daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

B, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I, CƠ SỞ LÍ LUẬN

1. Khái niệm, kết cấu của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất, nó thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất.
Lực lượng sản xuất bao gồm hai bộ phận cơ bản: tư liệu sản xuất và người lao động.
Tư liệu sản xuất là những tư liệu để tiến hành sản xuất, bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong đó tư liệu lao động bao gồm công cụ lao động( máy móc,…) và đối tượng lao động khác ( phương tiện để vận chuyển, bảo quản, chứa đựng công cụ lao động và sản phẩm ).Còn đối tượng lao động gồm hai bộ phận là những yếu tố nguyên nhiên vật liệu có sẵn trong tự nhiên ( đất đai, than đá,…) và một bộ phận phải trải qua sự cải tạo của con người – còn gọi là nhân tạo ví dụ như nhựa, gỗ ép…Trong tư liệu sản xuất thì công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất.
Người lao động là yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất vì người lao động đóng vai trò là chủ thể của quá trình sản xuất, là người tạo ra tư liệu lao động và sử dụng tư liệu lao động vào đối tượng lao động tạo ra sản phẩm, còn tư liệu sản xuất chỉ đóng vai trò là khách thể chịu sự tác động trong quá trình sản xuất.
Ngày nay sự phát triển vượt bậc và khả năng ứng dụng nhanh chóng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất đã khiến cho tri thức khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
Các yếu tố trong lực lượng sản xuất tác động lẫn nhau một cách khách quan làm cho lực lượng sản xuất trở thành yếu tố hoạt động nhất, cách mạng nhất trong một cách sản xuất.
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất
Quan hệ sản xuất bao gồm ba mặt: quan hệ sản xuất về tư liệu sản xuất, quan hệ về tổ chức quản lí quá trình sản xuất, quan hệ về phân phối sản phẩm sau quá trình sản xuất.
Quan hệ sản xuất về tư liệu sản xuất ( quan hệ sỡ hữu ) nói lên ai chủ sỡ hữu đối với nhà máy, xí nghiệp, các thiết bị, các nguyên nhên vật liệu trong quá trình sản xuất.
Quan hệ về tổ chức, quản lí quá trình sản xuất (quan hệ quản lí ) nói lên ai là người thực hiện quyền tổ chức, quản lí, điều hành, giám sát quá trình( đó chính là người sở hữu tư liệu sản xuất ).
Quan hệ phân phối sau quá trình sản xuất (quan hệ phân phối ) nói lên ai là người có quyền quyết định việc phân phối, chia thành quả của quá trình sản xuất cho ai, bao nhiêu và như thế nào ?
Trong ba mặt trên của quan hệ sản xuất thì quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất có vai trò quan trọng nhất, quyết định hai mặt kia, đồng thời quan hệ quản lí và quan hệ phân phối có tác động trở lại, kìm hãm hay thúc đẩy quan hệ sở hữu.
2. Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
-Lực lượng sản xuất có vai trò quyết định đối với sự hình thành,biến đổi và phát triên của quan hệ sản xuất
Tương ứng với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất đòi hỏi phải có một quan hệ sản xuất phù hợp ở cả ba mặt của nó.
Do yêu cầu phát triển sản xuất vật chất lực lượng sản xuất không ngừng phát triển lên ở trình độ cao hơn, đòi hỏi quan hệ sản xuất phải biến đổi cho phù hợp tạo động lực cho sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Song lực lượng sản xuất thường phát triển nhanh hơn trong khi quan hệ sản xuất chậm thay đổi hơn. Do đó khi sự phát triển của lực lượng sản xuất đạt đến một trình độ nhất định sẽ mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất hiện có và xuất hiện yêu cầu thay thế quan hệ sản xuất mới phù hợp trình độ phát triển của lực lượng sản xuất .
-Quan hệ sản xuất có vai trò tác động trở lại đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất quy định mục đích, cách thức của sản xuất, phân phối. Do đó nó trực tiếp ảnh hưởng đến thái độ của người lao động, năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất và cải tiến công cụ lao động.
Sự tác động của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất diễn ra theo hai hướng, hay là tích cực, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển khi nó phù hợp hay là tiêu cực, kìm hãm lực lượng sản xuất khi nó không phù hợp.
Sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất có thể là do quan hệ sản xuất lạc hậu hơn, hay do quan hệ sản xuất vượt trước trình độ của lực lượng sản xuất hiện có.
Như vậy, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển phá vỡ sự phù hợp về mặt trình độ của quan hệ sản xuất đối với nó đòi hỏi phá bỏ quan hệ sản xuất lỗi thời thay thế bằng một quan hệ sản xuất tiến bộ hơn. Qúa trình đó lặp đi lặp lại tác động cho xã hội loài người trải qua những cách sản xuất từ thấp đến cao dẫn đến sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế-xã hội.
II, THỰC TIỄN SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM
1. Thời kì trước đổi mới ( trước năm 1986 )
Sau cuộc chiến tranh bảo vệ dân tộc kéo dài, kinh tế nước ta vốn đã lạc hậu nay lại càng gặp nhiều khó khăn hơn, lực lượng sản xuất của nước ta còn thấp kém và chưa có điều kiện phát triển.
Trình độ người lao động rất thấp, hầu hết không có chuyên môn tay nghề, phần lớn lao động chưa qua đào tạo. Lao động Việt Nam phần lớn tập trung vào khu vực kinh tế nông nghiệp, họ lao động sản xuất chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sản xuất mà cha ông để lại. Trường dạy nghề rất hiếm, chỉ xuất hiện rải rác ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh…Ở đó, trình độ của người lao động cao hơn các vùng khác trong nước.
Tư liệu sản xuất mà nhất là công cụ lao động ở nước ta thời kì này còn thô sơ, lạc hậu.Là một nước nông nghiệp thế nhưng công cụ lao động chủ yếu là cái cày, cái cuốc, theo hình thức “ con trâu đi trước cái cày theo sau”, sử dụng sức người là chủ yếu ; trong công nghiệp máy móc thiết bị còn ít và rất lạc hậu. Phát triển của công cụ lao động cũng có sự phân hóa giữa các vùng, miền khác nhau.
Nhìn chung,trước đổi mới lực lượng sản xuất ở Việt Nam rất thấp kém, lạc hậu, tụt hậu và phát triển không đồng đều.
Trong hoàn cảnh đó Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, bao gồm hai thành phần kinh tế: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động.Nhà nước không thừa nhận yếu tố kinh tế tư bản như là các thành phần kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân, đã phân định tách bạch thuần khiết chế độ sở hữu và thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, phi xã hội chủ nghĩa, tuyệt đối hóa vai trò của chế độ công hữu, dẫn đến chủ trương cải tạo, sớm xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa.
Trong thời kỳ đầu, sau giải phóng miền bắc, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã nhấn mạnh thái quá vai trò 'tích cực' của quan hệ sản xuất, dẫn đến chủ trương quan hệ sản xuất phải đi trước, mở đường để tạo động lực cho sự phát triển lực lượng sản xuất.Trong cuộc cải tạo quan hệ sản xuất cũ và xây dựng quan hệ sản xuất mới, nước ta đã ra sức vận động thậm chí có nơi cưỡng bức nông dân đi vào hợp tác xã làm ăn, mở rộng và phát triển các nông trường quốc doanh, các nhà máy các xí nghiệp lớn mà không tính đến trình độ của lực lượng sản xuất còn đang thấp kém. Yếu tố người lao động không được chú trọng cả về trình độ và thái độ lao động. Bản thân con người là yếu tố quan trọng nhất, là yếu tố mang tính quyết định đã trở thành thực thể thụ động trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Nước ta nhấn mạnh quá mức sở hữu tư liệu sản xuất theo hướng tập thể hóa cho đó là nhân tố hàng đầu của quan hệ sản xuất mới, bởi vậy đã dẫn đến tình trạng biệt lập người lao động với đối tượng lao động chủ yếu của họ.Quan hệ sản xuất lên quá cao, quá xa làm cho nó tách rời lực lượng sản xuất.
Như vậy, trong khi lực lượng sản xuất rất thấp kém và không đồng đều Nhà nước ta lại duy trì quan hệ sản xuất quá cao.Đó là chủ trương trái với quy luật, phản bội quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến hậu quả nặng nề, kinh tế đất nước đã phải trả một “cái giá quá đắt.”.Sản xuất bị kìm hãm, đời sống nhân dân đi xuống nhanh chóng, nhất là ở phía Nam. Năm 1978-1979, hậu quả khắc nghiệt của cơ chế bao cấp đã lan ra đến tận chiến trường biên giới. Bộ đội chiến đấu dù được ưu tiên tiêu chuẩn 21 kg gạo/tháng nhưng vẫn phải độn 5-7 kg khoai mì, khoai lang, bo bo, bột mì... Không gì bất hợp lý bằng chuyện các lò bánh mì “chui” ở vùng đô thị thiếu nguyên liệu phải mua bột mì chợ đen với giá cao ngất ngưởng, còn những người lính trên Đồng Tháp Mười lúa vàng màu mỡ nhất nước lại phải ăn bột mì. Đến cuối năm 1985 kinh tế nước ta ngày càng trở nên khó khăn (tháng 12-1986, giá bán lẻ hàng hoá tăng 845,3%), . sản xuất phát triển chậm (tốc độ tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân dưới 1%/năm); năng suất lao động quá thấp. Nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Số người bị thiếu đói tăng, bội chi lớn, đời sống nhân dân thiếu thốn, nhiều hiện tượng trong xã hội có tính tiêu cực nghiêm trọng.
2.Thực tiễn sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay
Nhận thức được sai lầm trong quá trình xây dựng kinh tế, trong Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm, chủ trương đổi mới cách quản lí kinh tế và cho đến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Do được Đảng và Nhà nước quan tâm kịp thời và đúng mức, người lao động nước ta không ngừng được nâng cao về cả chất lượng và số lượng. Năm 2005, lực lượng lao động cả nước đạt 44.385 nghìn người, bình quân tăng 844 nghìn người/năm trong giai đoạn 1996-2005, với tốc độ tăng bình quân 1,7%. Về chất lượng lao động, nếu như năm 1996, tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo là 12,3% thì đến năm 2005 là 24,79%, như vậy số lao động đã qua đào tạo tăng 2,5 lần. … Hệ thống trường dạy nghề ngày càng được mở rộng, theo báo cáo của Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH), cả nước có gần 3.000 cơ sở đào tạo nghề gồm trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, các hội nghề nghiệp, đoàn thể, làng nghề. Ở Việt Nam những năm gần đây đội ngũ trí thức tăng nhanh, chỉ tính riêng số sinh viên cũng đã cho thấy sự tăng nhanh vượt bậc. Năm 2003-2004 tổng số sinh viên đại học và cao đẳng là 1.131.030 sinh viên đến năm 2007- 2008 tăng lên 1.603.484 sinh viên. Năm 2008 tổng số sinh viên ra trường là 233.966 trong đó sinh viên tốt nghiệp đại học là 152.272; sinh viên tốt nghiệp cao đẳng là 81.694. Số trí thức có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cũng tăng nhanh.Theo thống kê cả nuớc đến 2008 có hơn 14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học và đang đặt mục tiêu trong 10 năm tới sẽ có 20000 tiến sĩ. Năm 2008 nước ta có 275 trường Trung cấp chuyên nghiệp, 209 trường cao đẳng, 160 trường Đại học và có tới 27.900 trường phổ thông, 226 trường dân tộc nội trú…Nhìn vào những con số này cho thấy lực lượng trí thức và công chức thực sự là một nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Nhìn chung, trong 5 năm trở lại đây, dạy nghề đã từng bước đáp ứng được nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề cho các doanh nghiệp và thị trường lao động. Người lao động có thể đảm nhận được những công việc chủ chốt trong sản xuất, kể cả những ngành công nghệ cao, góp phần tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Mặc dù chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển của đất nước.Thị trường lao động vẫn bị phân mảng, tồn tại khá lớn tình trạng bất cân đối giữa cung và cầu lao động, người sử dụng lao động vẫn không thể tuyển đủ lao động, hệ thống đào tạo lao động cũng khhong thể theo kịp tốc độ thay đổi của thị trường lao động. Tâm lý trọng đại học, lơ là trường nghề tạo ra sự mất cân đối trong đào tạo nhân lực xã hội
MỤC LỤC

A, MỞ BÀI
B, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
I, CƠ SỞ LÍ LUẬN 1
1. Khái niệm, kết cấu của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất 1
2. Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. 2
II, THỰC TIỄN SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM 2
1. Thời kì trước đổi mới ( trước năm 1986 ) 2
2.Thực tiễn sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay 4
3. Phương hướng để tiếp tục vận dụng tốt quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta. 6
C, KẾT LUẬN

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá hiệu quả giảm sóng của kết cấu bến dạng phao nổi trụ neo Kiến trúc, xây dựng 0
C Phân tích tác động của cấu trúc chi phí đến rủi ro và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công Khoa học Tự nhiên 0
R Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí khu vực Nam bộ đến thiết kế và khai thác kết cấu áo đườn Kiến trúc, xây dựng 0
P Liệu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đã tương xứng với vai trò của nó chưa Luận văn Kinh tế 0
R Phân tích động lực học kết cấu công trình biển hệ thanh cố định trên nền san hô chịu tác dụng của tả Khoa học kỹ thuật 0
N Ổn định đàn dẻo của kết cấu chịu tải phức tạp phụ thuộc vào X và Y Luận văn Sư phạm 0
W Kết cấu tiểu thuyết "Chùm nho phẫn nộ" của John Steinbeck Văn học 0
C Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết của Haruki Murakami Văn học 0
B Kết cấu phóng sự ngắn truyền hình (Khảo sát phóng sự ngắn trong chương trình thời sự 19h của VTV1 từ Văn học 0
C Tính toán trạng thái đàn dẻo của một số kết cấu chụi quá trình đặt tải phức tạp bằng phương pháp biế Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top