tpnguyen210388

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và đa dạng hoá các hình thức sở hữu của Việt Nam





MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Nội dung 2

I. Lý luận chung. 2

1. Thế nào là lực lượng sản xuất? 2

2. Phạm trù sở hữu và cơ cấu sở hữu trong giai đoạn trước đây (trước 1986) 4

II. Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và đa dạng hoá các hình thức sở hữu của Việt Nam. 5

1. Mội số vấn đề về phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay. 5

2. Sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu ở Việt Nam. 6

3. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. 7

4. Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất với đa dạng hoá các hình thức sở hữu. 9

Kết luận 11

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Mục lục
Lời nói đầu
Nền văn minh nhân loại suy cho cùng là do sự phát triển đúng hướng của lực lượng sản xuất quyết định. Do đó việc nghiên cứu quy luật vận động và những hình thức phát triển cảu lực lượng sản xuất là một vấn đề hết sức quan trọng.
Thời kỳ quá độ nên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc toàn diện và triệt để về mọi mặt, từ xã hội cũ sang xã hội mới xã hội XHCN. Thời kỳ đó bắt đầu từ khi giai cấp vô sản lên nắm chính quyền cách mạng vô sản thành công vang dội và kết thúc khi đã xây dựng song cơ sở kinh tế chính trị tư tưởng của xã hội mới. Đó là thời kỳ xã hội từ lực lượng sản xuất mới dẫn đến quan hệ sản xuất mới, quan hệ sản xuất mới hình thành lên các quan hệ sở hữu mới. Từ cơ sở hạ tầng mới hình thành lên kiến trúc thượng tầng mới. Song trong một thời gian dài chúng ta đã không nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội về quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo lên tính đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam từ đó tạo lên tính đa dạng của nền kinh tế nhiều thành pần. Thực tế cho thấy một nền kinh tế nhiều thành phần phải bao gồm nhiều hình thức sở hữu trong giai đoạn xưa kia. Vì vậy nghiên cứu quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá các loại hình sơ hữu ở Việt Nam có vai trò quan trọng mang tính cấp thiết cao vì thời đại ngày nay chính là sự phát triển của nền kinh tế thị trường hàng hoá nhiều thành phần. Nghiên cứu vấn đề này chúng ta còn thấy được ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn của nó hết sức sâu sắc.
Nội dung
I. Lý luận chung.
1. Thế nào là lực lượng sản xuất?
Lực lượng sản xuất là mối quan hệ của con người với tự nhiên hình thành trong quá trình sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở trình độ khống chế tự nhiên của con người. Đó là kết quả năng lực thực tiễn của con người tác động của tự nhiên tạo ra của cải vật chất đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài người.
Trong cấu thành của lực lượng sản xuất hai thành phần chủ yếu là tư liệu sản xuất và con người lực lượng. Trong đó tư liệu sản xuất đóng vai trò là khách thể, coi con người lao động chính chủ thể.
Tư liệu sản xuất được cấu thành từ hai bộ phận đó là đối tượng lao động và tư liệu lao động. Tư liệu lao động là một hay nhiều vật mà lao động của con người thông qua nó tác động vào đối tượng lao động, nó dẫn truyền tích của sự tác động của con người vào đối tượng lao động. Tư liệu lao động bao gồm công cụ sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật liên quan đến sản xuất gọi là phương tiện lao động.
Đối tượng lao động gồm có ba loại, một loại có sẵn trong tự nhiên, thứ hai là loại sản phẩm đã qua chế biến cuối cùng là những vùng tự nhiên không thuộc về giới hạn của lao động trực tiếp.
Toàn bộ những vùng của bản thân giới tự nhiên được con người trực tiếp sử dụng đưa vào sản xuất đó là toàn bộ những thứ của tự nhiên, có sẵn trong tự nhiên và là sản phẩm mà tự nhiên dâng hiến cho con người. Tuy nhiên để không lãng phí tài nguyên con người cần biết tìm kiếm khai thác và sử dụng hợp lý.
Những sản phẩm không có sẵn trong tự nhiên nhà máy và do con người sáng tạo ra bằng chính sức lao động của mình. Những sản phẩm này rất đa dạng và phong phú ngày càng hoàn thiện gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất và thành tựu mới của khoa học kỹ thuật.
Tư liệu lao động dù có tinh xảo và hiện đại đến đâu chăng nữa nhưng nếu tách khỏi người lao động thì cũng không phát huy được tác dụng của nó. Chính vì vậy mà Lênin đã viết: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”. Người lao động với những kinh nghiệm, thói quen lao động biết sử dụng tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất: Tư liệu sản xuất với tư cách là khách thể của lực lượng sản xuất, và nó chỉ phát sinh tác dụng khi nó được kết hợp với lao động sống của con người. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã khảng định: “Sự nghiệp phát triển kinh tế đặt con người lên vị trí hàng đầu, vị trí trung tâm thống nhất, tăng trưởng kinh tế với cong bằng khoa học và tiến bộ xã hội”.
Người lao động với tư cách là một bộ phận của lực lượng sản xuất xã hội phải là người có thế lực, có tri thức văn hoá có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao có kinh nghiệm và thói quen tốt, phẩm chất tư cách lành mạnh, lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm cao với công việc, xưa và nay, do chưa chú trọng đúng mức đến vị trí của người lao động, chúng ta không biết khai thác và phát huy hết mọi sức mạnh của nhân tố con người đành rằng năng lực và kinh nghiệm sản xuất mà con người phụ thuộc vào những tư liệu sản xuất hiện có mà họ đang sử dụng. Nhưng họ tích cực sáng tạo, chủ động củ họ bao giờ cũng là động lực trực tiếp thúc đẩy tốc độ quy mô, hiệu quả và chất lượng của nền sản xuất. Thiếu nó sản xuất sẽ mất đi sinh khí.
Vậy phải thấy được con người là sản phẩm phát triển của công cụ sản xuất thích ứng, phải gắn với trình độ văn hoá khoa học, kỹ thuật, thể chất năng lực và trí tuệ.
Ngày nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển cùng với các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã tạo ra bước nhảy vọt lớn trong lực lượng sản xuất khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, công cụ thành tựu khoa học ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào trong sản xuất. Do đó cơ cấu lao động sẽ thay đổi theo xu hướng có quy luật là tỷ trọng của lao động trí tuệ - lao động phức tạp ngày càng tăng, càng chiếm ưu thế. Các yếu tố của lực lượng sản xuất có quan hệ biện chứng với nhau phản ánh tính chất và trình độ khống chế tự nhiên của con người. Trình độ khống chế tự nhiên càng cao, phản ánh sự phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, lao động trí óc thay thế dần lao động chân tay.
2. Phạm trù sở hữu và cơ cấu sở hữu trong giai đoạn trước đây (trước 1986)
a) Sở hữu là gì? quá trình phát triển của nó?
Theo quan niệm của Mác: “Sở hữu được biểu hiện trong những hình thái hiện thực của quan hệ sản xuất ”. Sở hữu là nội dung bên trong của chính thể mang tính thống nhất. Tính hiện thực của sở hữu chỉ được nhận thức một cách gián tiếp thông qua các quan hệ giữa các thành tố của quan hệ sản xuất chứ không thể nhận thức một cách trực tiếp vì sở hữu là tổng hoà các quan hệ sản xuất. Sở hữu đồng thời là sự chiếm hữu. Chiếm hữu bộc lộ qua hình thái giao tiếp vật chất tương ứng của một trình độpt của sản xuất mà cụ thể là sự phân công lao động mang tính chất xã hội.
Như vậy sở hữu là mối quan hệ con người - con người trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất cùng với các điều kiện sản xuất do đó sở hữu là một mặt của quan hệ sản xuất. Sự hình thành và phát triển của sở hữu là một quá trình ...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top