Cory

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Cơ hội và thách thức đối với nông sản Việt Nam khi gia nhập Asean





thì nhu cầu về ăn uống là rất lớn.Và so với các nước Singapo, Thái Lan,
Philippin, Malaysia, Inđônêsia thì Việt Nam có nền kinh tế kém phát triển hơn
rất nhiều.Do đó, ngoài nhu cầu nhập khẩu nông sản Việt Nam về bổ sung cho
nhu cầu ăn uống. Các nước Singapo, Thái Lan, Philippin, Malaysia, Inđônêsia
còn có nhu cầu nhập khẩu nông sản Việt Nam về chế biến và tái xuất. Cùng
sự phát triển mạnh mẽ, các nước ASEAN đang được coi là khu vực hấp dẫn,
sôi động nhất thế giới. Tăng trưởng buôn bán giữa Việt Nam và các nước
ASEAN đạt 20 – 25%/năm. Hàng năm, ASEAN nhập khẩu một lượng khá
lớn nông sản Việt Nam, kim ngạch trung bình mỗi năm đạt khoảng 3.678
triệu USD. Hầu hết các nước ASEAN đều chú trọng đến phát triển nông
nghiệp. Các nước Inđônêxia, Thái Lan, Malaysia, Philipin là các nước có nền
nông nghiệp khá phát triển thế mà hàng năm Inđônêxia phải nhập khẩu về từ
1,8 – 2 triệu tấn gạo của Việt Nam. Philipin, Malaysia, Thái Lan cũng nhập



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

định hợp tác cao nhất trên lĩnh vực kinh tế của ASEAN. Hội nghị AEM họp chính thức mỗi năm một lần. Hội nghị gần đây nhất, AEM lần thứ 31, diễn ra tại Singapore vào tháng 9/1999 và Hội nghị kế tiếp sẽ tổ chức vào tháng 10/2000. Được sự phân công của Chính phủ, Bộ Trưởng Thương mại nước ta tham gia các AEM.
Hội đồng AFTA: Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) là một mục tiêu lớn, trọng tâm hàng đầu trong hợp tác kinh tế ASEAN. Hiệp định về Chương trình Thuế quan Ưu đãi Hiệu lực Chung (CEPT) để thực hiện Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) được ký kết ngày 28/1/1992 giữa các nước ASEAN. Hội đồng AFTA được thành lập để trực tiếp giám sát, điều hành và kiểm tra việc triển khai thực hiện CEPT. Hội đồng AFTA là cơ quan cấp Bộ trưởng, gồm thay mặt của các nước thành viên và Tổng Thư ký ASEAN. Hội đồng họp khi cần thiết, nhưng ít nhất mỗi năm một lần và báo cáo trực tiếp lên Hội nghị AEM. Việt Nam cử Bộ trưởng Tài chính tham gia Hội đồng AFTA.
Hội nghị các quan chức kinh tế cấp cao (SEOM): là cơ quan cấp dưới trực tiếp giúp việc cho AEM và Hội đồng AFTA, trực tiếp giải quyết mọi khía cạnh trong hợp tác kinh tế ASEAN. SEOM họp 2-3 tháng một lần và có trách nhiệm báo cáo lên AEM và Hội đồng AFTA. Việt Nam cử Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Bộ Thương mại làm trưởng đoàn tham gia SEOM.
Hội đồng AIA và Uỷ Ban điều phối về Đầu tư (CCI): Để phối hợp, giám sát và điều hành việc thực hiện Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) ký kết ngày 7/10/1998, Hội đồng AIA được thành lập với cơ chế hoạt động tương tự như Hội đồng AFTA. Hội đồng AIA báo cáo trực tiếp lên AEM. Uỷ ban Điều phối về Đầu tư là cơ quan cấp Vụ giúp việc cho Hội đồng AIA. Việt Nam cử Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham gia Hội đồng AIA và CCI.
Uỷ ban Điều phối về Dịch vụ (CCS): Được thành lập để xây dựng các phương án đàm phán, phối hợp, giám sát và điều hành việc thực hiện kết quả đàm phán về dịch vụ theo Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS) ký kết ngày 15/12/ 1995. CCS là cơ quan cấp Vụ và báo cáo lên SEOM và AEM.
c. Cơ cấu hợp tác về ngoại giao:
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM): Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao được tổ chức mỗi năm một lần để hoạch định các chính sách, điều phối các hoạt động chung của ASEAN trên lĩnh vực hợp tác về chính trị, ngoại giao, phát triển xã hội. Cho đến nay AMM đã tiến hành 32 cuộc họp chính thức. Hội nghị AMM lần thứ 32, gần đây nhất, diễn ra tại Singapore tháng 7/1999.
Uỷ ban Thường trực ASEAN (ASC): Uỷ ban thường trực ASEAN (ASC) là cơ quan hoạch định chính sách và điều phối các hoạt động của ASEAN giữa các cuộc họp của AMM, bao gồm Bộ Trưởng Ngoại giao nước chủ trì cuộc họp AMM, Tổng Thư ký ASEAN và các Tổng Vụ trưởng Ban Thư ký ASEAN các nước thành viên.
Hội nghị các Quan chức cao cấp (SOM): Hội nghị các Quan chức cao cấp (SOM) được thành lập chủ yếu phục vụ cho việc hợp tác về chính trị, ngoại giao của ASEAN. Hội nghị này sẽ được triệu tập khi cần thiết và báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao (AMM).
d. Cơ cấu hợp tác trên các lĩnh vực chuyên ngành
Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành: Hội nghị Bộ trưởng của mỗi ngành trong hợp tác kinh tế ASEAN sẽ được tổ chức khi cần thiết để thảo luận việc hợp tác trong ngành cụ thể đó. Các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành có trách nhiệm báo cáo lên AEM. Cho đến nay, hợp tác chuyên ngành của ASEAN đã được triển khai ở phạm vi rộng, các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành diễn ra theo định kỳ, luân phiên giữa các nước hàng năm, như Hội nghị Bộ trưởng Giao thông, Hội nghị Bộ trưởng Nông - Lâm nghiệp, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch.
Hội nghị các quan chức cấp cao khác của các lĩnh vực chuyên ngành (SOM): Hội nghị các quan chức cấp cao của mỗi ngành được tổ chức để chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành và giải quyết các khía cạnh hợp tác chuyên ngành. Các cuộc họp này báo cáo tực tiếp lên các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành.
` 3. Các chương trình hợp tác kinh tế.
a. Thoả thuận Ưu đãi Thương mại (PTA)
Ra đời từ rất sớm trước khi các quốc gia ASEAN ký kết Hiệp định CEPT, từ năm 1977 Thoả thuận Ưu đãi Thương mại (PTA) được đưa vào thực hiện. Đây là chương trình đầu tiên nhằm đẩy mạnh thương mại nội bộ ASEAN. Nội dung của chương trình là việc ký kết giữa các nước thành viên về việc áp dụng mức thuế quan ưu đãi trên cơ sở đàm phán đa phương hay song phương, sau đó mức cam kết đưa ra sẽ được áp dụng cho tất cả các thành viên ASEAN theo nguyên tắc tối huệ quốc.
Về căn bản, việc áp dụng ưu đãi thuế quan theo PTA tuy là một bước tiến trong quan hệ thương mại giữa các nước ASEAN vào thời điểm ký kết, nhưng nó vẫn còn hạn chế cơ bản là thuế quan chỉ được cắt giảm ở một mức độ nhất định mà chưa thực sự được xoá bỏ. Đồng thời, các hàng rào phi thuế vẫn tồn tại, do đó gây nhiều trở ngại cho thương mại nội bộ phát triển.
b. Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA)
Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã đặt ra những thách to lớn đối với ASEAN trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá ASEAN trên thị trường quốc tế và tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ IV tại Singapore, ngày 28/1/1992, các Nguyên thủ quốc gia ASEAN đã có một quyết định quan trọng nhằm nâng cao hơn nữa mức độ hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đó là thành lập Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) thông qua việc ký kết Hiệp định về Chương trình Thuế quan Ưu đãi hiệu lực chung (CEPT).
Như được chỉ rõ trong văn kiện Hiệp định, mục tiêu của Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) là loại bỏ hoàn toàn các hàng rào cản trở thương mại đối với hầu hết hàng hoá trong nội bộ ASEAN, kể cả thuế quan và các loại hàng rào phi thuế quan. AFTA được thực hiện thông qua Chương trình Thuế quan Ưu đãi hiệu lực chung (CEPT).
II. ĐẶC TRƯNG CỦA THỊ TRƯỜNG ASEAN VỀ HÀNG NÔNG SẢN
1. Đặc trưng của thị trường ASEAN
* Về văn hoá
Các nước ASEAN đều có những điểm tương đồng về văn hoá. Đặc biệt
các nước ASEAN đều có nền văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc văn hoá
dân tộc,có lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước.Văn hoá là di sản được kế thừa từ cha ông qua cả quá trình lịch sử,là tổng thể những hiểu biết về phong tục tập quán ,về trí tuệ và vật chất.Văn hoá trong ASEAN có những đặc trưng sau :
-Đánh giá cao tính kiên nhẫn, lòng kính trọng với địa vị, thân thế (tuổi tác, danh vọng…), năng lực chuyên môn.
-Rất tự hào về dân tộc mình và kính trọng truyền thống dân tộc :mỗi
một nước đều có một nghi thức, tập tục truyền thống khác nhau nhưng tất cả
họ đều tự hào và kính trọng truyền thống dân tộc của họ.
-Văn hoá kinh doanh mang tính cạnh tranh cao và có đạo đức kinh
doanh.
-Đều có xuất phát điểm là nền văn minh lúa nước, con người cần cù
chịu khó,có tinh thần trách nhiệm, uy tín ,thân thiện…
-Mỗi quốc gia đều có rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc
s
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D tiểu luận xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới, cơ hội và thách thức cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các quốc gia đang phát triển Luận văn Kinh tế 0
D Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam - Liên Minh Kinh Tế Á Âu - Cơ Hội Và Thách Thức Của Xuất Khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa Luận văn Kinh tế 0
D Chiến lược thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam cơ hội và thách thức Luận văn Kinh tế 0
P Khảo sát đề xuất cơ hội giảm thiểu nước thải và phương án xử lý nước thải cho công ty dệt may Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 0
H Cơ hội và thách thức của sự phát triển thương mại điện tử đối với các nước đang phát triển Luận văn Kinh tế 0
R Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam hiện , cơ hội thách thức và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
P Vai trò của bảo hiểm xã hội đối với người lao động và với người sử dụng lao động trong cơ chế thị trường Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top