Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI VÀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG CỦA NGHIỆP VỤ
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI
1. Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
2. Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
2.1. Đối với xã hội
2.2. Đối với Nhà nước
3. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
3.1. Đối tượng bảo hiểm
3.2. Phạm vi bảo hiểm
4. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
5. Phí bảo hiểm
6. Hợp đồng bảo hiểm
II. CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG TRONG BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI
1. Vị trí công tác giám định bồi thường trong bảo hiểm
2. Nguyên tắc giám định bồi thường
3. Giám định viên
3.1. Vai trò của giám định viên
3.2. Qui chế về giám định viên bảo hiểm
3.3. Nhiệm vụ của giám định viên
4. Qui trình của công tác giám định bồi thường
Bước 1: Tiếp nhận và sử lý sơ bộ các thông tin về tai nạn
Bước 2: Thống nhất với chủ xe về địa điểm và thời gian giám định
Bước 3. Tiến hành giám định
CHƯƠNG II: CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘI
I. VÀI NÉT VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM HÀ NỘI.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1. Quá trình hình thành của Công ty
1.2. Quá trình phát triển của Công ty
2. Những thuận lợi và khó khăn
2.1.Về thuận lợi
2.2.Về khó khăn
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty
3.1. Phòng Tổng hợp
3.2. Phòng Phi hàng hải
3.3. Phòng bảo hiểm Hàng hải
3.4. Phòng Tài chính, kế toán
3.5. Phòng bảo hiểm Hoả hoạn và các rủi ro hỗn hợp
3.6. Phòng bảo hiểm rủi ro kỹ thuật.
3.7. Phòng Tổng hợp, hành chính quản trị (quản lý đại lý và liểm tra nội bộ)
3.8. Các phòng bảo hiểm khu vực
II. CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG TRONG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘI
1. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới
2. Công tác giám định bồi thường
2.1. Phòng Giám định Bồi thường
a. Chức năng, nhiệm vụ
b. Quyền hạn
c. Tổ chức
2.2. Tình hình thực hiện công tác giám định bồi thường
a. Đánh giá chung
b. Xác định thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm
c. Phối hợp cùng chủ xe lựa chọn phương án khắc phục thiệt hại
d. Hoàn chỉnh hồ sơ, thu thập các giấy tờ có liên quan theo qui định và chuyển giao cho cán bộ bồi thường
e. Nguyên nhân
2.3 Tình hình thực hiện công tác bồi thường
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘI
I. GIẢI PHÁP CHUNG
1. Về mặt nghiệp vụ
2. Về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ
3. Đổi mới công nghệ bảo hiểm
4. Thực hiện chính sách khách hàng
5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật
II. ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH
1. Biện pháp để giám định nhanh chóng
2. Đối với trường hợp trục lợi bảo hiểm
III. ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG
1. Biện pháp tránh tồn đọng hồ sơ
2. Biện pháp tránh trục lợi trong bảo hiểm
3. Biện pháp ổn định chi trả một cách hợp lý
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1. Với Nhà nước và bộ Tài chính
2. Đối với Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam
3. Đối với Công ty Bảo hiểm Hà Nội
KẾT LUẬN
- Tất cả các thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm vật chất, tài sản đều phải tiến hành giám định.
- Trong trường hợp đặc biệt nếu tổ chức bảo hiểm không thực hiện được việc lập biên bản giám định, thì có thể căn cứ vào biên bản của cơ quan chức năng, ảnh chụp, hiện vật thu được, khai báo của chủ xe và kết quả điều tra.
Quá trình giám định phải có mặt và ký xác nhận của chủ xe, chủ tài sản bị thiệt hại, hay người có trách nhiệm được uỷ quyền quản lý, sử dụng.
Mục tiêu của giám định để: xác định nguyên nhân tai nạn, từ đó xác định trách nhiệm của bảo hiểm, đánh giá, xác định thiệt hại cho việc bồi thường được nhanh chóng, giúp việc tổng hợp nguyên nhân gây tai nạn giao thông để có biện pháp phòng ngừa.
Yêu cầu của biên bản giám định phải khách quan, tỉ mỉ, thể hiện đầy đủ, chi tiết, những thiệt hại do tai nạn đồng thời đề xuất phương án khắc phục thiệt hại một cách hợp lý và kinh tế nhất.
3. Giám định viên.
3.1 Vai trò của giám định viên.
Giám định viên bảo hiểm xuất hiện từ lâu, gắn bó mật thiết với quá trình phát triển của ngành bảo hiểm. Từ thế kỷ 17 xuất phát từ quyền lợi của người bảo hiểm đã hình thành việc sử dụng những người tin cậy và có đủ điều kiện, thẩm quyền, trình độ để ghi nhận những điều cần thiết liên quan đến tổn thất của đối tượng được bảo hiểm. Theo thời gian, khái niệm giám định viên trở nên thông dụng và công việc của họ là ghi nhận một cách khoa học mức độ thiệt hại, tổn thất, nguyên nhân gây tổn thất với đối tượng bảo hiểm. Vì vậy, vai trò của giám định viên ngày một quan trọng thể hiện chủ yếu ở các điểm sau:
- Ghi nhận trung thực các thiệt hại.
- Đề xuất các biện pháp bảo quản và đề phòng, hạn chế tổn thất.
- Thông tin cho các nhà bảo hiểm trong trường hợp là giám định viên chỉ định.
Không kể giám định viên hưởng lương của Công ty các giám định viên chỉ định được hưởng lương thù lao của Công ty uỷ nhiệm trên cơ sở thời gian và công tác bỏ ra.
a.Ghi nhận thiệt hại:
Hợp đồng bảo hiểm buộc người bảo hiểm hay người được uỷ quyền, trong thời hạn bảo hiểm, nếu phát hiện tổn thất phải chỉ định một giám định viên để giám định thiệt hại. Quá trình giám định phải được ghi thành biên bản với những vấn đề cơ bản về loại, mức độ trầm trọng và nguyên nhân thiệt hại.
Khi công việc giám định đòi hỏi kiến thức về kỹ thuật, giám định viên có thể tự làm hay để ghi sự hỗ trợ của các chuyên gia.
b) Đề xuất biện pháp bảo quản, đề phòng thiệt hại:
Khi thiệt hại xảy ra, giám định viên có nghĩa vụ can thiệp để giảm thiểu mức độ trầm trọng của tổn thất thông qua việc đề xuất với tổ chức bảo hiểm mà giám định viên đại diện.
Giám định viên cần tích cực, sáng tạo song không được vượt quá quyền hạn được uỷ quyền. Trách nhiệm bảo vệ quyền lợi nhà bảo hiểm, buộc giám định viên trong khả năng của mình hành động nhân danh các nhà bảo hiểm để ngăn chặn những mất mát và tổn thất có nguy cơ xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm, vì vậy giám định viên phải thường xuyên quan sát, báo cáo những sai lầm mà các bên liên quan gặp phải, gợi ý các biện pháp phòng ngừa khi tổn thất có hệ thống giám định viên phải thường xuyên quan sát, báo cáo những sai lầm mà các bên liên quan gặp phải, gợi ý các biện pháp phòng ngừa, tìm hiểu nguyên nhân, cách giải quyết và thông báo cho người bảo hiểm mà mình đại diện.
c) Tiến hành khiếu kiện.
Các nhà bảo hiểm có quyền kiện người thứ ba có trách nhiệm về các thiệt hại xảy ra với đối tượng bảo hiểm. Những khiếu kiện này được thực hiện bằng thoả thuận hay luật pháp, các hợp đồng bảo hiểm buộc bên mua bảo hiểm phải bảo vệ quyền khiếu nại của bên mua bảo hiểm. Một trong các vai trò của giám định viên là can thiệp vào các khiếu kiện nhằm khuyến khích bên được bảo hiểm thực hiện các thủ tục cần thiết và những kháng nghị khi cần. Mặt khác, việc tham gia của giám định viên còn nhằm có thể trình bày và khiếu kiện có kết quả khi giám định viên chính thức được người bảo hiểm uỷ thác.
d) Thông tin.
Theo thông lệ giám định viên bảo hiểm được yêu cầu cung cấp một cách tự nguyện cho cơ quan thay mặt tất cả các chi tiết về sự kiện bảo hiểm đã xảy ra và các vấn đề liên quan trong phạm vi công việc của mình. Giám định viên phải chú trọng đặc biệt đến một số chi tiết, chỉ dẫn sẽ bị mất giá trị nếu được báo cáo muộn.
Giám định viên phải sử dụng kinh nghiệm, hiểu biết để phục vụ cho các nhà bảo hiểm, do đó đây là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động bảo hiểm.
Trên cơ sở vai trò trên, các Công ty có yêu cầu rất chặt chẽ về giám định viên, từ đó hình thành qui chế giám định viên bảo hiểm.
3.2 Qui chế về giám định viên bảo hiểm:
Ở một số nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển giám định viên bảo hiểm do tổ chức bảo hiểm chỉ định và lựa chọn. Nhưng ở nhiều nước giám định viên chính là nhân viên của Công ty bảo hiểm đã được chuyên môn hoá. Song dù thế nào đi nữa thì giám định viên bảo hiểm cũng phải có những tiêu chuẩn sau:
- Phải công minh, cẩn thận, hiểu biết thấu đáo về đối tượng được bảo hiểm
- Khi tiến hành giám định, giám định viên được lựa chọn phải độc lập về lợi ích với các bên liên quan
- Giám định viên do Công ty bảo hiểm chỉ định được uỷ nhiệm có giới hạn. sự uỷ nhiệm này không đựoc tự tiện trao cho người khác
Giám định viên phải thi hành những chỉ thị nhận được từ người bảo hiểm, giám định viên phải ghi nhận hay yêu cầu cộng sự ghi nhận hay chịu trách nhiệm về việc ghi nhận thực trạng, mức độ trầm trọng của thiệt hại do người được bảo hiểm khai báo.
Một giám định viên có thể đồng thời đựơc hai tổ chức bảo hiểm chỉ định. Khi có sự xung đột về quyền lợi cho tổ chức đã uỷ nhiệm mình thời gian lâu nhất và nhiều dịch vụ nhất. Để bảo vệ quyền lợi cho tổ chức kia, giám định viên có thể đề nghị một giám định viên thay thế. Giám định viên bảo hiểm phải chịu trách nhiệm giám sát của tổ chức đã uỷ nhiệm họ. Do vậy giám định viên phải giải quyết các vấn đề đã đặt ra với mình trong khuôn khổ được uỷ nhiệm và cộng tác chặt chẽ với thay mặt hay thanh tra của tổ chức đã uỷ nhiệm khi cần thiết.
3.3 Nhiệm vụ của giám định viên.
- Trường hợp có cảnh sát đến giám định tai nạn thì giám định viên phối hợp với cơ quan điều tra và chủ xe, thu thập tài liệu cùng kết luận điều tra để xác định được phạm vi và trách nhiệm bảo hiểm.
- Trường hợp không có cảnh sát đến giám định tai nạn thì giám định viên phải tự điều tra, lập biên bản phản ánh đầy đủ, trung thực, khách quan thiệt hại.
- Nhận định nguyên nhân tai nạn và đề xuất phương án khắc phục.
- Hướng dẫn chủ xe khắc phục hậu quả tai nạn và thu thập hồ sơ khiếu nại bồi thường.
4. Qui trình của công tác giám định bồi thường
Việc tổ chức và thực hiện quá trình giám định bồi thường cụ thể như sau:
Bước 1: Tiếp nhận và sử lý sơ bộ các thông tin về tai nạn
Khi gặp tai nạn, chủ xe hay người điều khiển xe có trách nhiệm phải báo cáo cho cơ quan công an và cơ quan bảo hiểm. Việc thông báo cho Bảo Việt phải được tiến hành trong vòng 5 ngày kể từ khi tai nạn xảy ra. Doanh nghiệp bảo hiểm tiếp nhận thông tin về tai nạn; yêu cầu tiến hành các biện pháp hạn chế tổn thất và bảo vệ xe.
Các thông tin về tai nạn bao gồm:
- Ngày, giờ, địa điểm xảy ra tai nạn
- Các thông tin về xe gặp nạn: Biển số xe, tên, chủ xe
- Số giấy chứng nhận bảo hiểm, nơi cấp bảo hiểm


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP Tư vấn - Giám định Vietcontrol Quản trị Nhân lực 0
D CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH CHI PHÍ KHÁM CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ VÀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHO NGƯỜI CÓ THẺ BẢ Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu phát triển bộ dữ liệu chuẩn của một số dược liệu thường phục vụ công tác kiểm tra giám sá Y dược 0
K nâng cao công tác giám định - Bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội Công nghệ thông tin 0
N Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu qua kiểm tra, giám sát Hải qu Luận văn Kinh tế 0
F Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát Đầu tư- Bộ Kế hoạch và Đầu tư Luận văn Kinh tế 0
T Công tác giám định chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và việc bảo vệ quyền lợi cho người có thẻ bả Luận văn Kinh tế 0
R Công tác giám định bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm thàn Luận văn Kinh tế 2
Y Tăng cường công tác thanh tra, giám sát của Nhà nước và phát triển các hoạt động bảo hiểm tiền gửi Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp nhằm tăng cường công tác giám sát các hoạt động trên thị trường chứng khoán, kinh nghiệm t Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top