2403_1994

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
THẾ HỆ BA – 3G

1. Mở đầu
Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp viễn thông hiện nay, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ số liệu IP đã đặt ra các yêu cầu mới đối với công nghiệp viễn thông di động. Thông tin di động thế hệ thứ hai mặc dù sử dụng công nghệ số nhưng vì là hệ thống băng hẹp và được xây dựng trên cơ chế chuyển mạch kênh nên không thể đáp ứng được các dịch vụ mới này. Trong bối cảnh đó ITU đã đưa ra hệ thống thông tin di động thế hệ ba với tên gọi ITM-2000. ITM-2000 đã mở rộng đáng kể khả năng cung cấp dịch vụ và cho phép sử dụng nhiều phương tiện thông tin. Mục đích của ITM-2000 là đưa ra nhiều khả năng mới nhưng cũng đồng thời đảm bảo sự phát triển liên tục của thông tin di động thế hệ hai. Các hệ thống 3G sẽ cung cấp rất nhiều dịch vụ viễn thông bao gồm: tiếng, số liệu tốc độ bit thấp và bit cao, đa phương tiện, video cho người sử dụng làm việc cả ở các phương tiện công cộng lẫn tư nhân.
Các tiêu chí chung để xây dựng ITM-2000 như sau:
- Sử dụng dải tần quốc tế quy định 2 GHz như sau:
+ Đường lên: 1885 – 2025 MHz.
+ Đường xuống: 2110 – 2200 MHz.
- Là hệ thống thông tin di động toàn cầu cho các loại hình thông tin vô tuyến:
+ Tích hợp các mạng thông tin vô tuyến và hữu tuyến.
+ Tương tác cho mọi loại dịch vụ viễn thông.
- Sử dụng các phương tiện khai thác khác nhau:
+ Trong công sở.
+ Ngoài đường.
+ Trên xe.
+ Vệ tinh.
- Có thể hỗ trợ các dịch vụ như:
+ Các phương tiện tại nhà ảo (VHE: Virtual Home Environment) trên sơ sở mạng thông minh, di động cá nhân và chuyển mạng toàn cầu.
+ Đảm bảo chuyển mạng quốc tế.
+ Đảm bảo các dịch vụ đa phương tiện đồng thời cho tiếng, số liệu chuyển mạch kênh và số liệu chuyển mạch gói.
- Dễ dàng hỗ trợ các dịch vụ mới xuất hiện.
Môi trường hoạt động của ITM-2000 được chia thành bốn vùng với các tốc độ bit Rb như sau:
+ Vùng 1: trong nhà, ô pico, Rb  2 Mbit/s.
+ Vùng 2: thành phố, ô micro, Rb  384 kbit/s.
+ Vùng 3: ngoại ô, ô macro, Rb  144 kbit/s.
+ Vùng 4: toàn cầu, Rb = 9,6 kbit/s.

2. Các hoạt động quốc tế xây dựng tiêu chuẩn hệ thống thông tin di động thế hệ ba
Trong quá trình thiết kế các hệ thống thông tin thế hệ ba, các hệ thống thế hệ hai (GSM, IS-95 CDMA và PDC (tổ ong cá nhân)) đã được các cơ quan tiêu chuẩn hóa của từng vùng xem xét để đưa ra các đề xuất tương thích.
Các công nghệ được nghiên cưu để đưa ra các đề xuất cho hệ thống thông tin di động thế hệ ba gồm:
+ W-CDMA (CDMA băng rộng).
+ W-TDMA (TDMA băng rộng).
+ TDMA/CDMA băng rộng.
+ OFDMA (đa truy nhập phân chia theo tần số trực giao).
+ ODMA (đa truy nhập theo cơ hội).
Dưới đây ta xét tổng quan công nghệ trên , ở đây ta chỉ xét W-CDMA vì nó liên quan đến đề tài mà em đang nghiên cứu.
W-CDMA
Công nghệ W-CDMA có các chức năng cơ sở sau:
+ Hoạt động ở CDMA băng rộng với băng tần 5 MHz.
+ Lớp vật lý linh hoạt để tích hợp được tất cả các tốc độ trên một sóng mang.
+ Tái sử dụng bằng 1.
Ngoài ra các công nghệ này có các chức năng tăng cường sau:
+ Phân tập phát.
+ Anten thích ứng.
+ Hỗ trợ các cấu trúc thu tiên tiến.
W-CDMA nhận được ủng hộ lớn nhất trước hết nhờ tính linh hoạt của lớp vật lý trong việc hỗ trợ các kiểu dịch vụ khác nhau, đặc biệt là các tốc độ bit thấp và trung bình. Nhược điểm của W-CDMA là ở hệ thống không cấp phép trong băng TDD với phát thu liên tục, công nghệ W-CDMA không tạo điều kiện cho các kỹ thuật chống nhiễu ở các phương tiện làm việc như máy điện thoại không dây.
Dưới đây là bảng tổng kết các giao diện không gian, giao diện mạng của ITU và các cơ quan tiêu chuẩn.

Điều kiển thông số sử dụng (UPC)
Nếu lưu lượng vào mạng nhiều hơn thông báo về cho phép kết nối của CAC thì không chỉ lưu lượng vi phạm hợp đồng mà cả các lưu lượng khác đang được truyền cũng có thể bị tác động. Điều khiển thông số sử dụng UPC thực hiện chức năng giám sát việc kết nối có đảm bảo hợp đồng đã được phép hay không.
Các dịch vụ thông tin di động chủ yếu bao gồm thông tin tiếng, thông tin video và các dịch vụ khác được truyền tại tốc độ định trước và giới hạn tốc độ được xác định bởi tốc độ kênh vô tuyến. Tuy nhiên ở các dịch vụ truy nhập Internet lưu lượng vào mạng 3G không thể thường xuyên đự báo một cách chính xác, ví thế điều khiển của UPC tại nút cổng trong mạng lõi trên cơ sở ATM sẽ hiệu quả trong việc cung vấp các dịch cụ Internet kiểu đảm bảo chất lượng hay trong việc sử dụng hiệu quả độ rộng băng tần mạng bằng cách duy trì luồng vào tại mức có thể xử lý được bởi các tài nguyên mạng.
Dưới đây là hình minh họa áp dụng UPC trong thông tin di động 3G.
 KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển chung của thế giới và nhu cầu trao đổi thông tin này càng cao ở nước ta hiện nay. Các nhà cung cấp các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam, đặc biệt là các dịch vụ thông tin di động, đã từng bước áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất của thế giơí vào mội trường ở nước ta. Hiện nay ở nước ta, các nhà cung cấp dịch vụ còn đang ở giai đoạn GPRS 2,5G. Với những ưu điểm vượt trội của thông tin di động 3G đặc biệt là khả năng cung cấp các dịch vụ rất linh hoạt với chất lượng và tốc độ cao, thì việc ứng dụng công nghệ này vào thực tế ở Việt Nam ta là có khả năng và chắc chắn trong một thời gian không xa nữa. Vì thực tế nó phục vụ tốt cho nhiều loại đối tượng với nhiều mục đích khác nhau: thoại, truy nhập internet, giải trí, video, hội nghị truyền hình, các dịch vụ đa phương tiện khác.

Tài liệu tham khảo :
1. Giáo trình thông tin di động thế hệ ba. (NXB Bưu Điện).
2. Thông tin di động số CELLULAR. (NXB Giáo Dục).
3. Thông tin di động GSM.
4. Thông tin di động thế hệ ba và xu hướng phát triển (NXB Bưu Điện).
5. Thiết kế các mạng chuyển mạch ATM ( Tập 1, 2) (NXB Bưu Điện).

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D triển khai hệ thống thông tin di động 4g LTE cho mạng di động mobifone tại tỉnh tuyên quang Công nghệ thông tin 0
D Tìm hiểu về hệ thống thông tin di động CDMA và mô phỏng trải phổ trực tiếp DS – SS Trên Matlab Khoa học kỹ thuật 0
D SLide TỔNG QUAN VỀ MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 3G-WCDMA Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu công nghệ trong hệ thống thông tin di động 4G và đi sâu khả năng triển khai sang thế hệ 5G Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu cấu trúc IMS trong mạng thông tin di động Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu kỹ thuật lập lịch nâng cao chất lượng dịch vụ trong hệ thống thông tin di động lte Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu kỹ thuật chuyển tiếp trong hệ thống thông tin di động 4G/LTE-Advanced Công nghệ thông tin 0
D Vận dụng lý thuyết thông tin không đối xứng phân tích về những tác động của thông tin không đối xứng trong lĩnh vực tín dụng Luận văn Kinh tế 0
D Tác động về mặt hiệu ứng thông tin của thanh khoản cổ phiếu đối với quyết định chi trả cổ tức bằng tiền Luận văn Kinh tế 0
D Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giảng viên trường đại học sư phạm Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top