7 Lộc 8 7 7.7
124
Hàm RANK(x, Danh sách, Thứ tự): xác định thứ hạng của trị x so
với các giá trị trong Danh sách. Trị x và danh sách phải là các trị số, nếu
không sẽ gây ra lỗi #VALUE!. Trị x phải rơi vào một trong các trị của
danh sách, nếu không sẽ gây ra lỗi #N/A!.
- Thứ tự: Nếu xếp theo thứ tự giảm (số lớn nhất là hạng nhất) thì giá trị
này bằng 0 hay không nhập giá trị này; nếu xếp theo thứ tự tăng (số nhỏ
nhất là hạng nhất) thì giá trị này là 1.
Ví dụ : =RANK(E2,E$2:E$8) {kết quả 5}
=RANK(E3,E$2:E$8) {kết quả 6}
=RANK(E4,E$2:E$8,1) {kết quả 5}
e. Các hàm chuỗi:
Hàm LEFT(text, n): cho trị là chuỗi con của chuỗi text được tính từ trái
sang phải n ký tự.
Ví dụ : =LEFT("ABCD",2) {kết quả : "AB"}
Hàm RIGHT(text, n): cho trị là chuỗi con của chuỗi text được tính từ
phải sang trái n ký tự.
Ví dụ : =RIGHT("ABCD",2) {kết quả : "CD"}
Hàm MID(text, n, m): cho trị là chuỗi con tính từ vị trí n của chuỗi text
m ký tự.
Ví dụ : =MID(”mùa thu Hà Nội”, 4, 3) {kết quả : “thu”}
Hàm LEN(text): cho độ dài của chuỗi text.
Ví dụ : =LEN("ABCD") {kết quả là 4}
Hàm LOWER(text): chuyển chuỗi text thành chữ thường.
Ví dụ : =LOWER("TRUNG TAM") {kết quả : “trung tam”}
Hàm UPPER(text): chuy
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top