dungnv8408_ict

New Member
Download Tiểu luận Phân tích công ty cổ phần khoan và dịch vụ dầu khí (PVDRILLING)

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích công ty cổ phần khoan và dịch vụ dầu khí (PVDRILLING)





MỤC LỤC
1 . Giới thiệu sơ lược về công ty: 3
1.1 Tóm tắt về quá trình thành lập: 3
1.2 Cơ cấu vốn hiện tại và tốc độ tăng trưởng vốn: 4
2. Triển vọng phát triển ngành dịch vụ dầu khí: 5
2.1 Tình hình thị trường dầu thế giới: 6
2.2 Tiềm năng thị trường dịch vụ khoan biển tại Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và thế giới 7
3. Phân tích mô hình 5 Forces: 9
3.1 Tác động từ phía cung: 9
3.2 Tác động từ phía cầu: 9
3.3 Sản phẩm thay thế: 9
3.4 Rào cản thị trường và các đối thủ tiềm năng: 10
3.5 Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành: 10
4. Rủi ro và thách thức: 11
4.1 Rủi ro tỷ giá: 11
4.2 Rủi ro về lãi suất tiền vay: 11
5. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty: 11
5.1 Phân tích cơ cấu doanh thu, lợi nhuận: 11
5.2 Phân tích chi phí: 15
5.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh: 16
6. Phân tích các chỉ số tài chính: 18
6.1 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán: 18
6.2 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời: 18
6.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 19
7. Dự báo doanh thu: 20
8. Định giá: 25
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

riệu thùng/ngày trong năm 2012.
Hình 4: Tăng trưởng sản lượng nhiên liệu dạng lỏng và dầu thô trên thế giới qua các năm.
Ngoài ra, tình trạng bất ổn leo thang với các cuộc biểu tình diễn ra ngày càng mạnh mẽ tại Ai Cập, Syria, Libya gây những lo ngại về hoạt động xuất khẩu dầu của khu vực Trung Đông bị gián đoạn, cũng là một trong những nguyên nhân đẩy giá dầu tăng. Tuy nhiên, OPEC thông báo rằng Libya, quốc gia thành viên của tổ chức này, sẽ nối lại hoạt động khai thác dầu mỏ, sau khi đã bị gián đoạn hồi đầu năm 2011, do nổ ra giao tranh giữa chính quyền của cựu Tổng thống Muammar Gaddafi và phe đối lập. Theo báo cáo, hầu hết các cơ sở sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ của Libya chỉ bị hư hại nhẹ và có thể sớm trở lại hoạt động bình thường. Dự kiến, quốc gia Arập này có thể khôi phục hoàn toàn hoạt động sản xuất trong khoảng 1 năm rưỡi nữa.
Như vậy, tăng trưởng nhu cầu kéo theo sự hồi phục về giá là điều kiện cần và đủ để cho các công ty dầu khí quay trở lại với các dự án khoan thăm dò, khai thác và sửa chữa giếng, kéo theo sự gia tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ dầu khí.
Tiềm năng thị trường dịch vụ khoan biển tại Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và thế giới
Sự gia tăng về nhu cầu năng lượng toàn cầu trong thời gian tới sẽ tạo ra thị trường lớn cho dịch vụ cho thuê và vận hành giàn khoan. Theo dự báo của Douglas-Westwood Ltd. và Energyfiles, chi tiêu dành cho khoan biển trên thế giới trong giai đoạn 2009-2013 sẽ tăng 32% so với giai đoạn 2004-2008, từ 278 tỷ USD lên 367 tỷ USD với số giếng tăng khoảng 7%, đạt 19,570 giếng vào năm 2013.
DrillBarge 80.0% (8/10)
Drillship72.5% (50/69)
Jackup77.8% (294/378)
Semisub84.8% (151/178)
Tender82.1% (23/28)
Hình 5: Tình hình sử dụng các loại giàn khoan
Thị trường dịch vụ giàn khoan thế giới hiện tại (tính đến tháng 8/2011) hiện đang dư cung với trên 120 giàn khoan không có hợp đồng sử dụng. Con số này năm 2010 là trên 100. Số giàn khoan tham gia vào thị trường tính đếnnày là 638 giàn, tăng 7.77% so với năm 2010. Ngoài ra còn có 33 giàn đang được đóng mới và dự kiến vận hành 20 giàn cuối năm 2011. Số lượng giàn khoan tăng mạnh trong khi hiệu suất hoạt động chỉ ở mức trung bình 65%. Như vậy thị trường dịch vụ khoan các năm tiếp theo sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn, khốc liệt hơn.
Ở Đông Nam Á, tỉ lệ giàn khoan được sử dụng đã tăng từ 84% năm 2009 lên 85,5% năm 2010 dù số lượng giàn có hoạt động khoan đã tăng từ 67 giàn trong năm 2009 lên 73 giàn trong năm 2010. Đến đầu năm 2011 thì tỉ lệ giàn khoan được sử dụng có sự suy giảm với tỉ lệ giàn khoan được sử dụng là 70.2%, tuy vậy, tỉ lệ này đã tăng dần trở lại lên mức 75.8% (72/95) cao hơn mức sử dụng bình quân thế giới là 65.34%.
Hình 5: Tình hình sử dụng giàn khoan ở các khu vực Màu xanh là khu vực Đông Nam Á.
(Offshore rig utilization by region). (Số liệu cập nhật 18/11/2011)
Tuy nhiên do tình trạng cạnh tranh, các công ty ở khu vực Đông Nam Á đã giảm giá để giành hợp đồng. Giá cho thuê giàn khoan chỉ còn 117000 USD/ngày.
Hình 6: Giá cho thuê một số giàn khoan chính hiện nay (cập nhật 6/2011)
Theo báo cáo quy hoạch phát triển dịch vụ dầu khí của Tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2005-2010, nhu cầu dịch vụ dầu khí khoảng 10.83 tỷ USD tương đương 1.8 tỷ USD mỗi năm. Theo kế hoạch trong 15 năm tới có khoảng 900 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí của các nhà thầu dầu khí hoạt động tại Việt Nam, trong đó giai đoạn 2006-2010 là 300 giếng khoan, ước tính mỗi năm Việt Nam tiến hành khoan 50 giếng. Triển vọng phát triển lĩnh vực khoan dầu khí nói chung cũng như các lĩnh vực kỹ thuật, dịch vụ khoan dầu khí trong tương lai rất lớn.
Phân tích mô hình 5 Forces:
Tác động từ phía cung:
Lĩnh vực khoan dầu khí là ngành kinh doanh đặc thù nên các thiết bị, vật tư sử dụng trong ngành đòi hỏi chất lượng cao và phải đáp ứng các thông số kỹ thuật nhất định. Hiện nay các doanh nghiệp trong nước không đủ khả năng cung cấp các thiết bị này nên hệ thống nhà cung cấp đều là các công ty trên thế giới. Do đó áp lực từ phía nhà cung cấp đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành tương đối lớn nếu như các doanh nghiệp này không tạo lập được mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với hệ thống nhà cung cấp.
Tác động từ phía cầu:
Như phân tích ở phần tiềm năng của ngành khoan dầu khí thì nhu cầu của ngành trong thời gian tới rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường khoan biển tại Việt Nam. Điều này tạo ra tác động tích cực đến các doanh nghiệp hoạt động trong ngành. Thời gian tới, cùng với việc mở rộng thăm dò, khai thác ở các vùng nước sâu, xa bờ với dự kiến sẽ có khoảng 900 giếng khoan được thăm dò và khai thác trong vòng 14 năm tới và tốc độ tăng trưởng là 50 giếng mỗi năm từ nay cho đến 2015, đưa 6 mỏ mới vào khai thác và việc đẩy mạnh hoạt động liên doanh khai thác dầu giữa PVN với các nước trên thế giới (Venezuela, Malaysia, Nga,…) sẽ tạo cơ hội gia tăng sức cầu đối với dịch vụ mà PVD cung cấp. Thị trường Việt Nam sẽ có nhu cầu từ 10-11 giàn khoan tự nâng mỗi năm, đấy sẽ là cơ hội để các giàn khoan mới đầu tư thêm của PVD có cơ hội hoạt động và vận hành hết công suất của mình.
Sản phẩm thay thế:
Hoạt động khoan dầu khí mặc dù không có sản phẩm thay thế nhưng vấn đề công nghệ, loại giàn khoan tạo nên khả năng thay thế là khá lớn. Hiện tại phần lớn các giàn khoan hiện nay ở dạng giàn khoan biển tự nâng sau đó là giàn khoan tiếp trợ nửa nổi, nửa chìm. Với 3 giàn khoan tự đóng, giàn khoan PV Drilling II và III với công nghệ hiện đại nhất hiện nay, PVD hướng đến sự đa dạng các loại hình giàn khoan (biển tự nâng, đất liền và nửa nổi nửa chìm thời gian tới) để đáp ứng tốt nhất nhu cầu. Như vậy, đe dọa từ dịch vụ thay thế là không lớn mà vấn đề là ở áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng.
Rào cản thị trường và các đối thủ tiềm năng:
Những rào cản lớn đối với những công ty muốn gia nhập vào ngành này là đòi hỏi phải có kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật chuyên ngành cao và đặt biệt là phải có vốn lớn. Ngoài ra lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, điều này cũng tạo ra một rào cản pháp lý rất lớn đối với các đối thủ tiềm năng muốn gia nhập ngành trong tương lai.
Dịch vụ thực hiện
Thị phần
Đối thủ cạnh tranh
Dịch vụ khoan
Dịch vụ kỹ thuật giếng khoan và Carota bùn khoan (Loại trừ dịch vụ bơm trám xi măng và kích thích vỉa)
Dịch vụ bơm trám xi măng và kích thích vỉa (cung cấp bởi BJ-PV Drilling JV)
Dịch vụ ứng cứu sự cố tràn dầu
Dịch vụ cơ khí sửa chữa các trang thiết bị cho giếng dầu
Dịch vụ cung ứng lao động khoan
30%
50%
80%
90%
70%
90%
Transocean,DiamondOffshore, Atwood, Oceanic, Ensco, Seadrill,…
Schlumberger,Halliburton,Weatherford, Geoservices, ILO, ITS,Frank Casing,…
Schlimberger, Halliburton
Một số nhà cung cấp nhỏ địa phương (CT TNHH Đại Minh, CT TNHH Hà Đạt, CT 128 Hải Quân,…)
ICO Asia Pacific, South Sea Inspection, Vina Offshore, Vietubes, Tuboscope,…
Bayong Services, Accent Logistic, Alpha Services,…
Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành:
Thị trường khoan biển của Việt Nam ...
 

tctuvan

New Member
Trích dẫn từ trucquan:
mình tải không được bạn ơi. giúp mình với

Mình vừa kiểm tra, vẫn vào được mà. Vài lại đi bạn


Bạn gặp lỗi gì thì thông báo cụ thể nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top