sep_truong

New Member

Download miễn phí Luận văn Kết cấu vận luật của thể song thất lục bát trong tiến trình phát triển thể loại ngâm khúc





MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU . - 1 -1. Lý do chọn đề tài . - 1 -1.1 Lý do khoa học . - 1 -1.2 Lý do thực tiễn . - 2 -2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu . - 2 -2.1 Về nguồn gốc của thể STLB . - 2 -2.2 Về đặc trưng kết cấu vận luật của thể STLB . - 3 -2.3 Lịch sử nghiên cứu quá trình vận động và phát triển của thể STLB
trong Ngâm khúc . - 5 -3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . - 8 -4. Mục đích nghiên cứu . - 9 -5. Phương pháp nghiên cứu . - 9 -6. Những đóng góp của luận văn . - 10 -7. Cấu trúc luận văn . - 10 -PHẦN NỘI DUNG . - 11 -CHưƠNG 1: . - 11 -KẾT CẤU VẬN LUẬT THỂ SONG THẤT LỤC BÁT. - 11 -1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài . - 11 -1.1.1 Khái niệm loại thể và thể loại . - 11 -1.1.2 Khái niệm thể thơ . - 15 -1.1.3 Khái niệm thể loại Ngâm khúc . - 16 -1.1.4 Khái niệm vần luật . - 19 -1.2 Những yếu tố cơ bản của thể thơ STLB . - 23 -1.2.1 Cách gieo vần trong thể thơ STLB . - 24 -1.2.2 Cách ngắt nhịp trong thể thơ STLB . - 27 -1.2.3 Luật phối thanh c ủa thể thơ STLB . - 29 -
- 119 -CHưƠNG 2: . - 34 -NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH THỂ STLB . - 34 -2.1. Những cơ sở từ văn học dân gian . - 34 -2.2 Những cơ sở từ văn học viết . - 40 -2.2.1 Tiền lệ trong văn học viết từ thế kỷ X đến thế kỷ XV . - 45 -2.2.2 Tiền lệ trong văn học viết từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII . - 52 -CHưƠNG 3: . - 57 -SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA THỂ SONG THẤT LỤC BÁT TỪ NGÂM VỊNH
ĐẾN DIỄN TẢ NỘI TÂM . - 57 -3.1 Quá trình vận động và chuyển biến về mặt hình thức của thể thơ STLB
trong thể loại Ngâm khúc . - 57 -3.1.1 Vần . - 57 -3.1.2 Thanh điệu . - 61 -3.1.3 Ngắt nhịp . - 63 -3.2 Sự chuyển biến về mặt nội dung của thể thơ STLB từ ngâm vịnh đến
diễn tả nội tâm . - 66 -3.2.1 Những đặc trưng về nội dung của thể thơ STLB ở giai đoạn sơ khai -66 -3.2.2 Giai đoạn xuất hiện những dấu hiệu chuyển biến từ ngâm vịnh đến
diễn tả nội tâm . - 70 -3.2.3 Những đặc điểm nội dung của thể STLB ở giai đoạn phát triển cực
thịnh của thể loại Ngâm khúc . - 75 -3.3 Nguyên nhân và ý nghĩa của sự chuyển biến từ ngâm vịnh đến diễn tả nội
tâm con người . .-88-PHẦN KẾT LUẬN . - 93 -TÀI LIỆU THAM KHẢO . - 96 -PHỤ LỤC . - 100



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thất trên hiệp vần ở chữ thứ 3, chứ không phải ở chữ thứ 5 nhƣ trƣờng hợp
sau này và các vần của nó đều là vần bằng.
Ví dụ:
Doành la dòng bạc phau phau,
Đỉnh đang mấy phát khoan mau dầu lòng.
Chợt ngược trông Điêu- diêu quán dịch,
Ướm hỏi xem lại lịch nhường bao?
Trong đó tất cả các câu thất dƣới đều đƣợc gieo vần ở chữ thứ 5 nhƣ
trƣờng hợp thông thƣờng:
Ví dụ:
Tắt qua nẻo ngác sông Đào,
Luận công trị thủy, xiết bao công trình.
Hướng thần kinh, chiều tòng cuồn cuộn,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 54 -
Vững âu vàng nguyên bổn đặt an.
Cách ngắt nhịp trong câu thất của bài Bồ Đề thắng cảnh thi giống với
cách ngắt nhịp trong thể STLB. Cặp câu thất 100% đƣợc ngắt theo nhịp 3/4:
Ví dụ:
Dùng gió đưa/ tưng bừng gióng giả,
Này bãi thò/ kia ngả sông Dâu.
Hay :
Bạt ba đào/ thuận dòng thẳng ruổi,
Đến Anh- thường/ vừa độ nghỉ ngơi.
Nhìn vào cấu trúc của khổ STLB trong bài Bồ Đề thắng cảnh thi ta thấy
những dòng STLB này tuy không giống hoàn toàn những dòng STLB ở thời
kỳ hoàn thiện nhƣng nó cũng đã mang dáng dấp của thể STLB.
Ví dụ dòng STLB ở thời kỳ hoàn thiện:
Ngập ngừng gió thổi áo bào,
Bãi hôm tuôn đẫy nước trào mênh mông.
Tin thường lại người không thấy lại,
Hoa dương tàn đã trải rêu xanh
[12, 118]
Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào và Bổ Đề thắng cảnh thi tuy
mới chỉ là những bài có hình thức “lai tạp” chứ chƣa phải là bài thơ STLB,
nhƣng những dòng STLB trong hai tác phẩm này có nhiều điểm tƣơng đồng
với những dòng STLB ở thời kỳ hoàn thiện. Đặc biệt trong bài Nghĩ hộ tám
giáp giải thưởng hát ả đào có một số khổ về mặt cấu trúc giống hoàn toàn với
những dòng STLB ở thời kỳ hoàn thiện. Sau những câu STLB đƣợc dùng xen
kẽ trong bài ca của Lê Đức Mao và bài Bồ Đề thắng cảnh thi đến cuối thế kỷ
XVI - đầu thế kỷ XVII, HoàngSĩ Khải tiếp tục sử dụng những câu thơ STLB
để viết Tứ thời khúc vịnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 55 -
* Tiểu kết
Từ những dẫn rất cụ thể đã trình bày chúng tui nhận thấy: Rõ ràng, đặc
trƣng kết cấu vận luật của thể STLB có rất nhiều điểm tƣơng đồng với đặc
trƣng kết cấu của thể thức văn vần dân gian. Vì vậy có thể khẳng định thể thơ
STLB “…được hình thành trên những điều kiện cụ thể là tiếng Việt và văn
hóa Việt, trong mối liên hệ rất mật thiết với văn vần dân gian của dân tộc
Việt” [44, 123].
Sƣ̣ xuất hiện , tồn tại và phát triển của bất kỳ thể loại văn học nào cũng
đều phải trải qua quá trình thai nghén , tìm tòi , học hỏi và sáng tạo không
ngƣ̀ng của rất nhiều thế hệ , tầng lớp thi sĩ – văn sĩ. Đóng góp vào sƣ̣ ra đời và
phát triển rực rỡ của thể thơ STLB - thể thơ độc đáo , đặc sắc của dân tộc ta là
công sƣ́c của nhƣ̃ng nghệ sĩ dân gian (văn học dân gian ) và phải chăng đó còn
là sƣ̣ đóng góp của các nhà Nho tài năng của nền văn học viết trung đại . Nền
văn học trung đại Việt Nam trong quá trình vận động đã có những chặng
đƣờng phát triển nhất định.
Có thể nói, ở thời kì đầu ông cha ta thƣờng sáng tác phỏng theo khuôn
mẫu của nƣớc ngoài. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, bên cạnh việc mô
phỏng sáng tác nƣớc ngoài các nghệ sĩ cũng luôn tìm tòi con đƣờng đi riêng
cho mình. Bởi vậy, ngay từ thế kỉ XIII trong sáng tác của Trần Thánh Tông,
Trần Nhân Tông, đã thấy có những nét sáng tạo mới về cách gieo vần, ngắt
nhịp... Sự sáng tạo này ngày càng đƣợc phát triển mạnh mẽ hơn để tạo những
điều kiện nhất định cho một loạt các thể loại văn học dân tộc nhƣ: Truyện
Nôm, thơ trữ tình ngâm khúc, hát nói… ra đời. Điều đó cho chúng ta thấy ,
nguồn gốc cũng nhƣ quá trình hình thành , phát triển của thể loại STLB trong
lòng văn học dân tộc không chỉ bắt nguồn từ riêng hình thức văn học dân gian
mà rất có thể còn là sản phẩm sáng t ạo của các nhà Nho trong văn học viết .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 56 -
Qua những điều đã trình bày ở trên chúng tui nhận thấy: Nguồn gốc của
thể STLB ngoài tiền lệ từ các thể thức văn vần dân gian, phải chăng còn có
tiền lệ từ trong nền văn học viết. Thấy đƣợc điều đó chúng ta mới thấy hết
đƣợc công lao sáng tạo của các thi sĩ nƣớc nhà trong quá trình sáng tạo ra thể
thơ đặc sắc của dân tộc.
Để có đƣợc hình thức diễn đạt tối ƣu nhƣ ngày nay, thể STLB đã phải
trải qua một thời gian dài. Trong quá trình phát triển, thể STLB đã lựa chọn
cho mình hình thức diễn đạt phù hợp. Chính những khúc ngâm trữ tình trƣờng
thiên đó đã đƣa thể thơ STLB phát triển đến đỉnh cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 57 -
CHƢƠNG 3:
SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA THỂ SONG THẤT LỤC BÁT
TỪ NGÂM VỊNH ĐẾN DIỄN TẢ NỘI TÂM
3.1 Quá trình vận động và chuyển biến về mặt hình thức của thể thơ
STLB trong thể loại Ngâm khúc
Do cặp lục bát trong thể thơ STLB và thể lục bát có cách gieo vần, ngắt
nhịp giống nhau nên để thấy đƣợc sự vận động và chuyển biến về mặt hình
thức của thể thơ STLB, chúng tui chỉ tiến hành khảo sát vần, thanh điệu, nhịp
ngắt trong hai câu thất của thể STLB.
3.1.1 Vần
Để tạo nên những dòng thơ vừa giàu nhạc điệu vừa diễn tả đƣợc sâu
sắc, tinh tế những cung bậc tình cảm của con ngƣời, nhà thơ không thể không
chú ý đến yếu tố âm luật. Trong đó, vần đƣợc coi là một trong những yếu tố
cơ bản nhất. Vần đƣợc phân biệt theo vị trí gieo vần: vần chân và vần lƣng;
phân biệt theo mức độ hòa âm: vần chính và vần thông.
Trong thể thơ STLB, vần chân ở câu bát hiệp vần với vần lƣng ở câu
thất trên. Vần lƣng này nằm ở vị trí trƣớc nơi ngắt nhịp, có nghĩa là nằm ở
chữ thứ 3 hay chữ thứ 5 để tạo nên nhịp ngắt cuối là nhịp chẵn. Vần trong
thơ STLB rất phong phú có vừa có vần lƣng, vần chân và vần bằng, vần trắc.
Ví dụ 1:
Dù rằng non nước biến dời,(b)
Nguồn tình ắt chẳng chút vơi đâu là
Lòng đùm bọc thương hoa đoái cội,(t)
Khắp tôn thân cùng đội ơn sang.
[9, 15]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 58 -
Ví dụ 2:
Chín lần gươm báu trao tay,(b)
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.
Nước thanh bình ba trăm năm cũ (t).
Áo nhung trao quan vũ từ đây.
[12, 106]
Nhìn vào tiến trình phát triển của thể thơ song thất lục bát (STLB), ta
thấy vần có sự thay đổi rõ rệt. Nếu nhƣ lúc mới hình thành, trong câu thất
trên, các tác giả thiên về gieo vần ở chữ thứ 3 thì vài trăm năm sau các thi sĩ
lại chú trọng gieo vần ở chữ thứ 5. Sở dĩ có sự thay đổi này là vì trong quá
trình sáng tác, các thi sĩ đã nhận ra vần chân của câu bát và vần của chữ thứ 5
trong câu thất trên đều là vần bằng. Nếu vị trí gieo vần không ở chữ thứ 5 mà
rơi vào tiếng thứ 3 của câu thất trên thì câu thơ sẽ không thực hiện đúng sự
luân phiên thanh điệu theo trình tự Trắc – Bằng – Trắc. Điều này dẫn đến c
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top