anhthaovu

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Thực trạng, phương hướng và giải pháp trong việc thực hiện chính sách xã hội ở xã Long Sơn, huyện Sơn Động giai đoạn hiện nay

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, công cuộc đổi mới đất nước thực chất là một quá trình nhận thức đúng đắn hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm về bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa, là thực hiện mong muốn “Đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

Thực hiện lời di huấn của người: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”. Do vậy, chính sách xã hội giữ vai trò rất quan trọng không thể thiếu trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khẳng định: “Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng các chính sách xã hội vì mục tiêu làm cho “Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”, bản thân là một cán bộ đảng viên, một công dân đang sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa, được hưởng thụ những chính sách của Đảng và Nhà nước. tui rất vinh dự và tự hào vì Đảng ta đã đề ra các chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với điều kiện xã hội qua các thời kỳ.

Đặc biệt trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đòi hỏi Đảng phải đề ra các chính sách xã hội đúng và phù hợp với thực tế. Bởi vì, thực tiễn cho thấy trong quá trình triển khai thực hiện một số chính sách xã hội như chính sách người có công, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm... còn gặp nhiều khó khăn và bất cập là thực trạng chung đòi hỏi Đảng và Nhà nước cũng như mỗi cán bộ đảng viên cần quan tâm nhiều hơn nữa đến chính sách xã hội.

Xã Long Sơn là một đơn vị xa trung tâm huyện. Việc thực hiện các chính sách xã hội ở xã Long Sơn trong những năm gần đây, tuy có nhiều tiến bộ và kết quả đáng kể song vẫn gặp không ít khó khăn, một số chính sách xã hội trở thành vấn đề bức xúc của địa phương cần có những giải pháp thiết thực để giải quyết có hiệu quả cho nhân dân.

Vì vậy, việc nghiên cứu lý giải một cách có hệ thống, đánh giá chung thực trạng việc thực hiện chính sách xã hội, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt chính sách xã hội ở xã Long Sơn vừa có ý nghĩa lý luận và là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Xuất phát từ những lý do đó, tui lựa chọn đề tài: “Thực trạng, phương hướng và giải pháp trong việc thực hiện chính sách xã hội ở xã Long Sơn, huyện Sơn Động giai đoạn hiện nay” với mong muốn được ứng dụng những kiến thức đã học góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và văn minh.

2. Mục đích, nhiệm vụ đề tài
2.1. Mục đích: Nghiên cứu thực trạng vệc chấp hành và thực hiện chính sách xã hội ở xã Long Sơn, huyện Sơn Động. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp cơ bản thực hiện tốt các chính sách xã hội ở địa phương.
2.2. Nhiệm vụ: Tìm hiểu tư tưởng chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính trị xã hội.
- Nghiên cứu thực trạng việc chấp hành và thực hiện chính sách xã hội ở xã Long Sơn trong giai đoạn hiện nay.
- Đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm làm tốt việc tuyên truyền cho cán bộ, nhân dân chấp hành và thực hiện tốt chính sách xã hội ở địa phương.

3. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng việc chấp hành và thực hiện chính sách xã hội ở xã Long Sơn qua các năm 2009; 2010; 2011.

4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu, tổng hợp, thống kê, phân tích phỏng vấn.

5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm 3 phần lớn sau:

I. Cơ sở lý luận về chính sách xã hội

II. Thực trạng việc chấp hành và thực hiện chính sách xã hội ở xã Long Sơn, huyện Sơn Động trong giai đoạn hiện nay.

III. Phương hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần thực hiện tốt chính sách xã hội ở xã Long Sơn, huyện Sơn Động trong giai đoạn tới.

B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội là một bộ phận hữu cơ và giữ vị trí vai trò đặc biệt trong hệ thống cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh là nhà chính trị lỗi lạc của dân tộc Việt Nam, nhà lý luận thiên tài của cách mạng nước ta. Trong tư tưởng của Người, chính sách xã hội là xây dựng nước Việt Nam thống nhất, độc lập và hòa bình.

Ngay sau khi cách mạng tháng tám thành công, mặc dù chính quyền cách mạng đang ở trong tình thế “ngàn cân treo sợ tóc” Người đã chủ trương đặt những vấn đề chính sách xã hội gắn liền với chính sách kinh tế lên hàng đầu thậm chí còn đặt cao hơn cả nhiệm vụ chống ngoại xâm.

Sau này Bác lại nhấn mạnh: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đới sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm Đảng và chính phủ có lỗi, nếu dân dốt Đảng và Chính phủ có lỗi”. Rõ ràng ở đây chính sách xã hội không còn là một sự ban ơn, càng không phải là thủ đoạn chính trị mị dân, mà là trách nhiệm hàng đầu của Đảng cầm quyền và Nhà nước trong chế độ mới.

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, trong những thập niên qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách xã hội quan trọng hướng tới quần chúng nhân dân lao động. Những chính sách xã hội đó đã có tác dụng khơi dậy và phát huy những nguồn lực vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân, làm nên nhiều kỳ tích anh hùng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về chính sách xã hội:
Trong bước chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế mở cửa, đa dạng hóa các loại hình kinh tế, đất nước ta đang đứng trước thời cơ và thách thức, để khắc phục nguy cơ tụt hậu, khỏi tình trạng cùng kiệt nàn, chậm phát triển với những hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh lâu dài trước đây, đồng thời tạo ra những nguồn xung lực mới cho sự phát triển, cải thiện từng bươc cuộc sống của nhân dân, sớm đưa nước ta trở thành một quốc gia phát triển của khu vực và thế giới. Chính sách xã hội cần đưa ra những định hướng toàn diện và đúng đắn. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã chỉ rõ: Phương hướng lớn của chính sách xã hội là phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ cho mọi công dân, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất với đời sống tinh thần, giữa đáp ứng nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội.

Từ phương hướng chung trên Đảng ta đã đề ra một số quan điểm cơ bản trong trong quá trình triển khai thực hiện chính sách xã hội:

Một là; Có chính sách xã hội là hệ thống công cụ tác động một cách toàn diện, bao trùm lên tất cả cac mặt đời sống xã hội. Trong thực tại xã hội, không một lĩnh vực nào mà chính sách xã hội lại không bao quát tới. Từ quan điểm này đòi hỏi việc đề ra chính sách xã hội cũng như thực hiện chính sách xã hội phải gắn bó, thống nhất với các hệ thống chính sách khác như chính sách kinh tế, chính sách văn hóa, chính sách ngoại giao, chính sách dân tộc, tôn giáo, dân số...
Kinh tế và văn hóa là hai lĩnh vực khác nhau, song không tách rời nhau mà gắn bó mật thiết với nhau, đan xen vào nhau, làm điều kiện tồn tại cho nhau, tác động lẫn nhau. Trong mối quan hệ này, những mục tiêu xã hội trở thành mục tiêu động lực của các hoạt động kinh tế. Ngược lại, sự phát triển kinh tế là tiền đề và điều kiện vật chất cho việc thực hiện các mục tiêu xã hội. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quôc lần thứ VI đã khẳng định: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển”. Trên một tinh thần như thế chính sách xã hộ cần được đặt vào vị trí trung tâm trong mọi hoạt động chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta. Điều đáng chú ý là chính sách xã hội không được lạc hậu hơn so với sự phát triển kinh tế. Mặt khác phải khắc phục xu hướng phát triển kinh tế đơn thuần, chỉ thuần túy vì mục tiêu lợi nhuận, bất chấp những nhu cầu đòi hỏi và những mục tiêu xã hội khác.

Văn hóa, khoa học, giáo dục đào tạo là những lĩnh vực cần có chính sách cụ thể riêng, nhưng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với lĩnh vực kinh tế. Trong thời đại khoa học công nghệ và giao lưu văn hóa- xã hội rộng rãi như hiện nay, muốn có nhịp điệu phát triển kinh tế cao cần có sự phát triển tương xứng về trình độ văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ. Phát triển khoa học giáo dục và đào tạo chính là phát triển nguồn lực của mọi nguồn lực. Đầu tư vào lĩnh vực này chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế. Đó là đầu tư cơ bản tất yếu “có lãi” một cách lâu bền nhất. Tất nhiên trong khi cần thiết phải phổ cập tiểu học, trung học co sở, trẻ mầm non 5 tuổi cho toàn xã hội, tạo ra mặt bằng dân trí tương đối đồng đều giữa các vùng miền trong nhân dân.

Chính trị xã hội về văn hóa- khoa học- giáo dục đào tạo gắn bó chặt chẽ với tất cả các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Tuy nhiên trong khi đưa ra hệ thống chính sách xã hội nhằm tranh thủ thời cơ, đi tắt đón đầu sự phát triển khoa học và công nghệ hiện đại của thế giới, thì điều quan trọng cũng phải tính đến những đặc trưng, đặc điểm của dân tộc. Cần tranh thủ vận dụng chớp mọi cơ may, mở rộng hợp tác, mạnh dạn trong hội nhập, hòa nhập thích nghi một cách nhạy cảm với thời cuộc song phải quan tâm đến việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Trong việc giải quyết các vấn đề giai cấp dân tộc, tôn giáo... đều có những nội dung kinh tế, văn hóa- xã hội, nên mỗi vấn đề trên cần có chính sách cụ thể riêng. Tuy nhiên, chính sách xã hội sẽ tác động chung vào những lĩnh vực này nhằm góp phần tạo ra sự công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ cho mọi công dân, tạo ra sự thống nhất, đoàn kết giữa các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo ở các vùng miền; xây dựng và hoàn thiện cơ cấu xã hội mới, tạo ra sự ổn định xã hội cũng như phát huy tối đa tính tích cực và năng động xã hội cho mọi thành viên trong xa hội.

Hai là; Coi việc xây dựng chính sách xã hội và thực hiện chính sách xã hội là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể và của toàn dân. Văn kiện Đại hội X đã khẳng định: “Xây dựng hệ thống chính sách bảo đảm cung ứng dịch vụ công cộng thiết yếu, tạo điều kiện cho mọi người dân, kể cả người cùng kiệt được đáp ứng nhu cầu về giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe, văn hóa- thông tin, thể dục thể thao, tạo việc làm... Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng; phát triển mạnh mẽ hệ thống bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, tạo cơ hội cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe...”. Chính sách xã hội bao quát toàn bộ những hoạt động rộng lớn, phong phú, đa dạng của con người nhằm phục vụ cho con người. Vì vậy, trong quá trình xây dựng, hoàn thiện cũng như thực hiện chính sách cần thiết phải thu hút sự đóng góp, tham gia thực hiện của tất cả các thành viên trong xã hội. Nhà nước cần đề ra chính sách cụ thể phù hợp với từng thời kỳ, từng lĩnh vực, từng nhóm xã hội củ thể. Chính quyền các cấp và các tổ chức xã hội cần tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh chính sách xã hội. Mọi cá nhân tích cực tham gia thực thi, chấp hành chính sách, đồng thời đóng góp, đề xuất, kiến nghị lên cơ quan cấp trên nhằm bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện chính sách.

Ba là; cần tiến hành một cách đồng bộ chính sách xã hội, song không dàn trải mà phải tập trung ưu tiên vào một số những vấn đề xã hội có tính chiến lược cũng như những vấn đề xã hội cấp bách nổi trội lên trong mỗi giai đoạn.
Việc nghiên cứu, khảo sát, xác định và lựa chọn cho trúng các chính sách xã hội cấp bách hàng đầu thích ứng với từng thời kỳ, từng lĩnh vực, từng nhóm xã hội trong sự thống nhất biện chứng với các chính sách cơ bản khác là vấn đề có ý nghĩa chiến lược cho cả một thời kỳ lâu dài, là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta phải đầu tư và tập trung xây dựng một cách đúng đắn.

Cần tuyên truyền sâu rộng đến tất cả các cấp các ngành, cán bộ, Đảng viên và mọi tâng lớp nhân dân về chủ trương đường lối chính sách của Đảng pháp luạt của Nhà nước.

Cần tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp đến giải quyết tốt kịp thời nhưng kiến nghị của nhân dân về chế độ chính sách chế độ đãi nghộ, ưu đãi đối với người có công với cách mạng , người già cô đơn trẻ em mồ côi không nơi nương tựa ,Nhất là chính sách tạo công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn quan tâm việc dạy nghề, tạo việc làm cho những lao động dư thừa.

Nghiên cứu thể chế hóa các chính sách của Đảng và Nhà nước cho phù hợp với thực tiến của xã Long Sơn.
- Cần nâng cao hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện chính sách xã hội chặt chẽ hơn.

4.2. Đối với cấp trên;
- Đảng, Nhà nước cần đề ra sửa đổi các chính sách xã hội cho phù hợp và kịp thời với tiến trình phát triển của đát nước.

- Xử lý nghiêm những cấn bộ tập thể thực hiện sai và vi phạm chính sách xã hội của Đảng và nhà nước.

- Giải quyết dứt điểm những tồn tại trong việc thực hiện chính sách có kế hoạch cụ thể trong chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người bị di chứng do chiến tranh để lại.

- Quan tâm hơn nữa đến việc dạy nghề, tạo công ăn việc làm cho số lao động dư thừa ở nông thôn.

- Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác chính sách ở cơ sở. Tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở vật chất điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách ở địa phương.

C. KẾT LUẬN
Xuất phát từ quan điểm con người vừa là mục tiêu vừa là động lực, vừa là trung tâm của sự quan tâm xã hội, vừa là chủ thể sáng tạo ra mọi vật chất tinh thần cho xã hội, chính sách xã hội cần tác động một cách toàn diện vào tất cả các mặt của đời sống con người, nhằm phát huy mạnh mẽ nhân tố con người.

Chính sách xã hội hướng vào hoạt động nhằm điều hòa các mâu thuẫn xung đột, giảm bớt bất công, căng thẳng xã hội, góp phần cân đối thu thập giải quyết việc làm, phân phối lợi ích tạo ra sự công bằng hợp lý giữa cống hiến và hưởng thụ , khuyến khích người nhiệt tình năng động, tài năng giúp kẻ cùng kiệt khó rủi ro không may trong cuộc sống.... đảm bảo an ninh, an tòa xã hội cũng như quyền tự do công dân và sức khỏe, hạnh phúc cho con người.

Văn kiện đại hội X khẳng định: “Xây dựng hệ thống chính sách đảm bảo cung ứng dịch vụ công cộng thiết yếu, tạo điều kiện cho mọi người dân, kể cả người cùng kiệt được đáp ứng nhu cầu về giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khẻo văn hóa thông tin, thể dục thể thao, tạo việc làm..... xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng; phát triển mạnh mẽ đảm bảo y tế tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Đổi mới và hòan thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng hiệu quả phát triển, tạo cơ hội cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; xây dựng chiến dịch quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện giống nòi”
Những chủ trương quan điểm đường lối của Đảng đã trở thành nhiệm vụ cấp thiết và được cụ thể hóa trong các mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương đã nhanh chóng tiếp thu và triển khai thực hiện chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và đưa chính sách vào cuộc sống. Bằng những cố gắng lỗ lực của cán bộ Đảng viên và toàn thể nhân dân, sự tác động có hiệu quả của các Nghị quyết và các quan điểm đường lối chính sách pháp luật của Nhà nước nên trong những năm qua đời sống xã hội của nhân dân xã Long Sơn có nhiều khởi sắc và đạt được nhiều thành tích đáng kể về thực hiện các mục tiêu kinh tế, văn hóa xã hội. Đó là những kết quả đáng trân trọng vừa là động lực, vừa là đòn bẩy để cán bộ nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà đai hội Đảng bộ xã Long Sơn đề ra trong nhiệm kỳ vừa qua.

Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, khi nền kinh tế thị trường đang diễn ra sôi động, thì trong lĩnh vực chính sách xã hội không thể tránh khỏi những nàn gió cản trở đó là khuyết tật của nền kinh tế. Nhiệm vụ của Đảng nhà nước ta trong việc đề ra các chủ trương chính sách xã hội với lòng dân đặt ra lúc này là hết sức quan trọng vì chính sách xã hội cần được đề cao tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả. Muốn điều đó trở thành hiện thực thì mỗi cấp, mỗi ngành mỗi cán bộ Đảng viên cần phát huy vai trò, nêu cao ý thức trách nhiệm tạo nên nguồn sức mạnh mỗi khi tổ chức triển khai thực hiện chính sách xã hội trong mọi lĩnh vực. Với những nhận thức đúng đắn về chính sách xã hội, kết hợp với sự đoàn kết cố gắng của cán bộ và nhân dân, trông những năm tiếp theo của sự đổi mới xã Long Sơn sẽ có thêm nhiều khởi sắc mới góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phát triển với mục tiêu : “ Dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh”
Để hoàn thành đề tài này tui xin trân thành Thank các thầy cô giáo trường chính trị tỉnh Bắc Giang đã trang bị cho tui những kiến thức bổ ích. Đặc biệt xin Thank Thạc sĩ Trần Thị Minh Phương đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện để tui hoàn thành đề tài. Thank Đảng ủy; Hội đồng nhân dân; ủy ban nhân dân UBMT tổ quốc xã Long Sơn đã cung cấp các tư liệu giúp tui hoàn thành đề tài.
Với thời gian nguyên cứu không dài, năng lực của bản thân tui còn hạn chế nên tiểu luận không tránh khỏi những hạn chế, kính mong các thầy cô giáo cùng bạn đọc đóng góp đẻ tài liệu được hoàn thiện hơn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: . Thực trạng việc thực hiện chính sách công của hệ thống chính trị hiện nay ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách về dân tộc tôn giáo, đảng, chính phủ cách mạng và chủ tịch hồ chí minh đã đề ra chủ trương và giải pháp nhằm phát huy thuận lợi, giải pháp khó khăn trong những năm đầu cách mạng tháng 8, giải pháp thưc hien các chinh sach xã hội, thực hiện chính sách xã hội hiện nay, Tầm quan trọng giải quyết các vấn đề thuộc chính sách xã hội giai đoạn hiện nay, Những giải pháp nhằm phát triển các giai cấp, tầng lớp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, trách nhiệm của bản thân trong thực hiện chính sách xã hội, thực trạng đảng viên nước ta trong giai đoạn hiện nay, thực trạng và giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị cấp xã, Đánh giá thực trạng việc thực hiện an sinh xã hội ở tỉnh Hòa Bình hiện nay, giải pháp về chính sách cán bộ trong giai đoạn hiện nay, Phương hướng giải pháp thực hiện pháp luật ở hiện nay?, mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính giải quyết việc làm trong giai đoạn hiện nay, thực trạng thực hiện sự tham gia chính trị của người dân hiện nay, thực trạng việc thực hiện chính sách công ở việt nam, cần làm gì để thực hiện tốt những chủ trương của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, thuc trang thuc hien chinh sach xa hoi tai cac xã, thực trạng thực hiện chính sách lao động việc làm ở việt nam
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top