hehhe

New Member
link tải miễn phí luận văn

bài làm
Góp phần thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân và chính sách thu hút đâu tư nước ngoài, trong những năm qua Nhà nước ta luôn dành nhiều ưu đãi cho bà con Kiều bào nhằm xóa dần sự phân biệt đối xử giữa họ với công dân Việt Nam như giá vé máy bay, tàu lửa...giờ chỉ còn một giá chung. Đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, bên cạnh việc mở rộng các quyền sử dụng đất, hình thức sử dụng đất...chính sách nhà ở, đất ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài ngày càng được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, trên thực tế ta vẫn thấy những điểm bất cập của Pháp luật Việt Nam hiện hành trong việc quy định vấn đề này. Vì vậy, đề này em xin chọn đề tài “Đánh giá những điểm bất cập của Pháp luật Việt Nam hiện hành trong giải quyết vấn đề sở hữu nhà ở của người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài. Từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện PL Việt Nam trong lĩnh vực này”.
I: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI (ĐC)
Trước năm 2001, vấn đề quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của ĐC chưa có một văn bản nào quy định chính thức. Tới Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2001, lần đầu tiên nhà nước ta cho phép ĐC được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Cụ thể hóa quy định đó, Nghị định số 81/2001/NĐ – CP ngày 05/11/2001 của Chính phủ về việc ĐC mua nhà ở tại Việt Nam ra đời, quy định cụ thể điều kiện, quyền và nghĩa vụ của ĐC mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Một vấn đề vừa mới và lớn – chính sách nhà ở, đất ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong khi chỉ có Nghị định số 81/2001/NĐ – CP ngày 05/11/2001 của Chính phủ điều chỉnh, phần nào hạn chế tính khả thi của quy định. Luật đất đai năm 2003 trên cơ sở kế thừa, có sửa đổi bổ sung đã luật hóa các quy định trong Nghị định số 81/2001/NĐ – CP, chính thức xác định các trường hợp được phép mua nhà và quyền, nghĩa vụ của ĐC khi mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Sau đó, luật nhà ở sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã mở rộng các trường hợp ĐC được sở hữu nhà ở Việt Nam, điều kiện cũng như các thủ tục để được ĐC được sở hữu nhà ở Việt Nam cũng được quy định chặt chẽ hơn.
1. Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài (ĐC):
Căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 thì ĐC được hiểu: “là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”. Để hiểu khái niệm “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” một cách đầy đủ dựa trên tinh thần của văn bản trên thì chúng ta có thể chia ĐC theo các nhóm sau:
Nhóm 1: ĐC là công dân Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Đây là những người Việt Nam ở nước ngoài vẫn mang quốc tịch Việt Nam. Trong quá trình cư trú, sinh sống, làm ăn ở nước ngoài họ có thể nhập quốc tịch của một nước khác hay chưa nhập quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào.
Nhóm 2: ĐC là người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Đây là nhóm người đã thôi quốc tịch Việt Nam. Hiện nay, họ có thể đã có quốc tịch của một quốc gia khác hay chưa có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào (người không quốc tịch) song họ vẫn là “người gốc Việt Nam”. Thuật ngữ “người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài” theo khoản 4 Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 được quy định “là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.
Với phân tích trên, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận dân cư không nhỏ. Chúng ta cần đánh giá đúng vai trò của họ. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trương Văn Đoan khẳng định “Cộng đồng Việt kiều là một động lực lớn phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước. Với họ, dân tộc là trên hết. Do vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến bộ phận dân cư Việt Nam này”.
2. Đối tượng ĐC có quyền sở hữu nhà ở Việt Nam:
2.1. Phạm vi đối tượng ĐC có quyền sở hữu nhà ở Việt Nam:
Theo quy định tại Điều 126 Luật Nhà ở được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì: ĐC thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:
a. Người có quốc tịch Việt Nam.
b. Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hay chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.
Người gốc Việt Nam không thuộc diện nêu trên, nhưng nếu được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ, hay một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 65 Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở thì Tổ chức, cá nhân nước ngoài khi thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư thì được sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở. Trường hợp mua nhà ở tại Việt Nam thì được sở hữu nhà ở theo quy định của Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị quyết này. Thời hạn sở hữu nhà ở của ĐC là lâu dài và ổn định.
2.2. Giấy tờ chứng minh đối tượng ĐC được sở hữu nhà ở Việt Nam (theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở):
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại Điều1 của Luật số 34/2009/QH12 về sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai phải có các giấy tờ sau đây để chứng minh về đối tượng:
Đối với người có quốc tịch Việt Nam thì phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị; trong trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải có một trong các giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
Đối với người gốc Việt Nam thì phải có hộ chiếu nước ngoài kèm theo giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để chứng minh có gốc Việt Nam.
- ĐC có quyền sở hữu nhà ở không hạn chế số lượng nhà ở tại Việt Nam:
Quyền sở hữu không hạn chế số lượng nhà ở thông qua hình thức mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, đổi nhà ở hay được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (đối với dự án tại các khu vực được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức bán nền theo quy định của pháp luật về đất đai) để người mua xây dựng nhà ở cho bản thân và các thành viên trong gia đình tại Việt Nam được áp dụng đối với ĐC là một quy định mới được thi hành nhằm đáp ứng nhu cầu cần nhà ở của ĐC. Tuy nhiên, đối tượng ĐC có được quyền này cũng hạn chế, phạm vi đối tượng này được quy định tại khoản 2 Điều 66 Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. Cụ thể bao gồm:
Các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 66 Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.
Các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này nhưng phải thuộc một trong các diện:
- Người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư có Giấy chứng nhận đầu tư hay Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Người có công đóng góp với đất nước, bao gồm: người được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng có giấy tờ chứng minh được hưởng chế độ ưu đãi do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Người có thành tích đóng góp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương, Huy chương, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; người tham gia vào Ban Chấp hành các tổ chức chính trị - xã hội của Việt Nam; của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên được các tổ chức này xác nhận; người được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương hội, người là nòng cốt các phong trào, tổ chức của kiều bào có quan hệ với trong nước và người có những đóng góp, giúp đỡ tích cực cho các cơ quan thay mặt hay các hoạt động đối ngoại của
Việt Nam ở nước ngoài được Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài hay cơ quan thay mặt ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài xác nhận.
- Nhà văn hóa, nhà khoa học, bao gồm: người được phong học hàm, học vị về khoa học, giáo dục, văn hóa – nghệ thuật, thể dục – thể thao của Việt Nam hay của nước ngoài, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế - x. hội đang làm việc tại Việt Nam. Các đối tượng này phải được lĩnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng các trường đại học, cao đẳng, học viện, viện nghiên cứu của Việt Nam mời về làm chuyên gia, cộng tác viên, giảng dạy và có xác nhận của cơ quan, tổ chức mời về việc đối tượng này đang làm việc tại cơ quan, tổ chức đó;
- Người có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt có giấy xác nhận về chuyên môn, kỹ năng của hiệp hội, hội nghề nghiệp Việt Nam hay của cơ quan cấp Bộ phụ trách lĩnh vực chuyên môn, kỹ năng kèm theo giấy phép hành nghề chuyên môn tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với trường hợp pháp luật yêu cầu phải có giấy phép hành nghề) hay Giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với trường hợp pháp luật không yêu cầu phải có giấy phép hành nghề).
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

GinLoiNhoi

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Đánh giá những điểm bất cập của Pháp luật Việt Nam hiện hành trong giải quyết vấn đề sở hữu nhà ở của người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài và hướng hoàn thiện

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
 

GinLoiNhoi

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Đánh giá những điểm bất cập của Pháp luật Việt Nam hiện hành trong giải quyết vấn đề sở hữu nhà ở của người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài và hướng hoàn thiện

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Đánh giá những điểm bất cập của Pháp luật Việt Nam hiện hành trong giải quyết vấn đề sở hữu nhà ở của người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài và hướng hoàn thiện

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá thực trạng chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp kiến nghị Văn hóa, Xã hội 0
H Những đánh giá và đề xuất phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính và kiểm toán Luận văn Kinh tế 0
A Những nhận xét và đánh giá chung về công tác quản lý và tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh do Luận văn Kinh tế 0
B Đánh giá chung về nhà máy thuốc lá Thăng Long những vấn đề đã đạt được Luận văn Kinh tế 0
P Tìm hiểu bản chất của thuế giá trị gia tăng, đánh giá tình hình thực hiện ở Việt Nam trong những năm Luận văn Kinh tế 0
M Đánh giá hoạt động quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam thời gian qua và những kiến ngh Luận văn Kinh tế 0
B Những nội dung chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế . Đánh giá chính sách thương mại quốc tế củ Luận văn Kinh tế 0
A Phân tích những tác động môi trường và đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường của dự án cải tạo mở rộn Luận văn Kinh tế 0
S Đánh giá về hoạt động quản lý ngoại hối của ngân hành nhà nước Việt nam thời gian qua và những kiến Luận văn Kinh tế 0
D ĐÁNH GIÁ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU ÔTÔ CỦA VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top