Download miễn phí Tiểu luận Bản chất phạm trù cái đẹp trong mỹ học của Immanuel Kant





MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: IMMANUEL KANT VÀ THỜI ĐẠI 3
1.1. Thời đại 3
1.2. Tiểu sử của Immanuel Kant 3
1.3. Hai giai đoạn sáng tạo triết học Kant 4
CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT CỦA CÁI ĐẸP TRONG THẨM MỸ HỌC CỦA IMMANUEL KANT 5
2.1. Các năng lực thẩm mỹ của con người 5
2.2. Phán đoán thẩm mỹ 6
2.3. Bản chất của phạm trù cái đẹp trong mỹ học của Immanuel Kant 8
2.3.1. Cái đẹp ở phương diện chất 8
2.3.2. Cái đẹp ở phương diện lượng 9
2.3.3. Cái đẹp ở phương diện quan hệ 10
2.3.4. Cái đẹp ở phương diện hình thái 10
2.3.5. Bản chất của cái đẹp 11
C. KẾT LUẬN 13
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14


Tóm tắt nội dung:

Bản chất phạm trù cái đẹp trong mỹ học của Immanuel Kant
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nước ta đang trong quá trình hội nhập với thế giới, điều này làm cho tiến trình quốc tế hóa diễn ra hết sức mạnh mẽ, kéo theo đó là sự giao lưu, xâm nhập của các nền văn hóa. Ngoài những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó là có thể dẫn tới sự đồng hóa văn hóa, sự phai nhạt, biến mất của văn hóa dân tộc. Chính vì vậy chúng ta cần có những nhận thức đúng đắn về mọi lĩnh vực kinh tế - chính trị, văn hóa nghệ thuật… Trong đó văn hóa nghệ thuật mà cụ thể là thẩm mĩ học đòi hỏi chúng ta phải có một hệ thống tri thức về thẩm mỹ một cách toàn diện để có thể xem xét, đánh giá một cách khoa học, toàn diện về cái đẹp, giá trị đẹp…
Nằm trong hệ thống tri thức mỹ học, mỹ học của Immanuel Kant là một bộ phận không thể tách rời của mỹ học. Đặc biệt với những quan điểm mỹ học, nhất là quan điểm về cái đẹp trong mỹ học. Kant đã được suy tôn là ông tổ của chủ nghĩa lãng mạn. Thậm chí đánh giá về mỹ học của Immanuel Kan, Otfied Hoffe đã đưa ra nhận xét như sau: “Kant đã đặt cơ sở mới mẻ thật sự có ý nghĩa vạch thời đại cho mỹ học, vì đã thiết lập được tính độc lập và tính quy luật riêng của nó trong quan hệ với nhận thức khoa học và thực hành luân lý, chính trị…” Như vậy việc nghiên cứu về mỹ học của Immanuel Kant nói chung và quan điểm về phạm trù cái đẹp của Kant nói riêng là hết sức cần thiết.
Mặt khác trong quá trình học tập bộ môn triết học, em thực sự thấy hứng thú với học phần triết học cổ điền Đức mà cụ thể là triết học của I.Kant, trong đó có thẩm mỹ học của I.Kant. Do đó em đã lựa chọn đề tài về phạm trù cái đẹp trong tư tưởng mỹ học của I.Kant cho niên luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Cái đẹp và bản chất của cái đẹp là một đề tài gây nhiều tranh cãi trong khoa học và nghệ thuật. Chính vì thế đã có nhiều người nghiên cứu về cái đẹp và bản chất của nó. Song những nghiên cứu về hệ thống mỹ học nói chung và phạm trù cái đẹp nói riêng của I.Kant chủ yếu đều ở góc độ chúng là một bộ phận trong toàn bộ hệ thống triết học của I.Kant. Những nghiên cứu đó chỉ dừng lại ở mức độ khái quát trong các giáo trình triết học lịch sử, lịch sử mỹ học nói chung và trong các tập bài giảng dùng cho sinh viên chuyên ngành mỹ học.
3. Mục đích, nhiệm vụ của niên luận
Mục đích của niên luận này là: Niên luận muốn đi sâu vào cái đẹp với tư cách là phạm trù chủ chốt của mỹ học I.Kant và nhằm nêu lên một cách khái quát nhất về bản chất của phạm trù cái đẹp trong mỹ học của I.Kant.
Để thực hiện được mục đích đó thì nhiệm vụ đầu tiên và cũng là duy nhất của niên luận đó là :Làm sáng tỏ quan điểm của I. Kant về cái đẹp, thông qua việc trình bày một cách hệ thống những quan điểm của ông về cái đẹp.
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận của đề tài này chính là những quan điểm về cái đẹp của I. Kant trong tác phẩm “Phê phán năng lực phán đoán”, cùng các đánh giá, luận giải về các quan điểm đó của các nhà nghiên cứu về triết học I. Kant và mỹ học của ông.
Bài viết dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác về lịch sử và phương pháp nghiên cứu biện chứng. Trên cơ sở đó bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp.
5. Đóng góp của niên luận
Đóng góp của niên luận này là góp phần làm sáng tỏ bản chất của phạm trù cái đẹp trong mỹ học của I. Kant.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
Về mặt lí luận, niên luận đã trình bày một cách có hệ thống quan điểm về cái đẹp của I. Kant.
Về mặt thực tiễn, niên luận có thể làm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên có hứng thú với vấn đề cái đẹp trong mỹ học của I. Kant.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: IMMANUEL KANT VÀ THỜI ĐẠI
1.1. Thời đại
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập và phát triển ở hầu hết các nước tư bản Tây Âu, và thành quả cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra những bước nhảy vọt trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khẳng định tính ưu việt của nó. Trong khi đó nước Đức vẫn tồn tại chế độ phong kiến bảo thủ, trì trệ kìm hãm sự phát triển của xã hội. Khắp nước Đức lúc này lúc này bao trùm một không khí của sự bất bình nhất là ở giai cấp tư sản Đức.
Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX cũng được đánh dấu bởi sự phát triển của các thành tựu khoa học kĩ thuật với các thành tựu khoa học kĩ thuật với các thành tựu như: việc phát hiện và chứng minh được định luật bảo toàn năng lượng, học thuyết tế bào, tìm ra ôxi và bản chất của sự cháy… Những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật đã chứng minh rằng phương pháp tư duy siêu hình đã không còn phù hợp, hệ thống lí luận siêu hình của các triết gia thời cận đại như Descartes, Leibniz, Spinoza… đã không thể lí giải được những vấn đề mới của thế giới hiện thực sinh động đang tồn tại, và đặt ra yêu cầu phải có một hệ thống lí luận mới có thể hệ thống và giải thích những hiện tượng của giới tự nhiên, xã hội một cách chính xác, toàn điện và biện chứng.
Cùng với sự thiết lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản thay thế cho chế độ phong kiến đã lỗi thời, thì trong triết học cũng diễn ra một quá trình biến đổi sâu sắc. Đó là, lúc này, triết học đã trút bỏ chiếc áo choàng mang màu sắc tôn giáo, thần học để hướng tới một nền triết học duy vật, duy lí khám phá và luận giải cho khả năng khám phá, nhận thức thế giới, những nhu cầu trên đã thúc đẩy I. Kant đưa ra hệ thống triết học phê phán mở đầu triết học cổ điển Đức.
1.2. Tiểu sử của Immanuel Kant
I. Kant sinh năm 1724, mất năm 1804 tại thành phố Konigberg nay là Kaleiningrat Đức, trong một gia đình thợ thủ công.
Năm 1740, I. Kant vào học khoa triết học tại Đại Học Konigrgerg và tốt nghiệp loại xuất sắc vào năm 1745.
I. Kant đã giảng dạy siêu hình học, logic học, triết học đạo đức… tại Konigssberg.
I. Kant đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp triết học. Ba tác phẩm thể hiện toàn bộ hệ thống triết học của Kan là “phê phán lí tính thuần túy” (1781), “phê phán lí tính thực tiễn” (1788) và “phê phán năng lực phán đoán” (1790). Trong đó tác phẩm thứ ba “phê phán năng lực phán đoán” là tác phẩm thể hiện những quan điểm của Kant về mỹ học.
Phê phán năn lực phán đoán được đánh giá là tác phẩm hoàn thiện hệ thống triết học Kant, là “viên đã đỉnh vòm” của tòa nhà triết học Kant [ 3, VII]
1.3. Hai giai đoạn sáng tạo triết học Kant
Triết học Kant là sự kế thừa thành tựu khắc phục những khuyết điểm của nền triết học siêu hình thời cận đại. Chính vì vậy triết học của I. Kant được chia làm 2 giai đoạn là tiền phền phán và phê phán.
Giai đoạn tiền phê phán (1746 - 1770), là giai đoạn I. Kant chịu ảnh hưởng sâu sắc của những quan niệm duy vật siêu hình của Descartes. Newton. Trong giai đoạn này I. Kant đặc biệt đề cao nhận thức lí tính, lí tính được coi như một công cụ vạn năng...

Link download cho anh em
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Vấn đề Y đức, từ góc nhìn cặp phạm trù bản chất và hiện tượng đề tài thảo luận 2
D Chất lượng thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của bộ trưởng Văn hóa, Xã hội 0
T [Free] Dùng cặp phạm trù bản chất - hiện tượng phân tích lối sống của SVVN hiện nay. Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư. Trong bộ tư bản C. Mác đã phân tích như thế Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
F Bản chất của phạm trù cái đẹp trong mỹ học Hy lạp - La mã cổ đại và biểu hiện của nó trong nghệ thuậ Tài liệu chưa phân loại 0
T Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản C. Mác đã phân tích như thế nào về Tài liệu chưa phân loại 0
J Tiểu luận: vận dụng cặp phạm trù hiện tượng - bản chất để bàn về vấn đề việc làm trước tình hình hiệ Văn hóa, Xã hội 0
B Vận dụng cặp phạm trù bản chất –hiện tượng, nguyên nhân- kết quả phân tích biểu hiện lối sống của si Văn hóa, Xã hội 2
M Tiểu luận: dùng cặp phạm trù bản chất - hiện tượng phân tích lối sống của SVVN hiện nay Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top