lonely_baby2003

New Member
Download Luận văn Kĩ năng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của sinh viên bộ môn giáo dục mầm non - Trường đại học sư phạm - Đại học Huế

Download miễn phí Luận văn Kĩ năng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của sinh viên bộ môn giáo dục mầm non - Trường đại học sư phạm - Đại học Huế





Giai đoạn 2: Giai đoạn khảo sát thực trạng
Mục đích: Nhằm làm rõ thực trạng kĩ năng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề, từ đó đề xuất được các biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng tổ chức trò chơi này cho sinh viên bộ môn Giáo dục mần non - trường ĐHSP - ĐH Huế.
Nội dung: Tiến hành khảo sát thực trạng bao gồm:
- Thực trạng kĩ năng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ của sinh viên bộ môn Giáo dục Mầm non - trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế thông qua việc thu thập, xử lí và phân tích số liệu trên các mặt chủ yếu sau:
+ Nhận thức, thái độ của sinh viên đối với vấn đề rèn luyện kĩ năng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ của sinh viên.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
--- —v– ---
PHẠM TIẾN SỸ
KĨ NĂNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI
THEO CHỦ ĐỀ CỦA SINH VIÊN BỘ MÔN GIÁO DỤC MẦM NON - TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên nghành: Tâm lý học
Mã Số: 603180
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Phùng Đình Mẫn
Huế, 12 / 2010
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về lý luận
Tâm lý học Macxit khẳng định: mỗi giai đoạn phát triển của con người đều gắn với một hoạt động chủ đạo. Đó “là hoạt động mà sự phát triển của nó quy định những biến đổi chủ yếu nhất trong các quá trình tâm lý và trong các đặc điểm tâm lý của nhân cách con người ở giai đoạn phát triển nhất định” [20, tr 63].
Trong lịch sử phát triển tâm lý học và giáo dục học mầm non, không một nhà nghiên cứu nào bỏ qua vấn đề hoạt động chơi của trẻ và họ đi đến khẳng định rằng: Hoạt động chơi mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề ở lứa tuổi mẫu giáo thực sự là hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mầm non.
Trong hoạt động chơi, những phẩm chất tâm lý của trẻ được phát triển mạnh mẽ nhất. Thông qua hoạt động này, trẻ tiếp thu những kinh nghiệm hoạt động xã hội, tiếp thu và dần làm quen với việc tuân thủ các quy tắc, các chuẩn mực xã hội. Đó là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Trò chơi làm bộc lộ khả năng tư duy, tưởng tưởng, tình cảm, tính tích cực, nhu cầu giao tiếp…đang được phát triển ở trẻ. Hoạt động chơi chính là sự thực hành các kĩ năng xã hội của đứa trẻ, là cuộc sống thực của đứa trẻ trong xã hội đồng lứa. Cho nên, vấn đề nghiên cứu sử dụng trò chơi với mục đích giáo dục trẻ phát triển toàn diện là vấn đề cấp thiết đặt ra cho các nhà tâm lý học, giáo dục học mầm non.
1.2. Về thực tiễn
Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, nghành giáo dục mầm non đóng vai trò nền tảng nhằm hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. Do vậy, đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non có đủ phẩm chất và năng lực nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non đang là nhiệm vụ quan trọng của các trường Sư phạm trong cả nước nói chung và trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế nói riêng.
Một trong những mục tiêu quan trọng của công tác đào tạo giáo viên mầm non là hình thành được cho họ kĩ năng thực hiện quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, trong đó có kĩ năng tổ chức hoạt động chơi. Đây là hệ thống kĩ năng chuyên nghành quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống kĩ năng của người giáo viên mầm non. Do đó, vấn đề nghiên cứu thực trạng và tìm ra các biện pháp thích hợp để rèn luyện tốt kĩ năng tổ chức hoạt động chơi cho sinh viên sư phạm mầm non mang ý nghĩa cấp thiết và là đòi hỏi của thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non.
Vấn đề kĩ năng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của sinh viên mầm non đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, nội dung này ở bộ môn Giáo dục Mầm non - trường ĐHSP - Đại học Huế - một đơn vị đào tạo số lượng lớn giáo viên mầm non cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên lại chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.
Từ những lý do đó, chúng tui chọn đề tài nghiên cứu “Kĩ năng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ của sinh viên bộ môn giáo dục mầm non, trường ĐHSP - Đại học Huế”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng kĩ năng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của sinh viên bộ môn Giáo dục mầm non, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho sinh viên mầm non.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Kĩ năng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ của sinh viên mầm non.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể trực tiếp: 200 sinh viên bộ môn Giáo dục mầm non - trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.
- Khách thể gián tiếp: 5 cán bộ giảng dạy Bộ môn Giáo dục mầm non và 10 giáo viên thuộc một số trường Mầm non trên địa bàn thành phố Huế có tham gia hướng dẫn thực tập cho sinh viên bộ môn Giáo dục mầm non - trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về kĩ năng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ của sinh viên mầm non.
4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng kĩ năng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của sinh viên bộ môn Giáo dục mầm non - trường ĐHSP - ĐH Huế.
4.3. Đề xuất, thử nghiệm một số biện pháp tác động giúp sinh viên mầm non nâng cao kĩ năng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ.
5. Giả thuyết khoa học
Kĩ năng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ là một hệ thống kĩ năng gồm nhiều thành phần có liên hệ mật thiết với nhau. Hệ thống kĩ năng này của sinh viên mầm non, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế được hình thành, phát triển không đồng đều qua 4 năm học và nhìn chung còn ở mức thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu chúng ta đề xuất các biện pháp tác động phù hợp thì kĩ năng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho sinh viên sẽ phát triển ở mức cao hơn.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu các thành tố tâm lý làm nền tảng của kĩ năng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề như hiểu về cách thức tổ chức, biết tổ chức, hiệu quả của việc tổ chức và những yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của sinh viên.
- Đề xuất, thử nghiệm một số biện pháp sư phạm giúp sinh viên nâng cao kĩ năng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ.
6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Đề tài giới hạn khách thể nghiên cứu thực trạng trên 200 sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ tư, 5 cán bộ giảng dạy bộ môn Giáo dục Mầm non trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế và 10 giáo viên thuộc một số trường Mầm non trên địa bàn thành phố Huế có tham gia hướng dẫn thực tập cho sinh viên
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các loại tài liệu khác nhau nhằm xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng ankét
7.2.2. Phương pháp quan sát
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn, phỏng vấn sâu
7.2.4. Phương pháp giải bài tập tình huống
7.2.5 . Phương pháp chuyên gia
7.2.6. Phương pháp thực nghiệm tác động
7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
Với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0, nhóm phương pháp này nhằm thống kê, xử lý kết quả điều tra thu được bằng phiếu, làm cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top