pndh_91

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI NÓI ĐẦU

Đất nước Việt Nam cũng như các quốc gia khác trong khu vực đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dưng nền kinh tế.Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói đất nước ta đã trải qua hàng nghìn năm phong kiến lạc hậu,sau đó lại phải đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược.Khi mà đất nước còn quá non trẻ, ta đã vội vàng áp dụng nền kinh tế bao cấp làm cho nền kinh tế càng chậm phát triển.Trong khi xu hướng chung của nền kinh tế thế giới lúc bấy giờ là nền kinh tế thị trường và đã đạt được những bước phát triển lớn.Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã quyết định thực hiện bước chuyển đổi lớn đưa đất nước ra khỏi nền kinh tế bao cấp, đến nền kinh tế tập trung và sau đó là tiến lên nền kinh tế thị trường theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa,qua đó giúp cho nền kinh tế nước ta phát triển nhanh,vững chắc,theo kịp các quốc gia đang phát triển khác.
Bước đầu tiến lên nền kinh tế thị trường nước ta đã gặp phải rất nhiều khó khăn mà tiêu biểu là cuộc khủng hoảng kinh tế.Tuy nhiên với việc vận dụng chủ động, sáng tạo,tích cực chủ nghĩa Mác Lenin mà điển hình là mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng , Đảng và Nhà nước đã đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh,vững chắc, khiến cho dân giàu nước mạnh,hội nhập nhanh với nền kinh tế thế giới.
Vì vậy em quyết định chọn đề tài tiểu luận: Biện chứng giữa cái chung và cái riêng và vận dụng vào việc xậy dưng nền kinh tế thị trường ở nước ta. Qua đề tài này em muốn phân tích, làm rõ sự vận dụng quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và những lợi ích ,từ đó thể hiện sự đồng tình của bản thân em cũng như giúp cho mọi người hiểu rõ đường lối phát triển kinh tế đúng đắn của đất nước.










Chương 1: Kiến thức cơ bản về cái chung và cái riêng ,mối quan hệ biện chứng giữa chúng

1.Khái niệm cái chung và cái riêng
Phạm trù cái riêng dùng để chỉ một sự vật,một hiện tượng,một quá trình nhất định.Cần phân biệt cái riêng với cái đơn nhất.Cái đơn nhất là những cái chỉ tồn tại ở một sự vật,một hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác;trong khi giữa các cái riêng lại tồn tại một số đặc điểm chung nào đó
Ví dụ:trong tập thể nhà máy thông tin M1 thì mỗi công nhân như Thuỷ,Hùng…là một cái riêng, tồn tại độc lập riêng rẽ nhưng vẫn có điểm chung là cùng là công nhân nhà máy M1.Trong khi đặc điểm chiều cao,cân nặng,tuổi tác ..của mỗi người là khác nhau.Chỉ có ở 1 người chứ không lặp lại chính xác ở người khác.Do đó nhưng đặc điểm này chính là cái đơn nhất.Ngoài ra cái riêng có thể là mỗi hành tinh trong hệ mặt trời,mỗi thành viên trong lớp học chính trị của trường Ngoại Thương …
Phạm trù cái chung dùng để chỉ những mặt,thuộc tính,những yếu tố,những quan hệ,..tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật,hiện tượng
Ví dụ:Trong tập thể sinh viên trường đại học Ngoại Thương thì thuộc tính “là sinh viên trường đại học Ngoại thương” là cái chung của các thành viên trong tập thể…
C¸i chung thêng chøa ®ùng ë trong nã tÝnh qui luËt, sù lÆp l¹i. VÝ dô nh qui luËt cung- cÇu, qui luËt gi¸ trÞ thÆng d lµ nh÷ng ®Æc ®iÓm chung mµ mäi nÒn kinh tÕ thÞ trêng b¾t buéc ph¶i tu©n theo.
2. Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung
- Trong lịch sử triết học đã có hai quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa "cái riêng" và "cái chung":
-Phái duy vật cho rằng, "cái riêng" chỉ tồn tại tạm thời, thoáng qua, không phải là cái tồn tại vĩnh viễn, thật sự độc lập với ý thức của con người. "Cái chung" không phụ thuộc vào "cái riêng" mà còn sinh ra "cái riêng". Theo Platon, cái chung là những ý niệm tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những cái riêng chỉ có tính chất tạm thời. Thí dụ, bên cạnh cái cây riêng lẻ, có ý niệm cái cây nói chung; bên cạnh cái nhà riêng lẻ, có ý niệm cái nhà nói chung v.v.. Cái cây, cái nhà riêng lẻ, có ra đời, tồn tại tạm thời và mất đi, nhưng ý niệm cái cây, cái nhà nói chung thì tồn tại mãi mãi; cái cây, cái nhà riêng lẻ là do ý niệm cái cây, cái nhà nói chung sinh ra.
-Phái duy tâm cho rằng, chỉ có cái riêng tồn tại thực sự, còn cái chung là những cái tên gọi trống rỗng, do tư tưởng con người bịa đặt ra, không phản ánh cái gì trong hiện thực. Quan điểm này không thừa nhận nội dung khách quan của các khái niệm. Chẳng hạn như họ cho khái niệm con người, giai cấp, đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, v.v., không có ý nghĩa gì trong cuộc sống của con người, chỉ là những từ trống rỗng, không cần thiết phải bận tâm tìm hiểu. Ngay đến cả những khái niệm như vật chất, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm, v.v., họ cũng đánh giá là những từ không có nghĩa. Như vậy ranh giới giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm bị xoá nhoà và con người không cần quan tâm đến cuộc đấu tranh giữa các quan điểm triết học nữa.
-Cả quan niệm của phái duy vật và phái duy tâm đều sai lầm ở chỗ họ đã tách rời cái riêng khỏi cái chung, tuyệt đối hoá cái riêng, phủ nhận cái chung, hay ngược lại. Họ không thấy sự tồn tại khách quan và mối liên hệ khăng khít giữa chúng.
-Phép biện chứng duy vật cho rằng cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ:
-Thứ nhất cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Nghĩa là không có cái chung thuần tuý tồn tại bên ngoài cái riêng. Chẳng hạn không có cái cây nói chung tồn tại bên cạnh cây cam, cây quýt, cây đào cụ thể. Nhưng cây cam, cây quýt, cây đào... nào cũng có rễ, có thân, có lá, có quá trình đồng hoá, dị hoá để duy trì sự sống. Những đặc tính chung này lặp lại ở những cái cây riêng lẻ,và được phản ánh trong khái niệm "cây". Đó là cái chung của những cái cây cụ thể. Rõ ràng cái chung tồn tại thực sự, nhưng không tồn tại ngoài cái riêng mà phải thông qua cái riêng.

-Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Nghĩa là không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với cái chung. Thí dụ, mỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi con người không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với xã hội và tự nhiên. Không cá nhân nào không chịu sự tác động của các quy luật sinh học và các quy luật xã hội. Đó là những cái chung trong mỗi con người.
-Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung; cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái riêng. Cái riêng phong phú hơn cái chung vì ngoài những đặc điểm chung, cái riêng còn có cái đơn nhất. Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì cái riêng phản ánh thuộc tính, những mối liên hệ ổn định,tất nhiên, lặp lại ở nhiếu cái riêng cùng loại. Do vậy cái chung là cái gắn liền với cái bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của cái riêng. Có thể khái quát bằng công thức:
Cái riêng = cái chung + cái cái đơn nhất
Cái chung chỉ giữ phần bản chất hình thành nên chiều sâu của sự vật còn cái riêng là cái toàn bộ vì nó là một thực thể sống động.Trong cái riêng luôn tồn tại cái chung và cái đơn nhất.Nhờ thế,giữa những cái riêng vừa có sự tách biệt,vừa có thể tác động qua lại với nhau, chuyển hóa lẫn nhau. Sự va chạm giữa những cái riêng vừa làm cho sự vật xích lại bởi cái chung,vừa làm cho sự vật tách xa nhau bởi cái đơn nhất.Cũng nhờ sự tương tác này mà cái riêng có thể được phát hiện
Thí dụ, người nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân của các nước trên thế giới là có tư hữu nhỏ, sản xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn v.v., còn có đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng của văn hoá làng xã, của các tập quán lâu đời của dân tộc, của điều kiện tự nhiên của đất nước, nên rất cần cù lao động, có khả năng chịu đựng được những khó khăn trong cuộc sống..
-Thứ tư, cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Sở dĩ như vậy là vì trong hiện thực cái mới bao giờ cũng xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất. Về sau theo quy luật, cái mới hoàn thiện dần và thay thế cái cũ, trở thành cái chung, cái phổ biến, nhưng về sau nữa, khi không phù hợp với điều kiện mới mà bị mất dần đi và trở thành cái đơn nhất. Như vậy sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ. Ngược lại sự chuyển hoá từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định. Thí dụ, sự thay đổi một đặc tính nào đấy của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường diễn ra bằng cách, ban đầu xuất hiện một đặc tính ở một cá thể riêng biệt. Do phù hợp với điều kiện mới, đặc tính đó được bảo tồn, duy trì ở nhiều thế hệ và trở thành phổ biến của nhiều cá thể. Những đặc tính không phù hợp với điều kiện mới, sẽ mất dần đi và trở thành cái đơn nhất.Hay như ở nước ta trước Đai hôi Đảng VI thì kinh tế thị trường, khoán sản phẩm chỉ là cái đơn nhất, còn cái chung là cơ chế bao cấp, nhưng từ sau Đại hội Đảng VI thì kinh tế thị trường trở thành cái chung , còn kinh tế tập trung bao cấp thành cái đơn nhất, chỉ còn tồn tại trong một số ngành như an ninh quốc phòng…
-ý nghĩa phương pháp luận
-Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình, nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người bên ngoài cái riêng.
-Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng nên nhận thức phải nhằm tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng. Trong hoạt động thực tiễn nếu không hiểu biết những nguyên lý chung (không hiểu biết lý luận), sẽ không tránh khỏi rơi vào tình trạng hoạt động một cách mò mẫm, mù quáng. Mặt khác, cái chung lại biểu hiện thông qua cái riêng, nên khi áp dụng cái chung phải tuỳ theo cái riêng cụ thể để vận dụng cho thích hợp. Thí dụ khi áp dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng thời kỳ lịch sử ở mỗi nước để vận dụng những nguyên lý đó cho thích hợp, có vậy mới đưa lại kết quả trong hoạt động thực
-Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định "cái đơn nhất" có thể biến thành "cái chung" và ngược lại "cái chung" có thể biến thành "cái đơn nhất", nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần tạo điều kiện thuận lợi để "cái đơn nhất" có lợi cho con người trở thành "cái chung" và "cái chung" bất lợi trở thành "cái đơn nhất"
Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng vá cái chung nhằm phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam một cách vững chắc, theo kịp các quốc gia khác đồng thời cung cấp cơ sơ vật chất cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.





Chương 2.Vận dụng quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng vào nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

1.Khái niệm kinh tế thi trường
Trên góc độ vĩ mô, thị trường là một phạm trù kinh tế tồn tại một cách khách quan cùng với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa, và lưu thông hàng hóa. Ở đâu và khi nào có sản xuát hang hóa thì ở đó và khi ấy có thị trường. "Khi thị trường, nghĩa là lĩnh vực trao đổi mở rộng ra thì quy mô sản xuất cũng tăng lên,sự phân công sản xuất cũng trở nên sâu sắc hơn". Theo David Begg, "thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về tiêu dùng các mặt hàng nào,các quyết định của người công nhân về việc làm bao lâu,cho ai đều được dung hòa bằng sự điều chỉnh giá cả". Ta cũng có thể định nghĩa thị trường là nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa, nơi cung gặp cầu. Kinh tế thị trường là một hệ thống tự điều chỉnh nền kinh tế, bảo đảm có có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao; dư thừa và phong phú hàng hóa; dịch vụ được mở rộng và coi như hàng hóa thị trường; năng động, luôn luôn đổi mới mặt hàng, công nghệ và thị trường. Đó là một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường , với những đặc trưng cơ bản như: phát triển kinh tế hàng hóa, mở rộng thị trường, tự do kinh doanh, tư do thương mại, tự định già cả, đa dạng hóa sở hữu, phân phối do quan hệ cung-cầu
2.Tính tất yếu phải tiến lên kinh tế thị trường ở Việt Nam
Xét về hoàn cảnh lịch sử, xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta là kinh tế phong kiến. Ngoài ra nước ta vừa mới trải qua hai cuộc chiến tranh giữ nước khốc liệt, mà ở đó, cơ sở vật chất vốn đ• ít ỏi còn bị tàn phá nặng nề.

Sau chiến tranh, ta tiếp tục xây dựng nền kinh tế bao cấp, kế hoạch hoá tập trung dựa trên hình thức sở hữu công cộng về TLSX. Trong thời gian đầu sau chiến tranh, với sự nỗ lực của nhân dân ta, cùng sự giúp đỡ của các nước trong hệ thống XHCN mà mô hình kế hoạch hoá đ• phát huy được tính ưu việt của nó. Từ một nền kinh tế lạc hậu và phân tán, bằng công cụ kế hoạch hoá nhà nước đ• tập trung vào tay mình một lượng vật chất quan trọng về đất đai, tài sản và tiền bạc để ổn định và phát triển kinh tế. Nền kinh tế kế hoạch hoá trong thời kỳ này tỏ ra phù hợp, đ• huy động ở mức cao nhất sức người sức của cho tiền tuyến.

Sau ngày giải phóng miền Nam, trên bức tranh về nền kinh tế nước ta tồn tại một lúc cả ba gam màu: kinh tế tự cấp tự túc, kinh tế kế hoạch hoá tập trung và kinh tế hàng hoá. Do sự không hài hoà giữa các nền kinh tế và sự chủ quan cứng nhắc không cân nhắc tới sự phù hợp của cơ chế quản lý mà chúng ta đ• không tạo ra được động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà còn gây l•ng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường... Lúc này, nước ta đồng thời cũng bị cắt giảm nguồn viện trợ từ các nước XHCN. Tất cả những nguyên nhân đó đ• khiến cho nền kinh tế nước ta trong những năm cuối thập kỷ 80 lâm vào khủng hoảng trầm trọng, đời sống nhân dân bị giảm sút, thậm chí ở một số nơi còn bị nạn đói đe doạ. Nguyên nhân của sự suy thoái này là từ những sai lầm cơ bản như:

• Ta đ• thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất trên một qui mô lớn trong điều kiện chưa cho phép, khiến cho một bộ phận tài sản vô chủ và không sử dụng có hiệu quả nguồn lực vốn đang rất khan hiếm của đất nước trong khi dân số ngày một gia tăng với tỉ lệ khá cao 2, 2%.

• Thực hiện việc phân phối theo lao động cũng trong điều kiện chưa cho phép. Khi tổng sản phẩm quốc dân thấp đ• dùng hình thức vừa phân phối bình quân vừa phân phối lại một cách gián tiếp đ• làm mất động lực của sự phát triển.

Việc quản lý kinh tế của nhà nước lại sử dụng các công cụ hành chính, mệnh lệnh theo kiểu thời chiến không thích hợp với yêu cầu tự do lựa chọn của người sản xuất và người tiêu dùng đ• không kích thích sự sáng tạo của hàng triệu người lao động.
Chính vì việc quá tập trung vào cái bên ngoài cái riêng,đó là những mục tiêu phát triển, xây dựng mà quên đi cái riêng là những sở hữu tư nhân và cá nhân. Điều đó trái với quy luật phát triển và quan hệ giữa cái chung và cái riêng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng,làm kìm hãm sự phát triển kinh tế. Đồng thời trước những đổi thay của tình hình kinh tế thế giới là các nước tư bản chủ nghĩa đã sớm chuyển sang kinh tế thi trường và đạt được những bước tăng trưởng mạnh trong nền kinh tế. Đó là những yêu cầu cấp bách đòi hỏi phải thay đổi phương hướng, con đường nhằm cải thiện nền kinh tế trong nước. Nói cách khác đó là những điều kiện tiên quyết yêu cấu cái chung phải trở thành cái đơn nhất và cái đơn nhất phải trở thành cái chung. Cơ chế quản lí kinh tế từ kế hoạch tập trung phải trở thành nền kinh tế thị trường hội nhập cùng thế giới.
Nếu chúng ta không thực hiện những bước chuyển đổi trên , chúng ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề kinh tế như:

Kết luận
Tiểu luận với đề tài "Biện chứng giữa cái chung và cái riêng và vận dụng vào nền kinh tế thị trường ở Việt Nam" của tui đã nêu ra những kiến thức cơ bản về cái chung và cái riêng, mối quan hệ biện chứng giữa chúng. Cái chung và cái riêng gắn bó chặt chẽ với nhau. Cái chung tồn tại bên trong cái riêng, thông qua cái riêng để thể hiện sự tồn tại của mình, còn cái riêng tồn tại tronh mối liên hệ dẫn đến cái chung. Vận dụng vào nền kinh tế ở Việt Nam, đất nước ta đã tiến hành phát triến nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp thu cái chung của nền kinh tế thế giới nhưng không làm mất cái đơn nhất, bản sắc của nền kinh tế Việt Nam. Thực hiện đúng quy luật phát triển chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đạt mức tăng trưởng kinh tế cao. Tiểu luận đã phân tích thành tựu của nền kinh tế đạt được qua việc vận dụng nguyên lí cơ bản của Mác Lênin.
Tuy đạt được nhiều thành tựu nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục cải thiện những điểm thiếu xót nhằm hoàn thiện nền kinh tế, tiêu biểu là cải thiện nhận thức, thống nhất quan điểm để mỗi cá nhân đều tin tưởng vào nền kinh tế thị trường bản chất xã hộ chủ nghĩa ở nước ta thông qua việc giáo dục tuyên truyền. Đồng thời là tăng cường công tác quản lí của Nhà nước, kích thích các doanh nghiệp cá nhân cạnh tranh phát triển công bằng, lành mạnh. Tích cực hội nhập, học hỏi nền kinh tế quốc tế, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam.Qua đó làm cho nền kinh tế của nước ta năng động, phát triển, hội nhập cùng thế giới.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, ý nghĩa và phương pháp luận Môn đại cương 0
C Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, vận dụng vào Việt Nam ta Luận văn Kinh tế 0
H Quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng và ý nghĩa Kinh tế chính trị 0
C Vận dụng quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vào phát triển các thành phầ Kinh tế chính trị 0
D Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Vận dụng tìm hiểu tâm lý xã hội con ngư Môn đại cương 0
D Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn. Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề này. Sự vận dụng của Đảng ta. Môn đại cương 0
B Biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới kinh tế ở Việt Văn hóa, Xã hội 0
T [Free] Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và đa dạng hoá các hình thức sở Luận văn Kinh tế 0
S [Free] VẬN DỤNG MỐI LIÊN HỆ MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG GIỮA BẢN CHẤT SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG ĐỂ GIẢI QUYẾT Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Biện chứng giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top