Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Lời nói đầu 4
Chương 1 . Phân tích hệ thống. 5
1.1 Tổng quan về hệ thống đèn giao thông. 5
1.1.1. Mạch dùng IC số. 5
1.1.2. Vi mạch dùng kỹ thuật vi xử lí. 6
1.1.3.Điều khiển bằng vi điều khiển. 6
1.1.4. Điều khiển bằng PLC 6
1.2 Xác định bài toán: 8
1.2.1 Xác định bài toán. 8
1.2.2 Yêu cầu của bài toán thiết kế hệ thống điều khiển đèn giao thông. 8
1.2.3 Giải pháp công nghệ. 10
1.2.4 Giải pháp thiết kế. 11
1.2.5 Yêu cầu và giới hạn của hệ thống điều khiền đèn giao thông dùng vi điều khiển. 11
Chương 2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG 12
2.1 Sơ đồ khối tổng quan của hệ thống 12
2.2 Giản đồ thời gian. 13
2.3 Sơ đồ nguyên lý. 14
2.3.1 Giải thích các khối. 14
2.3.1.1. Bàn phím 14
2.3.1.2. Khối hiển thị 15
2.3.1.3 Khối điều khiển trung tâm 16
2.3.1.3.1 Khối reset 16
2.3.1.3.2 Khối tạo xung giao động 17
2.3.1.3.3 Khối vi điều khiển 17
2.3.1.4 Khối nguồn 18
2.3.2 Nguyên lý hoạt động. 18
2.4 Sơ đồ thuật toán điều khiển hệ thống đèn giao thông. 19
2.4.1. Chương trình chính. 19
2.4.2.Chương trình ngắt 21
2.4.3. Chương trình led7 22
2.4.4 Chương trình hiển thị 23
2.4.5 Chương trình set (hiển thị thời gian cài đặt cho hệ thống) 23
2.5 Lựa chọn linh kiện. 24
2.5.1 Bộ điều khiển 8 bit Pic 16F877A. 24
2.5.1.1.Tổng quan về pic 24
2.5.1.2 Giới thiệu về PIC 16F877A 25
2.5.1.2.1.Sơ đồ chân 25
2.5.1.2.2. Các thông số của PIC 16F877A 25
2.5.1.2.3. Cổng xuất nhập (I/O port) 26
2.5.1.2.4. Timer. 29
2.5.2 LED 7 đoạn 33
2.5.3 Diot phát quang (LED) 34
2.5.5 Điện trở. 35
2.5.6 Tụ điện 35
2.5.7 Thạch anh 35
2.5.8 Nút bấm (Button): 35
2.5.9 IC ổn áp 7805 35
Chương 3. Xây dựng hệ thống. 36
3.1 Chương trình điều khiển 36
3.2. Sơ đồ mạch in (layout) 38
3.2.1. Mạch điều khiển trung tâm 39
3.2.2. Mạch bàn phím 39
Chương 4 Mạch chạy mô phỏng 40
Kết luận 41
Tài liệu tham khảo 42

(đèn đỏ tại ngã tư đường Minh Cầu giao nhau với đường Hoàng Văn Thụ).
Hình 1.1. Khảo sát sơ bộ tại ngã tư đường Minh Cầu.
Hệ thống đèn giao thông tại ngã tư này gồm :
Có 4 cột đèn.
Thời gian sáng của các đèn Tđỏ = 28 giây,Tvàng = 3 giây, Txanh = 25 giây.
Hiển thị thời gian đếm ngược bằng led ma trận.
Gồm 3 đèn tín hiệu Xanh, Đỏ ,Vàng .
Chỉ hoạt động ở một chế độ.
Không có chế độ phân làn xe ở các thời điểm.
Với các phương pháp đã nêu ở trên ở đây chúng em lựa chọn giải pháp điều khiển bằng vi điều khiển bởi đây là phương pháp phù hợp và tối ưu nhất với đề tài.
1.2 Xác định bài toán.
1.2.1 Xác định bài toán.
Thiết kế hệ thống điều khiển đèn giao thông tại ngã tư dùng vi điều khiển gồm:
4 cột đèn, có đèn tín hiệu phân luồng rẽ trái trước.
Hiển thị thời gian đếm lùi trên led 7 thanh ở vị trí lưng trừng cột và trên đỉnh của cột đèn.
1.2.2 Yêu cầu của bài toán thiết kế hệ thống điều khiển đèn giao thông.
Trước tình hình phương tiện tham gia giao thông ngày càng gia tăng không ngừng và hệ thống giao thông nước ta ngày càng phức tạp. Dẫn đến tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông ngày càng gia tăng. Vì vậy để đảm bảo giao thông được an toàn và thông suốt thì việc sử dụng các hệ thống tín hiệu để điều khiển và phân luồng tại các nút giao thông là rất cần thiết. Với tầm quan trọng như vậy hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Đảm bảo hoạt động một cách chính xác,liên tục trong thời gian dài.
Độ tin cậy cao.
Đảm bảo làm việc ổn định, lâu dài.
Dễ quan sát cho người đi đường.
Chi phí nhỏ, tiết kiệm năng lượng.
Giả sử có một ngã tư như hình vẽ:
Hình 1.3. Sơ đồ mô phỏng hoạt động của 1 hệ thống đèn giao thông
Có chu kỳ đèn tín hiệu T= TĐỏ + TXanh + TVàng
Trong đó :
TĐỏ : Là thời gian đèn đỏ sáng.
TXanh : Là thời gian đèn xanh sáng.
TVàng : Là thời gian đèn vàng sáng.
TĐỏ = TXanh + TVàng.
Xét tại thời điểm xét bài toán thì:
TH 1: Đèn 1 xanh sáng, đèn 2 đỏ sáng.
Khi đó hệ thống sẽ cho phép các hướng sau đi:
* B1 A1 D2 A2
D1 B2
C2 C2
Nếu như không có phân làn, ưu tiên hướng đi thì dễ gây ra tai nạn, ùn tắc tại các điểm giao cắt (E, F) như trên hình vẽ.
è Từ thực tế đó ta thiết kế hệ thống có thêm chỉ dẫn phân làn ưu tiên cho các hướng như sau: B1 đến C2 và D2 đến A1.
Hình 1.2. Mô phỏng hệ thống định thiết kế
TH 2: đèn 1 vàng sáng và đèn 2 đỏ sáng thì để thông báo chuyển sang TH 3.
TH 3: đèn 1 đỏ sáng và đèn 2 xanh sáng thì ta thiết kế tương tự như TH trên.
1.2.3 Giải pháp công nghệ.
Mạch điều khiển dùng vi điều khiển.
Hiện thị thời gian dùng led 7 đoạn.
Đèn báo hướng ưu tiên dùng đèn led đơn.
Các đèn báo dùng led đơn.
Bàn phím để reset và đặt thời gian cho hệ thống (thời gian 1 chu kỳ đèn).
1.2.4 Giải pháp thiết kế.
- Thiết kế mạch mô phỏng trên phần mềm Proteus 7.
- Công cụ lập trình: phần mềm PIC C Compiler (CCS).
- Thiết kế mạch in bằng phần mềm Orcad 10.5.
1.2.5 Yêu cầu và giới hạn của hệ thống điều khiền đèn giao thông dùng vi điều khiển.
Yêu cầu:
Hoạt động chính xác.
Mạch điện đơn giản.
Giá thành thấp tính ứng dụng trong thực tế cao.
Có khả năng mở rộng.
Giới hạn:
Có sự sai lệch trong thời gian so với thời gian thực.
Khó liên kết với các hệ thống giám sát chung của hệ thống giao thông.
Chương 2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1 Sơ đồ khối tổng quan của hệ thống
Khối Nguồn.
Khối hiện thị.
Khối điều khiển trung tâm.
Bàn phím
Hình 2.1: Sơ đồ khối tổng quan của hệ thống
Trong đó:
Khối nguồn:
Nguồn 1 chiều điện áp 5V cấp cho vi điều khiển, led hiển thị.
Khối điều khiển trung tâm:
Vi điều khiển trung tâm.
Phần mềm điều khiển.
Khối hiển thị:
Led 7 đoạn dùng nguồn 1 chiều hiện thị thời gian đếm ngược của các đèn.
Đèn phân làn, chỉ dẫn, đèn xanh, đèn vàng, đèn đỏ: led đơn sử dụng nguồn 1 chiều.
Bàn phím: bàn phím đặt thời gian sáng của các đèn, reset và bắt đầu cho hệ thống hoạt động.
2.2 Giản đồ thời gian.
Hình 2.2: Giản đồ thời gian của các đèn
Chú thích:
+ Trên giản đồ thời gian có 3 đèn màu(Xanh, Vàng, Đỏ) khi trạng thái ở mức 1 tức là đèn đó sáng, mức 0 đèn đó tắt. Chu kỳ sáng tắt các đèn được lặp đi lặp lại như trên giản đồ.
Thứ tự sáng Xanh => Vàng => Đỏ.
Có ưu tiên khi đèn Xanh sáng( Ưu tiên 1 và ưu tiên 2 như đã trình bày ở trên; Tg Xanh sáng = Tg xanh rẽ trái+ Tg xanh đi thẳng và rẽ phải).
2.3 Sơ đồ nguyên lý.
Hình 2.3: Sơ đồ nguyên lý mô phỏng hệ thống
2.3.1 Giải thích các khối.
2.3.1.1. Bàn phím
Hình 2.4 Sơ đồ nguyên lý khối bàn phím
Khối nút có tác dụng để đặt thời gian (chu kỳ của đèn xanh) cho hệ thống hoạt động và bắt đầu chạy hệ thống.
Khối nút bấm được chống rung bằng phần mềm và phần cứng
Chống rung bằng phần mềm: tạo khoảng thời gian trễ giữa các lân bấm phím
Chống rung bằng phần cứng nối thêm tụ 10µF mắc song song với phím bấm
Trong hệ thống này khối nút bấm sẽ được thiết kế riêng trên 1 bo mạch cùng với nút bấm của khối reset
Nguyên lý hoạt động .
Khi cấp nguôn nếu như không có phím nào được bấm hệ thông sẽ ở trạng thái chờ. Nếu các phím bấm nối với cổng RE0 và RE1 của PIC được bấm (ứng với mức logic 0) thì chương trình sẽ chạy theo thời gian thiết lập khi bấm phím start (nối với cổng RE2). Nếu các phím SET TIME không được bấm thì khi bấm phím Start chương trình sẽ chạy theo thời gian mặc định đã đặt với chu kỳ đèn là: Rẽ trái 10s,đi thẳng 17s ,vàng 3s và đỏ là 30s ở cả hai nhánh.
2.3.1.2. Khối hiển thị
Hình 2.5. Sơ đồ nguyên lý khối hiển thị
Đèn xanh sáng ứng với cổng RB0 (của nhánh 1) và RB4 (của nhánh 2) được xuất mức logic 1 mở tranzitor Q1 và Q5 khuếch đại dòng điện và đưa vào đèn tín hiệu (đèn led).
Đèn xanh đi thẳng sáng ứng với cổng RB1 (của nhánh 1) và RB5 (của nhánh 2) được xuất mức logic 1 mở tranzitor Q2 và Q6 khuếch đại dòng điện và đưa vào đèn tín hiệu (đèn led).
Đèn vàng sáng ứng với cổng RB2 (của nhánh 1) và RB6 (của nhánh 2) được xuất mức logic 1 mở tranzitor Q3 và Q7 khuếch đại dòng điện và đưa vào đèn tín hiệu (đèn led).
Đèn đỏ sáng ứng với cổng RB3 (của nhánh 1) và RB7 (của nhánh 2) được xuất mức logic 1 mở tranzitor Q4 và Q8 khuếch đại dòng điện và đưa vào đèn tín hiệu (đèn led).
Các đèn tín hiệu được nối chung âm.
Led 7 thanh là loại được nối chung anot. Mỗi cột đèn sẽ có 2 led 7 thanh hiện thị thời gian đếm ngược. Chân anot chung của các led được điều khiển thông qua cổng RC0 và RC1 (mức logic 1) các thanh a,b,c ,d ,e ,f,g của led được điều khiển bằng cổng RD (mức logic 0) của PIC (thanh a-RD0, thanh b-RD1, thanh c-RD2, thanh d-RD3, thanh e-RD4, thanh f-RD5, thanh g-RD6).
Khi có tín hiệu điều khiển mức logic 1 ở chân RC0 thì led hàng chục sẽ được mở và thanh nào được nối với mức 0 sẽ sáng (tín hiệu điều khiển logic 0 ở cổng RD). Khi có tín hiệu điều khiển mức logic 1 ở chân RC1 thì led hàng đơn vị sẽ được mở và thanh nào được nối với mức 0 sẽ sáng (tín hiệu điều khiển logic 0 ở cổng RD).
2.3.1.3 Khối điều khiển trung tâm

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thanhhavdt

New Member
Re: [Free] Thiết kế và mô phỏng hệ thống điều khiển đèn giao thông cho ngã tư

bnvn vnvbnvnnnnnnnnnvc
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top