dieuthao94

New Member

Download Thực hành Công tác xã hội tại làng trẻ Birla miễn phí





MỤC LỤC
Stt Nội dung Trang
I Lời Thank 2
II Nội dung 4
Phần 1: Lời giới thiệu về làng trẻ Birla 5
Phần 2: Tiến trình làm việc và can thiệp với thân chủ 14
1 Tiểu sử về thân chủ 14
2 Tiến trình Công tác xã hội với cá nhân qua quá trình làm việc và can thiệp với em Thức 19
Phần 3: Nhìn lại đợt thực tập 27
III Một số buổi phúc trình 32
IV Phụ lục( Một số hình ảnh về làng trẻ em Birla) 70
Bài tự lượng giá thực tập của sinh viên 72
Bản đánh giá của kiểm huấn viên 76
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

h học. Em học kém môn Toán.
- Em học kém hơn so với trước, hay trốn học, bỏ tiết.
- Em đá bóng rất giỏi, được mọi người phong là cầu thủ xuất sắc.
- Em không có bố
- Em có khả năng làm thủ lĩnh trong một nhóm.
- Hay đánh nhau với bạn, ức hiếp các em nhỏ tuổi hơn trong trung tâm.
- Em có trung tâm bảo trợ, có sự giúp đỡ từ nhiều phía.
- Em không còn mẹ và bà
Các vấn đề đó đều có những nguyên nhân phát sinh, nhưng theo tui nguyên nhân lớn nhất là do hoàn cảnh. Từ sau khi bà mất, em dường như không còn là em nữa. Em học theo những thói hư tật xấu ở bên ngoài. Để giúp đỡ em Thức, tui đã không quên tìm các điểm mạnh của thân chủ. Đó chính là nội lực, là nguồn lực mà chúng ta cần dựa vào đó để giải quyết vấn đề.
Thứ ba là thu thập dữ liệu: Trong bước này, nhân viên công tác xã hội không chỉ thu thập thông tin từ trẻ mà còn thu thập thông tin của những người xung quanh trẻ để có cách nhìn khách quan và khái quát hơn về vấn đề đó. Để biết và hiểu hơn về em Thức, ngoài việc tìm hiểu từ em, tui đã nhờ tới sự giúp đỡ của Kiểm huấn viên và các cô trong nhà C1. Đó là hệ thống nguồn lực mà tui cần khai thác. Như trên đã trình bày, từ sau khi bà mất, em đã coi như mình không có quá khứ, em không nói với ai về bản thân mình. Bởi vậy, để thu thập thông tin về em là rất khó và không đủ, tui đã nói chuyện và tìm hiểu từ các cô nuôi dạy em, từ nhóm đồng đẳng của em. Chính các nguồn lực này đã giúp tui rất nhiều trong quá trình hiểu biết về em.
Thứ tư là chẩn đoán: Dựa trên những thông tin thu nhận được, người nhân viên công tác xã hội có thể xác định được tính chất nghiêm trọng của vấn đề cũng như các yếu tố nảy sinh vấn đề của trẻ. Qua đó, tìm ra các mối liên hệ. Từ các bước ở trên, bản thân tui nhận thấy vấn đề quan trọng của em Thức hiện nay cần tác động chính là việc giúp em giảm thiểu khả năng trốn học, học tốt hơn, không được có hành động ức hiếp các em nhỏ. Đồng thời, phát huy được nội lực của em.
Thứ năm là kế hoạch trị liệu: Ở bước này, nhân viên công tác xã hội cần xác định mục tiêu đạt được thông qua một bản kế hoạch sẽ được thực hiện đối với trẻ, bản kế hoạch đó có thể là các thông tin như: thời gian gặp trẻ, vai trò của bố mẹ, người thân, quá trình thực hiện…Trong thời gian tìm hiểu, tiếp xúc với em Thức, biết được hoàn cảnh của em và mong muốn giúp em, tui đã đưa ra một kế hoạch trị liệu cụ thể và nó sẽ là bản kế hoạch để theo đó tui tiến hành trị liệu cho em. Kế hoạch trị liệu đó tập trung vào một số việc sau đây:
Kèm em học bài, nhất là trong thời gian em ôn thi học kì.
Động viên, an ủi em, đưa ra những lời khen để em cảm giác tự hào về bản thân mình.
Đề cập một cách nhẹ nhàng đến những vấn đề hiện tại của em và đưa ra những lời khuyên phù hợp.
Tổ chức các trò chơi, cùng em vui chơi, từ đó khuyến khích em.
Cùng với hệ thống xung quanh em là những người đang trực tiếp dạy dỗ em, các bạn trong cơ sở phối hợp cùng để trị liệu cho em một cách có hiệu quả hơn.
Tất cả nội dung trên đều được tui vạch rõ trong kế hoạch trợ giúp cho thân chủ, nó nhằm mục đích để thân chủ thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Thứ sáu là trị liệu: Đây là bước thực hành của bước kế hoạch trị liệu. Khi nhân viên xã hội đưa ra kế hoạch trị liệu cho thân chủ của mình rồi thì cần tiến hành trị liệu, chữa trị cho trẻ. Trong quá trình trị liệu cho em Thức ngoài một số thuận lợi, tui đã gặp không ít khó khăn. Mặc dù lên kế hoạch trị liệu là vậy nhưng khi tác nghiệp đã có những vấn đề đòi hỏi tui phải thay đổi lại hay đưa thêm vào vì như vậy sẽ thuận lợi hơn cho tiến trình trợ giúp. Xét toàn bộ vấn đề của thân chủ, khi trị liệu tui đã tiến hành sử dụng một số kĩ thuật và lý thuyết trong công tác xã hội với cá nhân:
Về kĩ thuật:
Đó là kĩ thuật “chiếc cốc đầy một nửa” và kĩ thuật “chuyến tàu cuộc đời”. Kỹ thuật “chiếc cốc đầy một nửa” nêu lên những mong muốn và nhận thức của thân chủ về sự thiếu hụt trong cuộc sống của em. Từ khi sinh ra Thức không biết bố mình là ai, em thiếu đi tình thương của người bố và hiện tại hai người thân duy nhất của em là mẹ và bà cũng đã qua đời. Em mong muốn có tình thương yêu từ những người ruột thịt nhưng em lại không có được. Sử dụng kĩ thuật này tui đã biết được phần nào những mong muốn và suy nghĩ của em. Riêng đối với kĩ thuật thứ hai đó là việc cho thân chủ nhìn thấy một bức tranh vẽ đoàn tàu trong đó bao gồm nhiều toa khác nhau. Mỗi toa ứng với một thời gian mà thân chủ sống, những khó khăn mà thân chủ phải trải qua. Ở “ chuyến tàu cuộc đời”, nhân viên xã hội chỉ ra cho thân chủ vấn đề hiện tại của thân chủ đang nằm ở toa nào và nếu dần dần giải quyết từng bước thì cuối cùng con tàu đó sẽ về tới đích, tức là thân chủ sẽ có một cái kết có hậu. Khi áp dụng kĩ thuật này cho thân chủ của tôi, tui đã thu được kết quả khả quan. Nó đã động viên và khích lệ em rất nhiều.
Về lý thuyết:
Có 2 thuyết được tui sử dụng, đó là: thuyết nhận thức- hành vi và thuyết hệ thống.
+ Nội dung của thuyết nhận thức- hành vi nói rằng: Mọi hành vi đều xuất phát từ sự nhận thức của con người. Nhận thức đúng sẽ dẫn tới hành vi đúng và ngược lại, nhận thức chi phối hành vi. Vì vậy, để thay đổi hành vi, chúng ta đòi hỏi phải thay đổi nhận thức.
Trường hợp thân chủ là em Thức, hành vi của em hiện nay đều được xem là lệch chuẩn. Em thường hay bỏ học, đánh bạn, ức hiếp em nhỏ tuổi hơn mình…đó là những hành vi không đúng với chuẩn mực mà xã hội đưa ra. Hành vi đó được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Vì vậy, để thay đổi những hành vi không đúng của em, tui đã tiến hành trò chuyện, động viên dần đưa ra những lời khuyên đúng đắn cho em thấy rằng em hành động như vậy là không đúng để từ đó em thay đổi lại hành vi của mình.
+ Nội dung của thuyết hệ thống: Thuyết hệ thống tập trung đến các hệ thống đang tồn tại xung quanh thân chủ. Nó còn được coi là các nguồn lực để có thể trợ giúp cho thân chủ. Những hệ thống xung quanh đó gồm có hệ thống chính thức, hệ thống phi chính thức và hệ thống xã hội.
Áp dụng cho thân chủ tui nhận thấy tồn tại xung quanh thân chủ là các hệ thống lớn bé khác nhau, đó là hệ thống bạn bè, hệ thống trường lớp, hệ thống của cơ sở bảo trợ xã hội….Những hệ thống này góp phần rất lớn vào cuộc sống và nhận thức của em. Có thể xem mô hình dưới đây tương đương với sơ đồ sinh thái
Thân chủ(Thức)
Trường học
Trung tâm bảo trợ xã hội
( Birla)
Bạn bè
Cộng đồng
Nhóm đồng đẳng
( Bạn bè trong trung tâm)
Nhân viên công tác xã hội
Qua thực tế tìm hiểu tui được thấy rằng: Ngoài hệ thống trường lớp, thì ngay tại trung tâm, trong nhà C1 có hai mẹ chăm sóc và dạy dỗ Thức. Ở đây, em được hưởng mọi sự ưu đãi và giáo dục như những em cùng trang lứa, được nhận tình thương, được có một mái ấm, có anh, có chị…...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B [Free] Thực trạng nghiệp vụ Bảo hiểm tai nạn hành khách tại Công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 2002- Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Giám sát và điều hành quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu linh kiện máy móc từ thị trường Tài liệu chưa phân loại 1
J [Free] Giám sát và điều hành quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản của công Tài liệu chưa phân loại 1
H [Free] Tiểu luận Lý luận và thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở đị Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Về các biện pháp xử lý hành chính khác- Thực trạng và định hướng hoàn thiện Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Cơ sở lý luận và thực tiễn khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Chuyên đề Thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Chuyên đề Thực tiễn tổ chức việc thi hành án tại thành phố Hải Dương Tài liệu chưa phân loại 0
A [Free] Tiểu luận Thực tiễn thi hành các qui định của pháp luật đối với thủ tục tố tụng tại phiên tòa Tài liệu chưa phân loại 0
P [Free] Chuyên đề Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top